0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TẠI XÃ YÊN PHÚC HUYỆN Ý YÊN TỈNH NAM ĐỊNH. (Trang 44 -44 )

1. Tính cấp thiết của đề tài

3.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ

3.2.2.1. Hoạt động sản xuất ngành trồng trọt

Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt với đối tượng sản xuất là các sinh vật. Vì vậy, quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng luôn tuân theo quy luật năng suất giảm dần. Toàn bộ quá trình sản xuất được chia làm ba giai đoạn căn cứ

theo mức đầu tư chi phí và năng suất đạt được. Vì vậy đầu tư đúng thời kỳ ở mức hợp lý sẽ cho năng suất cao và ngược lại.

Đối với ngành trồng trọt của xã chủ yếu tập trung vào cây lúa và cây lạc. Đây là hai cây trồng chính có thu hoạch ở các nhóm hộ nên dưới đây là bảng hạch toán chi phí cho trồng lúa và trồng màu (lạc) của hộ. Để thống nhất các chi phí của hộ/năm, chi phí được tính bình quân cho năm 2013 với lúa là 2 vụ còn lạc là 1 vụ.

Theo kết quảđiều tra cho thấy mức độđầu tư chi phí trên cùng một diện tích lúa là có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ.

Về giống: Hầu như các nhóm hộđều thấy được tầm quan trọng của giống cây trồng trong sản xuất vì vậy mà các nhóm hộ này đều lựa chọn những loại giống tốt phù hợp với đất canh tác và đem lại năng suất cao trên 1 đơn vị diện tích. Đối với lúa, thì có rất nhiều các nhóm hộ lựa chọn loại giống có giá là 30.000đồng/1kg, còn giống lạc thì khoảng 20.000 đồng/1kg.

Về phân bón: Đa số các hộ đều ước lượng mức phân bón hợp lý, vì thế sự

chênh lệch giữa các nhóm hộ là không đáng kể. Phân hóa học được sử dụng chủ yếu là các loại phân đạm, lân, kali… Phân chuồng của các nhóm hộđa số do gia đình tự

cung tự cấp, lượng bón nhiều hay ít phụ thuộc vào nhóm hộ chăn nuôi hoặc có nhóm hộ không sử dụng phân chuồng cho trồng trọt do chất lượng đất tốt.

Về thuốc trừ sâu: trung bình 20.000đồng/bình đối với lúa và 15.000đồng/bình

đối với lạc. Hầu hết lúa được phun 2 lần mỗi lần 2 bình/sào, lạc thì phun 1 lần, mỗi lần 2 bình/sào. Như vậy có thể đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng phát triển và đủ

khả năng kháng bệnh.

Về chi phí dịch vụ: dịch vụ ở đây chỉ công thuê làm đất, đối với diện tích trồng lúa thì các nhóm hộ thuê dịch vụ máy cày, máy bừa để làm đất. Chi phí dịch vụ làm đất là 150.000đồng/sào. Còn đối với đất lạc, do diện tích trồng ít và dễ canh tác nên khâu làm đất lạc chủ yếu là người dân tự làm, như thế vừa tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế.

Về công lao động thuê, lượng lao động thuê được tính như sau: đối với công cấy, gặt hái tính theo sào cứ 1,5 sào được tính là một công lao động, với giá ngày công là 150.000đồng/công. Như vậy chỉ có nhóm hộ nhiều diện tích canh tác, có khả năng thì mới thuê lao động, ở đây chủ yếu là nhóm hộ khá và trung bình thuê lao động.

Như vậy, tổng chi phí cho trồng lúa và trồng màu của hộ khá là 2.969,66

đồng, hộ trung bình là 4.146,86 đồng, hộ cận nghèo là 1.539,59 đồng, hộ nghèo là 1.295,59 đồng. Nhìn chung tổng chi phí cho trồng lúa và trồng màu của các hộđiều tra tương đối đồng đều. Chi phí bình quân ở các hộ khá và trung bình có cao hơn do diện tích đất trồng nhiều và có thuê lao động.

Bảng 3.10. Chi phí ngành trồng trọt của hộ/ năm

Chi phí bình quân ĐVT

Đơn

giá (1000đ)

Hộ khá Hộ trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo

SL TT (1000đ) SL TT (1000đ) SL TT (1000đ) SL TT (1000đ) 1. Tổng chi phí sản

xuất 1 sào lúa/năm 1000đ/sào 2.609,24 3.770,09 1.102,82 956,40

1.1. Giống Kg 30,00 1,50 45,00 1,50 45,00 1,50 45,00 1,50 45 1.2. Phân bón - Đạm Kg 12,50 10,00 125,00 10,00 125,00 10,04 125,50 9,90 123,75 - Lân Kg 5,00 19,96 99,80 20,01 100,05 20,08 100,40 19,75 98,75 - Kali Kg 14,00 19,96 279,44 20,01 280,14 20,08 281,12 19,75 276,50 1.3. Thuốc trừ sâu Bình 20,00 8,00 160,00 7,77 155,40 7,54 150,80 8,72 174,40 1.4. Chi phí dịch vụ 1000đ/sào 100,00 7,60 760,00 5,64 564,00 4,00 400,00 2,38 238,00

1.5. Lao động thuê 1000đ/công 150,00 7,60 1.140 16,67 2.500,5 0,00 0,00 0,00 0,00

2. Tổng chi phí sản xuất 1 sào lạc/năm 1000đ/sào 360,42 376,75 436,75 339,19 2.1. Giống Kg 20,00 5,00 100 5,00 100,00 5,00 100,00 5,00 100,00 2.2. Phân bón - Đạm Kg 12,50 3,22 40,25 3,11 38,86 3,74 46,75 2,98 37,25 - Lân Kg 5,00 4,83 24,15 5,41 27,05 6,00 30,00 4,96 24,80 - Kali Kg 14,00 4,83 67,62 5,41 75,74 6,00 84,00 4,96 69,44 2.3. Thuốc trừ sâu Bình 15,00 2,76 41,40 3,14 47,10 3,40 51,00 2,98 44,70 2.4. Chi phí dịch vụ 1000đ/sào 100,00 0,87 87,00 0,88 88,00 1,25 125,00 0,63 63,00

2.5. Lao động thuê 1000đ/công 150,00 0,00 0,00 0,00 0,00

3.2.2.2. Hoạt động sản xuất ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi của hộ chưa phát triển mạnh, chưa có loại hình chăn nuôi lớn mà chỉ sản xuất nhỏ lẻđể tăng thêm thu nhập cho gia đình. Ngành chăn nuôi của các nhóm hộ chưa phát triển mạnh, chưa có loại hình chăn nuôi lớn mà chỉ sản xuất nhỏ lẻđể tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình.

Các nhóm hộ đa số chỉ nuôi khoảng từ 1-3 con là nhiều, chủ yếu là nuôi lợn thịt. Giống lợn thì chủ yếu các hộ mua giống từ các chợ lẻ gần nhà, giống được bán theo con, trung bình trọng lượng mỗi con giống nặng từ 8-10 kg và được bán với giá là 350.000đồng/con. Tùy theo số lượng vật nuôi nhiều hay ít mà các nhóm hộ

nuôi nên chi phí cho giống lợn các nhóm hộ là khác nhau. Trong thời gian đầu từ 2

đến 3 tháng các nhóm hộ sử dụng cám tăng trọng để chăn nuôi lợn, thời gian tiếp sau đó thì các nhóm hộ tận dụng nguồn cơm thừa, rau xanh… để chăn nuôi vì thế

mà chi phí chăn nuôi cũng không nhiều. Thuốc thú y thì được tiêm phòng 2 đợt trong năm.

Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là gà, trung bình từ 5-30 con nuôi xen kẽ nhau, không có quy mô lớn, theo kiểu chăn thả tự do. Thức ăn gà chủ yếu là cám ngô, thóc gạo và cơm thừa trong gia đình.

Phần chi phí phân bổ tính cho chuồng trại chăn nuôi của các nhóm hộ. Chuồng trại được xây dựng rất đơn giản nên chi phí xây dựng không nhiều, khoảng từ 10-15 triệu để xây dựng các gian chuồng trại cho vật nuôi. Như vậy, có thể sử dụng trong khoảng 10-15 năm sau, phân bổ ra thì sẽđược khoản chi phí như trên.

Ngoài chăn nuôi lợn, gà các hộ còn có chăn nuôi trâu, bò… các hộ có diện tích nuôi trồng thủy sản là rất ít, số hộ thực sự đầu tư vào thả cá để thu lợi nhuận là không có. Để nâng cao thu nhập, nhóm hộ khá và trung bình đã năng động hơn biết tìm nguồn thu khác từ chăn nuôi phù hợp với đồng vốn và năng lực kinh tế của hộ. Như vậy, tổng chi phí từ các hoạt động chăn nuôi của hộ khá là 5.661,69 nghìn

đồng/năm, hộ trung bình là 5.156,25 nghìn đồng/năm, hộ cận nghèo là 5.128,29 nghìn đồng/năm, còn hộ nghèo là 4.073,13 nghìn đồng/năm.

Bảng 3.11. Chi phí ngành chăn nuôi của hộ/ năm

Chi phí bình quân ĐVT

Đơn

giá (1000đ)

Hộ khá Hộ trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo

SL TT (1000đ) SL TT (1000đ) SL TT (1000đ) SL TT (1000đ) 1. Tổng chi phí chăn nuôi lợn 1000đ 4.182 3.742,75 3.973,22 2.839,13 1.1. Giống Con 350,00 1,67 584,50 1,52 532,00 1,75 612,5 1,13 395,5 1.2. Thức ăn -Cám gạo Kg 7,50 53,00 397,50 42,50 318,75 50,83 381,22 23,75 178,13 - Cám tăng trọng Kg 350,00 4,80 1.680,00 3,92 1.372 4,17 1.459,5 2,13 745,5 1.3. Thuốc thú y 1000đ 20,00 20,00 20 20,00 1.4. Chi phí phân bổ 1000đ/năm 1.500,00 1.500,00 1.500 1.500,00 2. Tổng chi phí chăn nuôi gà 1000đ 1.479,69 1.413,5 1.155,07 1.234,00 2.1. Giống Con 25,00 16,13 403,25 15,60 358,80 11,25 225,00 12,75 255,00 2.2. Thức ăn - Cám gà Kg 12,00 25,33 303,96 23,60 283,20 17,92 215,04 21,86 262,32 - Thóc gạo Kg 7,50 34,33 257,48 34,20 256,50 26,67 200,03 26,68 201,68 2.3. Thuốc thú y 15,00 15,00 15,00 15,00 2.4. Chi phí phân bổ 1000đ/năm 500,00 500,00 500,00 500,00 3.Tổng chi phí cho chăn nuôi 1000đ 5.661,69 5.156,25 5.128,29 4.073,13

3.2.2.3. Đối với hoạt động ngoài nông nghiệp

Nhằm nâng cao thu nhập, tận dụng sức lao động lúc nông nhàn, ngoài việc

đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, các hộ còn tham gia các hoạt động ngoài lĩnh vực nông nghiệp. Đối với các hộ có vị trí thuận lợi về giao thông, địa lý có thể

phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt. Bên cạnh đó cũng có hộ làm các dịch vụ như xay xát, tuốt lúa… phục vụ trong và ngoài địa phương. Các hộ này phải có nguồn vốn lớn, có lao động và khả năng nắm bắt thị trường. Những hộ làm xay xát, tuốt lúa khoản chi phí lớn thứ 2 ngoài vốn là chi phí khấu hao tài sản, nhiên liệu. Làm kinh doanh dịch vụ có thể đem lại thu nhập cao cũng có thể

gặp phải rủi ro, chi phí đầu tư cho dịch vụ chủ yếu là vốn ban đầu. Vì vậy, chỉ có các hộ thuộc nhóm khá và trung bình mới có khả năng và dám mạnh dạn kinh doanh. Ngoài ra lao động của hộ còn đi làm các ngành nghề khác như: may, lâm sản, làm thuê, … để tăng thêm thu nhập cho hộ.

3.2.3. Kết qu sn xut kinh doanh ca h

3.2.3.1. Đối với hoạt động trồng trọt

Để thống nhất trong hệ thống chỉ tiêu, giảm bớt sai số trong các chỉ tiêu kết quả, trong phân tích chúng tôi tính bình quân nhóm hộ/năm. Giá trị sản suất ngành trồng trọt được tổng hợp giá trị sản xuất từ cây lúa và cây màu.

Bảng 3.12. Kết quả sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ Hộ khá Hộ Trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo I. Lúa 1.1. Diện tích Sào 7,60 5,64 4,00 2,38 1.2. Năng suất Kg/sào 240,00 230,00 200,00 200 1.3. Sản lượng Kg 1.824,00 800,00 476 1.4. Giá bán 1000đ 7,50 7,50 7,50 7,50 II. Lạc 2.1. Diện tích Sào 0,87 0,88 1,25 0,63 2.2. Năng suất Kg/sào 220,00 210,00 200,00 200,00 2.3. Sản lượng Kg 191,40 184,80 250,00 126,00 2.3.Giá bán 1000đ 20,00 20,00 20,00 20,00 III.Tổng GTSX ngành TT BQ 1000đ 17.508,00 13.356,00 11.000,00 6.096,00

Cây lúa là cây trồng chủ yếu của hộ, vì vậy nó đem lại thu nhập chính và ổn

định so với các ngành khác. Tổng diện tích cây lúa của hộ khá có năng suất cao hơn là 240kg/sào/năm, nhóm hộ trung bình là 230kg/sào/năm, còn hộ cận nghèo và nghèo là 200kg/sào/năm. Nhóm hộ trung bình và khá có năng suất cao hơn do có mức đầu tư chi phí giống, phân bón tốt hơn, hợp lý hơn. Với giá bán lúa bình quân là 7.500 đồng/kg, giá màu (lạc) là 20.000đồng/kg thì giá trị sản xuất của hộ thu

được trong một năm là: hộ khá 17.508 nghìn đồng, hộ trung bình là 13.356 nghìn

đồng, hộ cận nghèo là 11.000 nghìn đồng và hộ nghèo là 6.096 nghìn đồng.

3.2.3.2. Đối với hoạt động chăn nuôi

Qua điều tra thì các hộ chủ yếu là chăn nuôi lợn và gà.

Bảng 3.13. Kết quả sản xuất kinh doanh ngành chăn nuôi

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ Hộ khá Hộ TB Hộ cận nghèo Hộ nghèo I. Lợn thịt 1.1. Số con/năm Con 1,67 1,52 1,75 1,13 1.2. Trọng lượng Kg 80,00 75,00 70,00 70,00 1.3. Năng suất Kg 133,60 114,00 122,50 79,10 1.4. Giá bán hơi 1000đ/kg 35,00 35,00 35,00 35,00 1.5. GTSX (GO1) 1000đ 4.676,00 3.990,00 4.278,50 2.768,50 II. Gà 2.1. Số con/năm Con 16,13 15,60 11,25 12,75 2.2. Trọng lượng Kg 2.50 2.50 2.50 2.50 2.3. Năng suất Kg 40,33 39,00 288,13 31,88 2.4. Giá bán 1000đ/kg 120,00 120,00 120,00 120,00 2.5. GTSX (GO2) 1000đ 4.839,00 4.680,00 3.375,00 3.825,00 III.Tổng GTSX ngành CN của hộ 1000đ 9.515 8.670 7.653,50 6.593,50

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Đối với lợn thịt mỗi năm các hộ cho xuất chuồng ở hộ khá là 25 con, trọng lượng bình quân 80kg với giá 35.000đ/kg, từđó xác định được GTSX từ lợn thịt là 70.000 nghìn đồng, hộ trung bình 99.750 nghìn đồng, hộ cận nghèo là 51.450 nghìn

Đối với gia cầm chủ yếu là gà, ở hộ khá là 242 con, trọng lượng bình quân là 2,5kg với giá 120.000đ/kg thì GTSX từ chăn nuôi gia cầm là: hộ khá 72.600 nghìn

đồng, hộ trung bình 117.000 nghìn đồng, hộ cận nghèo 40.500 nghìn đồng và hộ

nghèo là 30.600 nghìn đồng.

Ngoài hai vật nuôi chủ yếu trên một số hộ còn chăn nuôi trâu, bò… nhưng chủ

yếu phục vụ trong sản xuất chứ không có tính sản xuất.

3.2.3.3. Đối với hoạt động ngoài nông nghiệp

Những năm gần đây hoạt động phi nông ngiệp tương đối phát triển, nó đóng góp một phần không nhỏ trong cơ cấu thu nhập của hộ. Loại hình này biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau do xuất hiện nhiều công ty, nhà máy thu hút nhiều lao động trên địa bàn. Các nhóm hộ khá và trung bình tìm cách tăng thu nhập bằng cách đi làm ngoài và các dịch vụ như xay xát, sửa chữa xe đạp, đi làm ngoài ở các công ty...

Bảng 3.14. Tổng hợp thu nhập ngoài nông nghiệp

Nguồn thu Hộ khá Hộ trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo

Thu từ phi

nông nghiệp 31.133,30 16.336 0 0

Thu khác 0 3.548 6.933,33 4.450

Tổng 31.133,30 19.884 6.933,33 4.450

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)

Đối với các hộ gia đình nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp chỉ đủăn, song kết hợp hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp thì thu nhập của các hộ gia đình tăng thêm nhiều, đời sống của nhân dân ngày một ổn định và tăng cao. Hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều các khu công nghệp may mở ra, các công ty cổ phần Lâm sản Nam Định… đã thu hút người dân trên địa bàn huyện Ý Yên nói chung và người dân xã Yên Phúc nói riêng. Các hộ gia đình có nhiều lực lượng lao động thì chủ yếu là xin đi may hoặc đi làm các công ty. Các hộ khá và trung bình có bình quân nhân khẩu /hộ cao hơn (4,20 và 4,04 người) các hộ cận nghèo và nghèo (3,75 và 3,25 người) nên các hộ trung bình và khá thì lao động ngoài tham gia sản xuất nông nghiệp còn tham gia các hoạt động ngoài nông nghiệp trên để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Nghề may và đi làm các công ty Lâm sản theo hợp đồng được xem như là một nghề phụ của hộ gia đình, mỗi năm thu nhập từ nghề này cũng đem lại cho hộ từ 25 đến 30 triệu đồng/ năm. Ngoài ra còn có những lao động đi làm

nghề xây, đây cũng được xem như là thu nhập chính của nhóm hộ. Vì thế mà thu nhập của các hộ khá và trung bình luôn cao hơn các hộ nghèo và cận nghèo. Còn nhóm hộ nghèo và cận nghèo có thu nhập ngoài nông nghiệp chủ yếu là do đi làm thuê như cấy hái thuê, đi đồng nát… để kiếm thêm đồng chi tiêu ăn uống. Đi làm thuê thì cũng chỉ theo mùa vụ vì thế khoản thu nhập ngoài này của hộ là không nhiều. Hoặc có những hộ có trâu, bò thì đi cày thuê trong những mùa vụ đến, hay nuôi trâu bò để bán, trung bình mỗi lứa 1con bán đi cũng đem lại cho hộ từ 9 đến 14 triệu đồng/ 1con. Vì vậy thu nhập của những nhóm hộ này thường không cao nên chi phí cho sinh hoạt cũng hạn chế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TẠI XÃ YÊN PHÚC HUYỆN Ý YÊN TỈNH NAM ĐỊNH. (Trang 44 -44 )

×