Lựa chọn contactor

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CÂN VÀ PHÂN LOẠI BAO BÌ ĐÓNG GÓI GẠO DÙNG PLC S7 200 (Trang 37)

c. Các vùng nhớ, vùng dữ liệu, các qui định về dữ liệu và cách truy cập địa chỉ trên PLC.

3.2.3. Lựa chọn contactor

Contactor là loại khí cụ điện để đóng cắt thường xuyên các mạch điện động từ xa bằng tay hay tự động. Contactor có 2 vị trí: đóng/cắt được chế tạo có số lần đóng cắt lớn, tần số đóng cắt có thể tới 1500 lần trong 1 giờ.

Ta lựa chọn contactor theo các yêu cầu sau:

- Điện áp định mức: Là điện áp của mạch điện tương ứng mà tiếp điểm chính phải đóng/cắt có các cấp: 110V, 220V, 440V một chiều và 127V, 220V, 380V, 500V xoay chiều. Cuộn hút có thể làm việc bình thường ở điện áp trong giới hạn từ 85% đến 105% Udm

- Dòng điện định mức: Là dòng điện đi qua tiếp điểm chính trong chế độ làm việc gián đoạn-lâu dài, nghĩa là ở chế độ này thời gian contactor ở trạng thái đóng không quá lâu 8h. Contactor hạ áp có các cấp dòng thông dụng:10, 20, 25, 40,60, 75, 100, 150, 250, 300. Nếu đặt contactor trong tủ điện thì dòng điện định mức phải lấy thấp hơn 100% vì làm mát kém, khi làm việc dài hạn thì chọn dòng điện định mức nhỏ hơn nữa.

- Khả năng đóng cắt: Đối với contactor xoay chiều dùng để điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha roto lồng sóc cần có khả năng đóng yêu cầu dòng điện bằng 1.2-1.4 Idm. Khả năng cắt với contactor xoay chiều phải đạt bội số khoảng 10 lần dòng điện định mức khi tải cảm.

- Hệ thống tiếp điểm: Phải chịu được độ mài mòn về điện và cơ trong các chế đô làm việc nặng nề, có tần số thao tác đóng cắt lớn.

Chọn contactor cho động cơ 1.5kW:

Ta có Ict=Itt*k

Với k là hệ số khởi động k = 1.2 1.4; chọn k = 1.3 Vậy Ict=1.3*3.3=4.29 (A)

Với k là hệ số khởi động k = 1.2 1.4; chọn k = 1.3 Vậy Ict=1.3*13.7=17.81 (A)

Vì vậy ta lựa chọn contactor 3P LS,MC-22a của hãng LS, số lượng 1 cái.

Hình 3.4 Contactor

Bảng 3.4 Tổng hợp thông số kĩ thuật contactor Loại

MC-6a MC-22a

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CÂN VÀ PHÂN LOẠI BAO BÌ ĐÓNG GÓI GẠO DÙNG PLC S7 200 (Trang 37)