0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Giải pháp đầu tư nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý và kha

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2012 (Trang 66 -66 )

Đối với cán bộ quản lý cảng

+ Việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cần đảm bảo đồng bộ và hiệu quả. Trong quản lý, phải quan tâm để đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.

+ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, cũng như nghiệp vụ của các cán bộ quản lý theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, để có thể đáp ứng với yêu cầu hội nhâp kinh tế quốc tế. Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng, bởi hoạt động của cảng biển chủ yếu liên quan đến các nước ngoài, nên đòi hỏi việc quản lý cảng biển phải tuân theo các trình tự của thế giới, và bắt kịp với kiến thức chung của nhân loại.

+ Trong quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, không chỉ quan tâm đến kiến thức nghiệp vụ, mà còn phải giáo dục ý thức đạo đức, đẩy lùi nạn tham nhũng

SV: Lê Đào Lệ Linh

Lớp: Kinh tế đầu tư 51E

tiêu cực. Bởi vì các cán bộ quản lý không phải chỉ là những người có năng lực; mà còn cần có đạo đức, phẩm chất tốt, có lối sống lành mạnh.

Đối với đội ngũ công nhân viên phục vụ tại cảng

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công việc của đội ngũ công nhân viên, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

+ Hệ thống lương thưởng, và các khoản phúc lợi phải rõ ràng, công khai, công bằng theo đúng năng lực thực sự của từng người, căn cứ trên năng suất lao động của họ.

+ Tăng cường liên kết đào tạo và đào tạo lại với các tổ chức quốc tế, các trường Đại học, trung học nghề của nước ngoài nhằm nâng cao tay nghề, kỹ năng nghiệp vụ, và tăng cường học hỏi thêm kiến thức mới cho đội ngũ công nhân, đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.

Đối với đào tạo nâng cao trình độ quản lý kinh doanh

Trong những năm sắp tới, cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo và thu hút chất xám. Cán bộ kinh doanh hàng hải không chỉ cần có trình độ kiến thức liên quan đến vận tải, ngoại thương, kỹ thuật… mà còn cần có trình độ ngoại ngữ nhất định. Để có thể cạnh tranh công bằng với các cảng biển nước ngoài, thậm chí vươn xa hơn nữa là thắng các cảng biển đó, ngay từ bây giờ, ngoài việc củng cố về tổ chức và đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, các cảng biển Việt Nam cần có những biện pháp, chính sách bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực chuyên môn về lĩnh vực hàng hải nói chung, và cảng biển nói riêng.

Như vậy, đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế không phải dễ. Cần đặc biệt chú trọng đến việc đào vào vấn đề ngoại ngữ, trình độ, kỹ thuật chuyên môn và hiểu biết các vấn đề luật pháp có liên quan. Kết hợp nhiều hình thức đào tạo trong và ngoài nước, phát huy vai trò của Hiệp hội cảng biển Việt Nam trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Nguồn vốn đào tạo do các doanh nghiệp tự tài trợ là chính, ngoài ra có thể tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật và vốn của các tổ chức nước ngoài.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

KẾT LUẬN

Nhờ có những lợi thế nhất định về điều kiện tự nhiên, hệ thống cảng biển Việt Nam đã trở thành một bộ phận quan trọng, đóng vai trò then chốt trong hệ thống vận tải quốc gia, đặc biệt là đối với lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại thế giới), sự giao lưu và trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng tăng lên nhanh chóng, do không còn chịu sự phân biệt đối xử trong các quan hệ thương mại quốc tế và làn sóng đầu tư vào Việt Nam ngày một tăng.

Đứng trước những cơ hội trên, việc đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam một cách đồng bộ, với trình độ tiên tiến hiện đại, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế vừa là nhu cầu cần thiết, vừa là một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất hiện nay của những nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nhà nước. Bởi đây là điều kiện cơ bản để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, tạo cơ sở quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách toàn diện, và phát triển một cách bền vững kinh tế đất nước.

Những năm qua, về cơ bản, hệ thống cảng biển Việt Nam đã đạt được những mục tiêu đề ra, đảm bảo lượng hàng hoá thông qua góp phần tích cực vào tốc độ tăng trưởng GDP trong suốt thời gian dài, bước đầu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém, cũng như sự thiếu đồng bộ, chưa có sự tính toán khoa học và đặc biệt thiếu tầm nhìn về chiến lược, quy hoạch. Dựa trên sự phân tích về những bất cập, tồn tại, cần nghiên cứu để thực hiện một loạt các giải pháp mang tính đồng bộ, hệ thống nhằm góp phần hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng cảng biển của nước ta; đồng thời, nâng cao vị thế của cảng biển nước ta trong khu vực và trên trường thế giới.

SV: Lê Đào Lệ Linh

Lớp: Kinh tế đầu tư 51E

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Hàng hải Việt Nam 2005

2. ESCAP (1991), Hướng dẫn về các quan hệ pháp luật liên quan đến cảng biển.

3. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS. Từ Quang Phương (2010), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. TS. Đinh Đào Ánh Thủy, Bài giảng môn Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ.

6. Cục Hàng hải Việt Nam (2009), Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

7. TVSI (26/10/2009), Báo cáo phân tích ngành cảng biển.

8. Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020.

9. Quyết định 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

10. Trang Web:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.mpi.gov.vn)

- Cục Hàng hải Việt Nam (www.vinamarine.gov.vn) - Hiệp hội cảng biển Việt Nam (www.vpa.org.vn)

- Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (www.vinalines.com.vn)

- Trang web về vận tải container (www.container-transportation.com) - Xí nghiệp xây dựng công trình cảng (www.congtrinhcang.vn)

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT

TRIỂN CẢNG BIỂN...3

1.1. Khái niệm đầu tư phát triển cảng biển...3

1.1.1. Cảng biển...3

1.1.1.1. Khái niệm cảng biển ...3

1.1.1.2. Phân loại cảng biển ...4

1.1.1.3. Chức năng của cảng biển ...4

1.1.2. Khái niệm đầu tư phát triển cảng biển...6

1.2.1. Sự cần thiết của đầu tư phát triển cảng biển...6

1.2.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển cảng biển...7

1.5. Các nguồn vốn đầu tư phát triển cảng biển...10

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC...51

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM...51

3.1. Định hướng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030...51

3.2. Các nhóm giải pháp hoàn thiện công tác đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam...59

3.2.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam ...59

3.2.2. Giải pháp huy động đa nguồn vốn nhằm nâng cao năng lực đầu tư phát triển hạ tầng hệ thống cảng biển...61

3.2.3. Giải pháp đầu tư nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý và khai thác...66

... 67

KẾT LUẬN...68

SV: Lê Đào Lệ Linh

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa ...Error: Reference source not found

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT

TRIỂN CẢNG BIỂN...3

1.1. Khái niệm đầu tư phát triển cảng biển...3

1.1.1. Cảng biển...3

1.1.1.1. Khái niệm cảng biển ...3

1.1.1.2. Phân loại cảng biển ...4

1.1.1.3. Chức năng của cảng biển ...4

1.1.2. Khái niệm đầu tư phát triển cảng biển...6

1.2.1. Sự cần thiết của đầu tư phát triển cảng biển...6

1.2.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển cảng biển...7

1.5. Các nguồn vốn đầu tư phát triển cảng biển...10

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC...51

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM...51

3.1. Định hướng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030...51

3.2. Các nhóm giải pháp hoàn thiện công tác đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam...59

3.2.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam ...59

3.2.2. Giải pháp huy động đa nguồn vốn nhằm nâng cao năng lực đầu tư phát triển hạ tầng hệ thống cảng biển...61

3.2.3. Giải pháp đầu tư nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý và khai thác...66

... 67

KẾT LUẬN...68

Biểu đồ 2.1: Vốn đầu tư phát triển chia theo cơ cấu nguồn vốn iai đoạn 2006 - 2012 ...Error: Reference source not found

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

Biểu đồ 2.2: Vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cảng biển giai đoạn 2006 - 2012...Error: Reference source not found Biểu đồ 2.3: Vốn ODA dành cho đàu tư phát triển cảng biển iai đoạn 2006 - 2012 ...Error: Reference source not found Biểu đồ 2.4: Vốn liên doanh và FDI đầu tư cho giai đoạn 2006 - 2012...Error:

Reference source not found

Biểu đồ 2.5: Doanh thu lợi nhuận từ năm 2006 – 2012. . .Error: Reference source not found

SV: Lê Đào Lệ Linh

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

... ... ... ... ... ... ... ... ...

SV: Lê Đào Lệ Linh

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2012 (Trang 66 -66 )

×