- Tăng cƣờng công tác dự báo và kế hoạch hoá sự nghiệp giáo dục. Đƣa giáo dục vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cả nƣớc và từng địa phƣơng. Có chính sách theo điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, khắc phục tình trạng mất cân đối hiện nay, gắn đào tạo với sử dụng. Đối với miền núi và các vùng khó khăn, các lĩnh vực và ngành nghề cần thiết tiếp tục thực hiện chính sách cử tuyển để đào tạo theo địa chỉ. Xây dựng
quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục – đào tạo với cơ quan quản lý nhân lực và việc làm. Khuyến khích thành lập các tổ chức thông tin tƣ vấn, hƣớng nghiệp cho học sinh chọn ngành nghề và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Ban hành chế độ nghĩa vụ công tác sau khi tốt nghiệp các trƣờng.
- Quy định lại chức năng, nhiệm vụ các cơ quan quản lý giáo dục – đào tạo theo hƣớng tập trung làm tốt chức năng quản lý nhà nƣớc, xây dựng, hoàn thiện các chính sách, cơ chế về giáo dục đào tạo, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các chƣơng trình và chất lƣợng. Sớm ban hành các văn bản dƣới luật (theo điều lệ các loại trƣờng, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý GD – ĐT…). Nhanh chóng cải tiến các hình thức thi và đánh giá. Không tổ chức lớp chọn ở các cấp học. Không tổ chức trƣờng chuyên ở tiểu học và trung học cơ sở, trừ các trƣờng năng khiếu về nghệ thuật và thể thao.
- Xử lý nghiêm các hiện tƣợng tiêu cực trong ngành giáo dục. Vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Có biện pháp sớm chấm dứt tình trạng thu tiền của học sinh không chính thức, không công khai và tình trạng dạy thêm tràn lan.
- Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dƣỡng cán bộ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục – đào tạo. Tăng cƣờng cán bộ thanh tra, tập trung vào thanh tra chuyên môn
- Tiếp tục sắp xếp lại mạng lƣới các trƣờng đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, tận dụng tối ƣu năng lực của đội ngũ và cơ sở vật chất hiện có. Rút kinh nghiệm việc tổ chức các đại học quốc gia và đại học khu vực, làm tốt việc xây dựng một số trƣờng đại học quốc gia lớn, một số trung tâm đào tạo kỹ thuật có chất lƣợng và uy tín cao. Các trƣờng đại học phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống. Hết sức quan tâm quản lý tốt nội dung và chất lƣợng đào tạo của các đại học mở, đại học dân lập và các loại hình không chính quy.
- Coi trọng hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học giáo dục, nhằm giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong giáo dục và phổ biến các tri thức khoa học giáo dục thƣờng thức đến các gia đình. Các chủ trƣơng về chính sách giáo dục, những đổi mới về nội dung, quy trình, phƣơng pháp giáo dục, đánh giá, thi…đều phải dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ lƣỡng và trải qua thực nghiệm, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và đƣa vào nhà trƣờng theo đúng quy định
- Phân cấp cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng quản lý toàn diện giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề,có thể cả một số trƣờng cao đẳng. Phát triển các trƣờng lớp đào tạo cán bộ và công nhân chuyên ngành ở các tổng công ty, các doanh nghiệp. Tổ chức thí điểm mô hình gắn đào tạo với nghiên cứu triển khai trong một số doanh nghiệp lớn. Định rõ trách nhiệm, tăng thêm quyền chủ động cho các cơ sở đào tạo, nhất là các trƣờng đại học.
- Tiếp tục đổi mới và mở rộng quan hệ trao đổi và hợp tác GD – ĐT với nƣớc ngoài.
5/ NQ ĐH IX 4/2001
6/ Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện NQ TW II khoá VIII và phƣơng hƣớng phát triển giáo dục đến năm 2005 và đến năm 2010 tháng 7/2001 (Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ 6 BCH TW khoá IX đã bổ sung hoàn chỉnh theo kết luận của Hội nghị TW):
Giải pháp: