3.2.1.1. Về công tác xây dựng quy hoạch phát triển cảng
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cần được rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung kịp thời với tầm nhìn xa hơn. Hiện tại, Bộ Giao thông vận tải tập trung hoàn thành các quy
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
hoạch như quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030…
Nội dung quy hoạch phát triển cảng cần làm rõ nội dung cũng như đặc điểm, chức năng, quy mô xây dựng, mô hình quản lý tổ chức, cơ chế chính sách để phát triển và cơ chế huy động vốn đầu tư cho phát triển cảng biển và đội tàu, quy hoạch phát triển luồng ra vào cảng; đồng thời, thể hiện rõ mối liên quan giữa quy hoạch phát triển cảng với quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải nối cảng (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không) và quy hoạch phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp…
Khi định hướng quy hoạch phát triển cảng biển trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp cải tạo, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất của các cảng hiện hữu, cần tập trung vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế (tránh trường hợp như Vân Phong hiện tại khi không tìm huy động được vốn cần thiết để tiếp tục tiến hành đầu tư), một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container than quặng và dầu quy mô lớn, được trang bị máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại. Xu hướng phát triển của cảng biển trong thời gian tới là ngày càng tiến ra biển, nên các địa phương cần có quy hoạch cần thiết các khu vực đổ chất nạo vét để tôn tạo luồng lạch, mở rộng diện tích làm kho bãi. Do kinh nghiệm của tư vấn từ các nước bạn đối với các vấn đề cần nghiên cứu về cảng biển cần hạn chế, Thủ tướng đã đồng ý cho thuê tư vấn nước ngoài lập, tham gia lập quy hoạch hoặc thẩm định các quy hoạch.
3.2.1.2. Cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cảng
Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có hai loại hình cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cảng theo tiến độ chung. Một số nội dung cần được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cập nhật, bổ sung, điều chỉnh sớm; vì các nhà đầu tư đang chờ các quy hoạch để triển khai các thủ tục đầu tư tiếp theo.
Hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đã cho chỉ đạo những hạng mục cần được cập nhật, bổ sung, điều chỉnh sớm để các địa phương (có đủ điều kiện) cho phép triển khai đầu tư như: cảng cửa ngõ Lạch Huyện (Hải Phòng) (sử dụng vốn ODA, đã đuợc khởi công vào tháng 4/2013) cho tàu tải trọng 50.000- 80.000 DWT; cảng tổng hợp Vinashin Đình Vũ cho tàu trọng tải 10.000 DWT đầy tải, cùng tàu lớn non vào làm hàng; cảng chuyên dùng, cảng tổng hợp Tiền Giang (đoạn sông Soài Rạp dài 6km liền kề sông Vàm Cỏ) và cảng chuyên dùng khu vực cửa sông Ninh Cơ
SV: Lê Đào Lệ Linh
Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
(Nam Định); cảng chuyên dùng than tại vịnh Sơn Dương (Hà Tĩnh); cảng chuyên dùng của nhà máy thép Posco (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Bộ Giao thông vận tải đã được Thủ tướng cho phép cảng chuyên dụng PVC Cái Mép bổ sung chức năng chuyên dùng phục vụ khu công nghiệp Cái Mép về hàng thép, hàng container và tôn hoa sen; bến cảng tổng hợp, chuyên dùng và luồng ra vào cảng của khu vực Gò Dầu cho tàu có trọng tải lên đến 30.000 DWT; bổ sung vào quy hoạch khoảng 700m (về phía thượng lưu cảng tổng hợp Cái Lái 1) thuộc khu công nghiệp Phú Hữu (Quận 9, TP Hồ Chí Minh), nâng tổng chiều dài khu vực này lên xấp xỉ 1.000m để đủ quỹ đất xây dựng một cảng tổng hợp tiên tiến hiện đại; cảng nhà máy nhiệt điện Ô Môn, cảng X55, cảng chuyên dùng của khu công nghiệp tàu thuỷ Hậu Giang.
Bộ Giao thông vận tải cũng đã được Thủ tướng chấp thuận chỉ đạo Bộ Tài chính sớm ban hành các cơ chế tài chính liên quan cho các doanh nghiệp cảng trong diện di dời cảng biển; Ủy ban nhân dân các địa phương có các cảng di dời đi, đến cần sớm phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, và sớm chấp thuận nguyên tắc cho phép lập các dự án đầu tư di dời theo hình thức chuyển đổi công năng các địa điểm cũ… để tạo điều kiện sử dụng lại lao động tại chỗ và sớm ổn định sản xuất kinh doanh.