1. Tính cấp thiết của đề tài
2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh đời sống thu chi của hộ
- Tổng thu nhập của hộ - Cơ cấu các khoản thu - Cơ cấu các khoản chi - Tổng chi của hộ - Thu nhập/khẩu 2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và các công thức tính
a. Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ của cải vật chất được tạo ra trong một thời kì nhất định thường là một năm. Bao gồm:
+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp + Giá trị sản xuất ngành nghề
+ Giá trị sản xuất buôn bán dịch vụ
Công thức tính: GO = ∑ Qi* Pi
Trong đó: Qi là số lượng sản phẩm thứ i Pi giá bán sản phẩm thứ i
b. Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được
Công thức : IC= ∑ Ci
Ci là khoản chi phí thứ i trong quá trình sản xuất
c. Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm của một quá trình sản xuất kinh doanh
Công thức : VA= GO - IC Trong đó GO là giá trị sản xuất
Giá trị gia tăng VA phản ánh bộ phận giá trị mới tạo ra của các hoạt động sản xuất mới tạo ra của người lao động
+ GTGT/người/tháng: chỉ số phản ánh mức thu nhập của hộ trong năm + Giá trị tích lũy của hộ: là giá trị tích lũy được sau khi đã trừđi chi phí phí Giá trị tích lũy= VA- chi phí sinh hoạt sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của hộ.
d. Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của nông hộ sản xuất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận trong một thời kì sản xuất.
MI= VA - (A+T) - Tiền công lao động (nếu có) Trong đó: A Là khấu hao tài sản cốđịnh
T Là các khoản thuế phải nộp
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lí
Yên Phúc là một xã nằm ở phía Đông Nam của huyện Ý Yên, cách trung tâm huyện khoảng 13 km về phía Bắc. Với tổng diện tích là 766,46 ha, xã có ranh giới hành chính như sau :
Phía Bắc giáp xã Vĩnh Hào huyện Vụ Bản
Phía Nam giáp xã Nghĩa Thịnh huyện Nghĩa Hưng Phía Đông giáp xã Nghĩa Đồng huyện Nghĩa Hưng Phía Tây giáp xã Yên Lộc huyện Ý Yên
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nằm trong vũng đống bằng sông Hồng nên địa hình xã Yên Phúc tương đối
bằng phẳng, hầu hết diện tích đất trong xã đều có độ dốc nhỏ hơn 3°, có xu hướng dốc từ Bắc xuống Nam.
Địa hình xã thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, xây dựng cơ
sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi đáp ứng cho việc tưới tiêu, chủ động cho các khu đồng ruộng. Tạo ra những chuyên canh lúa, chất lượng cao và phát triển các cây rau màu và cây công nghiệp, góp phần tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích.
3.1.1.3. Khí hậu và thủy văn
- Yên Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, do đó khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt :
Mùa khô lạnh : bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa/tháng biến động từ 2,5 đến 32,9 mm. Nhiệt độ trung bình tháng từ 17ºC
đến 24ºC.
Mùa mưa : nắng nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ từ 26,2ºC
đến 30,7ºC, lượng mưa/tháng từ 106 mm (tháng 10) đến 614,4 mm (tháng 6). Lượng mưa trong các tháng chiếm 93,18% tổng lượng mưa cả năm.
Độ ẩm trung bình năm là 78%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là 86% (tháng 3), tháng có độẩm không khí thấp nhất là 70% (tháng 12).
- Thủy văn : Trên địa bàn xã có sông Đào, sông Chanh chảy qua. Hệ thống thủy nông kênh mương nội đồng phân bố tương đối thuận lợi cho việc tưới tiêu và thoát nước, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.
Nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống sông tự nhiên và hệ thống kênh mương nội đồng. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có các ao, giếng khoan được người dân sử dụng cho sinh hoạt.
3.1.1.4. Tài nguyên đất
Đất là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng cảu môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, các công trình xây dựng mọi lĩnh vực Kinh tế - Xã hội - An ninh - Quốc phòng. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và pháp lệnh của Nhà nước về công tác quản lý đất đai, UBND xã đã quan tâm chỉ đạo công tác quản lý và sử dụng đất
đai một cách hợp pháp, hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên diện tích
đất được Nhà nước giao.
Theo kết quả kiểm kê tháng 1 năm 2013, hiện nay toàn xã có 3 loại đất chủ
yếu : đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Bảng 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2011-2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) 12/11 13/12 BQ Tổng DT đất tự nhiên 766,46 100,00 766,46 100,00 766,46 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 513,21 66,96 523,34 69,45 523,34 69,45 101,97 100,00 100,99 1.1.Đất SXNN 470,18 91,62 480,31 91,78 480,31 91,78 102,15 100,00 101,08 - Lúa nước 416,16 88,51 417,99 87,03 404,95 84,31 100,44 96,88 98,66 - Cây hàng năm 30,08 6,40 38,38 7,80 51,42 10,71 127,59 133,98 130,79 - Cây lâu năm 23,94 5,09 23,94 4,98 23,94 4,98 100,00 100,00 100,00 1.2. Đất nuôi trồng thủy sản 43,03 8,38 43,03 8,96 43,03 8,96 100,00 100,00 100,00
2. Đất phi nông nghiệp 241,46 31,50 232,65 30,35 232,65 30,35 96,35 100,00 98,18
- Đất ở 46,73 19,35 47,07 20,23 47,07 20,23 100,73 100,00 100,37 - Đất chuyên dùng 119,04 49,30 109,89 47,23 109,89 47,23 92,31 100,00 96,16 - Đất phi nông nghiệp
khác 75,69 31,35 75,69 32,53 75,69 32,53 100,00 100,00 100,00
3. Đất chưa sử dụng 11,79 1,54 10,47 1,37 10,47 1,37 100,00 100,00 100,00
Qua bảng 3.1 tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn xã cho thấy tổng diện tích
đất tự nhiên của xã là 766,46 ha và ổn định trong thời kỳ dài. Trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng số diện tích đất của toàn xã.
Vềđất sản xuất nông nghiệp của xã: chủ yếu là trồng lúa nước, năm 2011 diện tích cây lúa nước chiếm 88,51% trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nhưng đến năm 2013 thì thấy được rằng diện tích đất trồng lúa đã giảm (chiếm 84,31%) do diện tích đất trồng lúa 2 vụđã chuyển sang diện tích đất trồng lúa 1 vụ
và 1 vụ trồng màu. Chính vì thế mà diện tích cây hàng năm đã tăng từ 30,08 ha (năm 2011) lên đến 51,42 ha (năm 2013). Việc sử dụng đất cây hàng năm còn nhiều hạn chế, hệ số sử dụng đất mới đạt 2,3 lần trong năm, vì vậy cần phải thâm canh tăng vụ nhất là diện tích trồng lúa nước 2 vụ và 1 vụ màu để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.
Vềđất phi nông nghiệp: diện tích đất ở của xã tương đối ổn định, năm 2013 là 47,07 ha. Việc phân bố địa bàn dân cư thành 13 xóm khá thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Quỹ đất để phát triển đất ở trong khu dân cư không còn nhiều, như vậy trong tương lai để đáp ứng nhu cầu ở sẽ cần phải tập trung quy hoạch khu
đất này để phục vụ công tác giãn dân cư của các thôn.
Đất chuyên dùng bao gồm: đất y tế, đất giáo dục, đất chợ, đất công trình sự
nghiệp, đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất bưu chính viễn thông, đất nhà văn hóa… Nói chung về quy mô đất chuyên dùng khá hợp lý, tiết kiệm, có xu hướng tạo điều kiện cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển.
Về đất chưa sử dụng: loại đất này vẫn chiếm một phần diện tích là 10,47 ha chiếm 1,37%.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế hộ của xã Yên Phúc
Thực hiện chính sách đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế, trong nghững năm qua Đảng bộ và chính quyền xã đã có chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt việc chuyển
đổi cơ cấu kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Nhờ đó mà tốc
độ tăng trưởng kinh tếđã có chuyển biến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10% năm. Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn xã năm 2011 ước đạt 78 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu người 9 triệu đồng.17
17
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế các năm 2011-2013 của UBND xã Yên Phúc.
Với sự cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất nhân dân trong xã đã tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bố trí giống cây trồng hợp lý. Theo dõi bảng sau:
Bảng 3.2. Tình hình canh tác một số cây trồng trên địa bàn xã năm 2013
STT Cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Lúa 2 vụ 540,32 84,27 4.250 2 Lạc chiêm 72,20 30,50 220,21 Lạc thu 24,00 12,50 30,00 3 Đậu tương 15,70 15,20 23,86 4 Cây khác 4,80 - -
(Nguồn: UBND xã Yên Phúc)
Với đặc điểm địa hình đất đai như của xã Yên Phúc thì đất canh tác ở đây chủ yếu là cây lúa nước được trồng 2 vụ, cùng với nguồn tài nguyên đất và nước đã giúp cho hoạt động canh tác lúa nước đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với năng suất là 84,27 tạ/ha thì sản lượng lúa thu được trong năm qua ước đạt là 4.250 tấn/ha. Cùng với lúa là các cây màu như lạc và đỗ tương nhưng lạc vẫn là cây màu chủ yếu ởđây. Còn lại là các cây trồng khác chiếm diện tích ít.
- Về chăn nuôi:
Chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trông thủy sản được phát triển, nhiều hộ
gia đình đã áp dụng chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp. Tổng đàn gia súc, gia cầm trong xã gồm: 364 con trâu, bò; 3.098 con lợn; đàn gia cầm được chăn nuôi theo hướng tập trung. Công tác thú y được tiêm phòng 2 đợt trong năm.
- Ngành dịch vụ:
Trong những năm qua ngành dịch vụ thương mại đã phát triển mạnh mẽ, khai thác được lợi thế của cơ chế thị trường, đem lại thu nhập đáng kể cho kinh tế hộ gia
đình. Kinh tế thương mại đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong xã nói riêng và trong huyện nói chung.
3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Cùng với đất đai, lao động cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất của tất cả các ngành nghề. Điều này càng thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp nhất là khi trình độ cơ giới hóa ở nước ta còn ở mức thấp. Chính vì vậy
để có những biện pháp tổ chức, sử dụng hợp lý nguồn lao động sao cho phù hợp và
đạt hiệu quả cao thì việc xem xét và đánh giá tình hình dân số lao động là vô cùng quan trọng. Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm 2011, 2012, 2013
được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động xã Yên Phúc qua 3 năm
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) 12/11 13/12 BQ
1. Tổng nhân khẩu Người 8.150 8.285 8.379 102 101 101,5 -Nhân khẩu NN Người 5.794 5.535 5.572 96 101 98,5 -Nhân khẩu phi NN Người 2.716 2.750 2.807 101 102 101,5 2. Tổng số hộ Hộ 2.250 2.265 2.277 101 101 101,0 -Hộ NN Hộ 1.500 1.510 1.518 101 101 101,0 -Hộ phi NN Hộ 750 755 759 101 101 101,0 3. Tổng số lao động LĐ 2.500 2.515 2.550 101 101 101,0 -LĐ NN LĐ 2.010 2.019 2.030 100 101 100,5 -LĐ phi NN LĐ 490 496 520 101 105 103,0 4. LĐ BQ/hộ LĐ/hộ 1,11 1,11 1,12 5. BQ khẩu/hộ Nhân khẩu/hộ 3,62 3,66 3,68 6. BQ nhân khẩu NN/hộ NN Nhân khẩu/hộ 3,86 3,65 3,67
(Nguồn : UBND xã Yên Phúc)
Qua bảng 3.3 cho thấy, năm 2013 toàn xã có 8.379 người. Số nhân khẩu nông nghiệp có xu hướng giảm và nhân khẩu phi nông nghiệp tăng. Bình quân số khẩu/hộ
là 3,68 khẩu/hộ, bình quân số nhân khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ
lệ cao (3,67 nhân khẩu/hộ).
Trong ba năm qua, dân số vẫn không ngừng tăng lên (từ 8.150 người năm 2011, 8.285 người năm 2012 lên đến 8.379 người năm 2013). Tốc độ tăng dân số
xã. Cùng với sự gia tăng dân số, đó là các nhu cầu về nhà ở, lương thực, giao thông, việc làm, y tế, giáo dục… cũng phải tăng theo, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… cũng là những thách thức lớn đặt ra cho sự phát triển.
Về lao động: Lao động chia làm 2 loại chính là lao động nông và lao động phi nông nghiệp. Trong 3 năm lao động nông nghiệp tăng bình quân/năm từ 2.010 lao
động năm 2011 lên 2.030 lao động năm 2013. Lao động phi nông nghiệp, loại hình này có tốc độ tăng bình quân mỗi năm từ 490 lao động năm 2011 lên 520 lao động năm 2013. Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu nhân khẩu và lao động còn chậm vẫn và lao động vẫn làm nông nghiệp là chính.
3.1.2.3. Kết quả sản xuất qua 3 năm 2011-2013
Với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và truyền thống lao động cần cù sáng tạo của nhân dân trong những năm gần đây kinh tế của xã đã có những bước tiến
đáng kể. Để hiểu rõ hơn ta theo dõi qua bảng 3.4
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất các ngành qua 3 năm 2011-2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) 12/11 13/12 BQ Tổng GTSX 1.153,51 100,00 1.193,29 100,00 1.266,47 100,00 103,45 106,13 104,79 1. Nông nghiệp 721,34 62,53 745,53 62,48 789,30 62,32 103,35 105,87 104,61 - Trồng trọt 437,54 60,65 469,23 62,94 495,14 62,73 107,24 105,52 106,38 - Chăn nuôi 283,80 39,35 276,30 37,06 294,16 37,27 97,36 106,46 101,91 2. CN-TTCN 189,87 16,46 190,42 15,96 198,55 15,68 100,29 104,27 102,28 3.Thương mai-dịch vụ 242,30 21,00 257,34 21,56 278,62 22,00 106,21 108,27 107,24 4. Một số chỉ tiêu BQ GO/hộ 0,51 0,53 0,56 GO/khẩu 0,14 0,14 0,15
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Qua bảng 3.4 ta thấy tổng giá trị sản xuất các ngành của xã đều tăng qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 4,79%.
Thực hiện công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế, ngành có tốc độ phát triển cao nhất là ngành nông nghiệp. Năm 2013 giá trị sản xuất của ngành này là 789,30 triệu đồng chiếm 62,47% tổng giá trị sản xuất của cả xã. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì tỷ trọng ngành trồng trọt lại có xu hướng giảm và tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi nhưng sự tăng giảm này không đáng kể. Ngành CN - TTCN cũng có xu hướng tăng nhưng không nhiều qua các năm. Năm 2011 giá trị của ngành là 189,87 triệu đồng chiếm 16,46% đến năm 2013 là 198,55 triệu đồng chiếm 15,68%, bình quân qua 3 năm tăng 2,28%. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, đời sống của nhân dân dần được nâng cao, kéo theo sự phát triển của ngành thương mại - dịch vụ. Trong 3 năm qua ngành này phát triển khá mạnh, bình quân mỗi năm tăng 7,24%. Thông qua việc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của xã ta thấy cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành tăng dần qua các năm, ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủđạo trong kinh tế hộ. Bên cạnh đó cũng có chiều hướng tích cực tăng dần tỷ