L ỜI NÓI ĐẦU
5. Cấu trúc của đề t ài:
2.5.5 Tổng lượng chất thải rác phát sinh qua các năm và xu hướng gia
tăng trong những năm tới ở quận Tây Hồ
Bảng 2.6 : Tổng lượng rác thải phát sinh trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2004-2008
Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty môi trường đô thị Tây Đô giai đoạn
2004-2008
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Khối lượng rác
(tấn)
Biểu đồ 2.3: Khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2004-2008
Khối lượng rác phát sinh ở quận Tây Hồ giai đoạn 2004-2008 (tấn) 19.715 18.570 16.850 15.200 13.750 0 5000 10000 15000 20000 25000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm K h ố i lư ợ n g r á c (t ấ n ) Khối lượng rác (tấn) Nguồn: Tác giả tự xử lý. Nhận xét:
Khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn quận Tây Hồ trong 5 năm gần
đây (2004-2008) ngày càng tăng, năm 2004 là 13.750 tấn đến năm 2008 là 19.715 tấn, như vậy tỉ lệ tăng là 43,38%. Chỉ trong vòng 5 năm mà khối lượng rác thải đã tăng 5.965 tấn, trung bình mỗi năm 1.193 tấn. Trong đó là
năm 2005 lượng rác tăng so với năm 2004 là 1.450 tấn tương đương với 10,55%; năm 2006 là 3.100 tấn tương đương với 22,55%; năm 2007 là 4.820 tấn ứng với 35,05%; năm 2008 tăng là 5.965 tấn ứng với 43,38%. Như vậy
tốc độ gia tăng chất thải trên địa bàn quận Tây Hồ ngày càng nhanh.
Nguyên nhân của việc chất thải ngày càng tăng trên địa bàn quận Tây Hồ:
Tỷ lệ gia tăng dân số và gia tăng cơ học ở quận Tây Hồ là khá cao, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên mỗi năm trung bình là 1,232% tương ứng với mỗi năm tăng 1.425 người một năm. Từ tỷ lệ gia tăng dân số như vậy kéo theo
Không chỉ riêng chất thải sinh hoạt gia tăng mà tất cả các loại chất thải khác
cũng tăng theo như chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp, chất thải y tế…
Cơ cấu kinh tế của quận có sự chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp. Các
ngành xây dựng cơ bản, công nghiệp tăng nhanh kéo theo sự gia tăng nhanh
chóng các loại chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp…Kinh tế tăng trưởng
nhanh tạo tiền đề vật chất cho một số ngành dịch vụ phát triển như ngành giặt
là, công nghiệp chế biến thực phẩm, may mặc, giày dép, đồ da…dẫn đến việc gia tăng chất thải ngày càng nhiều hơn.
Trên địa bàn quận Tây Hồ có địa điểm du lịch thu hút khách du lịch Công viên nước Hồ Tây, hàng năm có rất nhiều khách du lịch trong nước
cũng như quốc tế tới đây vui chơi, giải trí. Chính vì vậy mà lượng chất thải phát sinh trên địa bàn quận cũng tăng lên.
Thu nhập bình quân hàng tháng của người dân tăng cao, đời sống nâng
lên vì thế mà họ tiêu dùng nhiều hơn trong sinh hoạt dẫn tới lượng rác thải
thải vào môi trường cũng tăng lên.
Như vậy, qua một số nguyên nhân cơ bản như trên mà chúng ta thấy được xu hướng tiếp tục gia tăng chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ. Chất
thải có thành phần ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại. Một yêu cầu cần đặt ra là cần phải phân loại rác. Nếu việc phân loại rác tại nguồn mà
được thực hiện sẽ đem rất nhiều lợi ích cả về mặt quản lý, mô trường, kinh tế
và xã hội.