1. Tính cấp thiết của đề tài
4.2.1. Nhóm giải pháp về đất đai
Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, là nơi xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa - xã hội an ninh quốc phòng. Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, là môi trường sống và là nơi cư trú cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Cung cấp các dinh dưỡng thiết yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
cây trồng vật nuôi.
Trước hết giải pháp cho đất đai là vấn đề nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quy hoạch như thế nào cho có chất lượng và hiệu quả, bởi vì hiện nay quy hoạch của chúng ta đang dừng ở quy hoạch cây,
con chứ chưa ở trình độ quy hoạch sản phẩm hàng hóa.Ví dụ như: vùng trồng lúa, vùng trồng lạc… mà sản phẩm cuối cùng để đưa ra thị trường là gì thì quy hoạch chưa trả lời. Do đó, để đưa sản phẩm ra thị trường thì vẫn còn có nhiều yếu tố chưa
được quy hoạch, ví dụ: quy hoạch dịch vụ, quy hoạch chế biến (cả quy mô - công nghệ), quy hoạch cơ sở hạ tầng… Quy hoạch từ tổng thểđến quy hoạch chi tiết sau
đó là các kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu. Chính bởi quy hoạch mới chỉ dùng lại là quy hoạch cây trồng, vật nuôi nên quy hoạch cũng chỉ đơn giản là chia quy hoạch to thành quy hoạch nhỏ chứ không chi tiết các khâu, các yếu tố cần và đủ để đi đến sản phẩm hàng hóa cuối cùng. Rất nhiều mâu thuẫn diễn ra trong quy hoạch và tóm lại là quy hoạch phải dựa trên tư duy kinh tế hàng hóa - thị trường.
Vì đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, việc sử dụng ruộng đất hiệu quả có ý nghĩa to lớn đối với các hộ nông dân. Trước hết cần thực hiện triệt để chủ
chương đổi mới ruộng đất, thực hiện giao đất giao rừng và chứng nhận quyền sở
hữu lâu dài cho hộ nông dân, tránh tình trạng xâm canh. Có như vậy các hộ nông dân mới yên tâm sản xuất và tập trung đầu tư trên đất đai được giao sử dụng lâu dài của mình. Hiện nay quyết định 132/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/10/2002
đã giải quyết được cơ bản vấn đề ruộng đất cho đồng bào các dân tộc ít người. Tuy nhiên cần phải thực hiện linh hoạt mới tạo điều kiện cho nông dân có đất với quy mô đủ lớn để có thểđầu tư lâu dài và ổn định.
Chính sách giao đất phải đi liền với quy hoạch cụ thể, sao cho các hộ nông dân có thể chuyên canh, thâm canh, không còn tình trạng sản xuất và đầu tư manh mún, không mang lại hiệu quả.
Đối với các hộ di cư lâu đời, có tiềm lực kinh tế tương đối ổn định trong đời sống và sản xuất thì cần: Tập trung đẩy mạnh thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện đa dạng hóa cây trồng nhằm tránh rủi ro, chuyển
đổi mạnh mẽ cây trồng vật nuôi.
Đảm bảo an ninh lương thực và tăng khối lượng nông sản hàng hóa trên cơ sở
hoàn thiện hệ thống thủy lợi và đưa giống mới năng suất cao vào sản xuất từng bước nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất, đặc biệt đối với các hộ nghèo, đói.