L ỜI NÓI ĐẦU
5. Cấu trúc của đề t ài:
3.4 Giải pháp và đề xuất:
3.4.1.Giải pháp
Việc xã hội hóa chỉ đúng hướng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khi có sự
phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, sự hưởng ứng nhiệt tình của các thành phần kinh tế và sự tham gia rộng rãi của nhân dân... Để công tác xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nói riêng vá công tác bảo vệ môi trường nói chung có được thành công, thì rất cần đến sự hợp thành của
tổng hòa những giải pháp như sau:
Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, giáo dục và thống nhất nhận thức
chung về xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nói
riêng và xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung.
Đây là việc cần thiết để tạo sự đồng thuận xã hội cao, cũng như để ngăn
chặn những lệch lạc và lạm dụng trong quá trình triển khai các hoạt động xã hội hóa cung cấp dịch vụ đô thị. Nội dung thông tin, tuyên truyền không chỉ
xoay quanh việc giải thích chủ trương, đường lối, chính sách xã hội hóa công
tác này, mà quan trọng hơn là cần thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy hoạch, kế hoạch, dự án xã hội hóa các dịch vụ đô thị, để cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư ngoài khu vực kinh tế nhà nước tiếp cận thuận lợi, đầy đủ, cập nhật các thông tin này, từ đó hình thành các quyết định đầu tư cần thiết, đúng định hướng.
Cần có quy định bắt buộc các cơ quan quản lý nhà nước, các sở, ngành (hiện
vừa là cơ quan quản lý nhà nước, vừa là cơ quan chủ quản một số doanh
tin theo yêu cầu cho các đơn vị kinh tế ngoài nhà nước có nhu cầu tham gia vào mô hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Thứ hai, mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ thu gom, xử lý, vận
chuyển chất thải rắn và cổ phần hóa các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đang và sẽ tham gia xã hội hóa các dịch vụ đô thị trong các khâu trên.
Có thể nói ở một mức độ nào đó kết quả hoạt động xã hội hóa công tác này phụ thuộc chặt chẽ với mức độ tự do hóa các hoạt động kinh doanh dịch vụ
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Hiện nay với xu hướng chung thì khu vực kinh tế tư nhân tham gia ngày càng sâu, rộng hơn vào nhiều lĩnh vực
của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có các dịch vụ đô thị mà cụ thể là các công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Nước ta cũng cần ngày càng mở rộng cửa, thực hiện tự do hóa kinh doanh trong các dịch vụ liên quan trong các khâu của công tác này. Tuy nhiên, cần có cơ chế quản lý để tránh
việc cung cấp các dịch vụ này diễn ra theo kiểu mạnh thành phần kinh tế nào thì bên ấy làm, cạnh tranh tự do, tự phát, thiếu sự hợp tác, gắn kết giữa các
doanh nghiệp, đơn vị thuộc các thành phần kinh tế.
Thực tế đã cho thấy rằng, các công ty cổ phần đa sở hữu là loại hình tổ chức
có hiệu quả các hoạt động kinh tế, có lợi thế cho phép đáp ứng nguyên lý chia sẻ rủi ro kinh doanh, vượt qua các hạn chế về nguồn lực và thị trường của
từng nhà kinh doanh đơn lẻ, độc lập, cũng như cho phép sự tham gia của xã hội ở mức cao nhất các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
thông qua sự tham gia cổ phần của các cổ đông. Đó cũng chính là điểm mạnh
của việc cổ phần hóa doanh nghiệp. Vì vậy, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang cung ứng dịch vụ môi trường và thành lập các công ty cổ phần
mới (thậm chí các tập đoàn) tham gia cạnh tranh cung cấp các dịch vụ môi trường là một khuynh hướng cần được xem xét lựa chọn trong cách thức tổ
góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hóa, mà còn đưa xã hội hóa lên một tầm
cao và sắc thái mới, đầy đủ, trực tiếp hơn.
Thứ ba, hoàn thiện môi trường pháp lý, điều chỉnh chính sách, nâng cấp các
ưu đãi tài chính và tạo thuận lợi cao nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu
tư tham gia xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Các chủ trương, chính sách về xã hội hóa công tác này hay công tác bảo vệ môi trường nói chung nhất thiết phải được thể chế hóa bằng các quy định, quy
phạm pháp luật cụ thể và có hiệu lực, đi kèm với các công cụ chế tài nghiêm khắc cả về tài chính, lẫn hành chính, đối với các hành vi vi phạm từ các phía
có liên quan. Khuyến khích tài chính và ưu đãi cần thiết để thúc đẩy xã hội
hóa công tác này:
Giảm thiểu các nghĩa vụ tài chính như thuế, phí và các chi phí tham gia thị trường của doanh nghiệp tham gia xã hội hóa.
Mở rộng quyền thu và phạt tài chính của doanh nghiệp gắn với chất lượng
dịch vụ môi trường do mình cung cấp.
Áp dụng rộng rãi và nghiêm túc hình thức đấu thầu công khai và bình đẳng việc cung cấp các dịch vụ môi trường theo đơn đặt hàng ổn định.
Các cơ quan quản lý ngân sách nhà nước cần chủ động sử dụng công cụ
ngân sách hoặc các quỹ tài chính có nguồn gốc ngân sách để trực tiếp hỗ trợ
có thời hạn và điều kiện cho doanh nghiệp, như hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ
trợ đào tạo, hỗ trợ bù giá chênh lệch trong kinh doanh và hỗ trợ sắp xếp lao động trong các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn hoặc chịu ảnh hưởng bất lợi trực tiếp từ xã hội
hóa .
Thứ tư, thể chế hóa sự tham gia giám sát của xã hội và dân chủ hóa quá
trình xã hội hóa đầu tư vào công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
Sự cần thiết của việc tăng cường dân chủ hóa, mở rộng sự giám sát trực tiếp
của người dân, báo chí và các cơ quan giám sát xã hội các cấp khác như Quốc
hội, Hội đồng nhân dân, các đoàn thể thành viên Mặt trận tổ quốc và cơ quan báo chí, thông tin đại chúng đối với các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, làm được điều này sẽ nâng cao hiệu quả của việc thực hiện mô hình xã hội hoá. Thể chế hóa việc giám sát xã hội, đảm bảo dân chủ và xử lý kịp thời
các phát hiện sai phạm quy định về xã hội hóa là một trong các điều kiện và
động lực mạnh mẽ và quan trọng hàng đầu để quá trình xã hội hoá công tác
thu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phát triển đúng hướng, đúng
mục tiêu...
Thứ năm, thực hiện phân phối công bằng các lợi ích thụ hưởng và các chi
phí phải gánh chịu cho mục đích đảm bảo hiệu quả cao của công tác thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Trước hết, cần bảo đảm yêu cầu: người sản sinh ra phế thải và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường sẽ phải trực tiếp chịu trách nhiệm tài chính về
hậu quả do mình gây ra, theo mức lũy tiến tương ứng với sự gia tăng các hậu
quả đó.
Người được hưởng lợi từ việc sử dụng những sản phẩm và dịch vụ
trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thì phải trả tiền,
cũng với mức lũy tiến theo mức thụ hưởng.
Đồng thời, các biện pháp tài chính được đưa ra, tăng áp dụng công
nghệ cao không có chất thải hoặc sử dụng nguyên liệu tái chế, nguyên nhiên liệu không gây ô nhiễm.
Thứ sáu, lồng ghép giải quyết vấn đề công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn với công tác xoá đói, giảm nghèo, gắn kết lợi ích công tác này với lợi ích và cuộc sống mưu sinh hàng ngày của người dân, nhất là dân nghèo.
Không thể cô lập và tách rời công tác này với các hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác xoá đói, giảm nghèo. Vì mô hình xã hội hoá công tác này cần có sự tham gia của chính những người dân trên địa bàn. Điều cần lưu ý là các công cụ tài chính phải được sử dụng mềm dẻo, hợp lý nhằm hạn chế thấp
nhất mặt trái của chúng dẫn đến kìm hãm phái triển kinh tế, làm gia tăng đói
nghèo hoặc buộc người dân vi phạm chúng do những bức bách của nhu cầu mưu sinh.
Vì vậy, cần có kế hoạch dài hạn chủ động rà soát, điều chỉnh, thay thế, nâng
cấp, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý về về công tác, cụ thể hoá
cho từng nhóm tác nhân, hành vi xả thải; cho từng loại chất thải (chất thải
công nghiệp, chất thải y tế, chất thải sinh hoạt, chất thải xây dựng…; cho từng đối tượng chấp hành cụ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động tạo ra chất
thải. Quy định rõ cả những tiêu thức, chỉ tiêu, định mức, định lượng và định
tính cho các vi phạm bảo vệ môi trường và mức xử phạt tương ứng. Cần khẩn
trương xây dựng, hoàn chỉnh và công khai hoá các quy định pháp lý cho sự
tham gia của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước (hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, kể cả công ty nước ngoài) vào các hoạt động trên, cũng như
các hoạt động khác liên quan đến bảo vệmôi trường.
Các quy định pháp lý liên quan đến công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn cần được điều chỉnh theo hướng tăng cường phân cấp quản lý
các hoạt động trong từng khâu trên cho các quận, huyện, xã, phường và cơ sở
trực tiếp hoạt động trên địa phương. Sự phân cấp nhiệm vụ, yêu cầu về vệ sinh môi trường được khép kín, tập trung và bao quát, tạo thuận lợi cho sự
chủ động của địa phương, cơ sở, cũng như phát huy sức mạnh, lợi thế, năng
lực, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ sở được phân cấp trong tổng thể mạng lưới, guồng máy hoạt động trong các khâu của thành phố; đồng thời, cần gắn
Ngoài ra, cần có những quy định cụ thể về yêu cầu, nội dung, phương thức,
chế độ kiểm tra, giám sát, kế toán và kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo mục
tiêu, yêu cầu và hiệu quả của các hoạt động quản lý chất thải, xã hội hoá và phân cấp vệ sinh môi trường. Đặc biệt, cần thành lập và phân bố thuận lợi, đồng thời thông báo rộng rãi cho nhân dân biết và tiếp cận dễ dàng với các cơ
quan tiếp nhận và xử lý các tranh chấp, khiếu kiện và tố giác về các hành vi xâm hại đối với vấn đề phát sinh chất thải diễn ra hàng ngày trên từng khu
phố, quận, huyện, xã, phường, khu vực dân cư và các khu chức năng, khu,
cụm công nghiệp tập trung và làng nghề ở địa phương. Các cơ quan này phải
có trách nhiệm và đủ quyền hạn tiếp nhận, giải quyết theo chế độ "một cửa"
tất cả các khiếu kiện và nguyện vọng bằng miệng trực tiếp, điện thoại hoặc đơn thư về các hoạt động quản lý môi trường của nhân dân và các tổ chức,
doanh nghiệp có liên quan.
Thứ bảy, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ, nhân viên tham gia vào
mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Cùng với việc tăng cường thông tin - tuyên truyền giáo dục nhận thức rộng
rãi trong nhân dân, cần quan tâm đúng mức đến đội ngũ người lao động, cán
bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn theo hướng chuyên nghiệp hoá, tiêu chuẩn hóa, phân công rõ trách nhiệm,
quyền hạn và đãi ngộ xứng đáng cả về vật chất, lẫn tinh thần cho từng người,
từng chức danh cụ thể.