Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố bên trong TTCN đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các trang trại chăn nuôi trên địa bàn thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 66)

động tiêu th sn phm

3.2.5.1.Các nguồn lực: vốn, đất đai, kỹ thuật, trình độ lao động

-Vốn là yếu tố quyết định trong đầu tư SXKD ở tất cả các lĩnh vực. Sản xuất TTCN có nhu cầu sử dụng vốn rất lớn, vốn quyết định quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, khách hàng, chất lượng sản phẩm, khả năng tiếp cận, áp dụng KH-CN không chỉ nhằm mục tiêu vì lợi nhuận mà còn vì mục đích SXKD lâu dài, bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thiếu vốn cho các hoạt động nghiên cứu thị trường, khách hàng, sản phẩm, giao tiếp, quảng bá, giới thiệu và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cho hoạt động tiêu thụ. Thiếu nguồn vốn lưu động, phải phụ thuộc quá nhiều vào các khâu trung gian dịch vụ, mua hàng hóa trả chậm lại chịu thêm một khoản lãi suất trả chậm theo quy định của phía DN cung cấp, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Cơ chế vay vốn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là thẩm định tài sản thế chấp, kỳ hạn, định mức vay không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Ở các TTCN gia công gà thì nguồn vốn không còn là khó khăn với hộ nữa, nhất là giải quyết triệt để vấn đề thiếu nguồn vốn lưu động, sản xuất liên tục, có sự giúp đỡ rất nhiều từ phía DN.

-Đất đai là yếu tố thứ hai quyết định đến quy mô và mức độ tập trung sản xuất của TT, để sản xuất đạt hiệu quả cao, đảm bảo phát triển bền vững đồng thời đáp ứng được nhu cầu của thị trường và thích ứng nhanh với những biến động về xu hướng vận động của thị trường trong nước và quốc tế thì các TTCN cần có quỹ đất sản xuất lớn, tập trung và phân bổ hợp lý, xây dựng hệ thống chăn nuôi vừa hiện đại, vừa hiệu quả. Nhưng trên thực tế, các TTCN chưa đáp ứng được điều này. Chính thực trạng này làm ảnh hưởng tới kết quả

sản xuất, tiêu thụ của TT. Các TTCN chỉ xây dựng được khu chăn nuôi, nhà kho, khu chế biến thức ăn chăn nuôi, chưa có khu giết mổ, chế biến đảm bảo hợp vệ sinh và hệ thống xử lí chất thải chăn nuôi, giết mổ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

-Kỹ thuật và trình độ chuyên môn tổ chức và quản lý sản xuất là yếu tố thứ ba quyết định đến kết quả SXKD và hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của TT. Qua khảo sát và tham khảo ý kiến chuyên gia cho thấy, đa phần các TTCN trên địa bàn đang áp dụng kỹ thuật sản xuất đã kém hiệu quả, lạc hậu, không phù hợp với xu hướng vận động của thị trường hiện nay và trình độ chuyên môn của các chủ TT không có hay rất yếu, họ tiến hành sản xuất dựa vào kinh nghiệm và học hỏi thêm, không qua trường lớp đào tạo chuyên sâu, kiến thức họ tiếp cận được qua các lớp tập huấn không đủ để đảm bảo cho các TT phát triển mạnh hơn, sản phẩm tạo ra không có giá trị cao và chính điều này trực tiếp làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ, khó đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, giảm hiệu quả của hoạt động tiêu thụ.

3.2.5.2. Yếu tố sản xuất, khối lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ

Qua nghiên cứu, tôi thấy:

* Sản xuất: Phần lớn chủ TT đã chuyển hướng sản xuất theo hướng thị trường, tức là nhu cầu thị trường thay đổi thì sản xuất cũng thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Thay các giống vật nuôi đã kém hiệu quả bằng giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao, hướng tới việc vừa khai thác vừa bảo vệ, phục hồi môi trường chăn nuôi, hạn chế những tác động của các chất hóa học, áp dụng những chế phẩm sinh học hay công nghệ sinh học vào sản xuất như:

+ Trong TTCN gia súc, gia cầm, các chủ TT sử dụng chế phẩm sinh học để tăng sức đề kháng cho vật nuôi, dùng thảm lót chuồng vi sinh,…

Hp 3.3. Ý kiến ca ông Đặng Ngc Thái, ch TTCN gà CN.

Về việc phát triển quy mô và hệ thống chăn nuôi tuy đã ứng dụng những kỹ thuật mới, hệ thống nhà nuôi kín có gắn thiết bị và vật tư, máy móc chăn nuôi tự động, hạn chế được tác động bên ngoài nhưng nguồn vốn không có đủ, xây dựng chắp vá không liền mạch, không tương xứng nên chưa đáp ứng

được chất lượng sản phẩm mong muốn, thời hạn hợp đồng chăn nuôi với DN được xác định theo 1 năm (ngắn hạn).

Hộp 3.4. Ý kiến của ông Chu Văn Kháng, chủ TTCN lợn bán công nghiệp

TT của tôi đã có sự đầu tư nâng cấp dần khu chăn nuôi, xây dựng chuồng trại chắc chắn, rộng rãi, máng ăn tự động, chăm sóc thường xuyên, có trên 20 ô chuồng, mỗi ô chuồng có 6- 8con, 1 năm chăn nuôi nhiều lứa, mỗi lứa gối lên nhau khoảng 1 đến 2 tháng, trung bình mỗi tháng TT xuất bán khoảng 30 con lợn thịt. Có khu chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi đảm bảo đồng thời cũng là khu nấu rượu của gia đình, chăn lợn bằng bỗng rượu, bã đậu, rau, củ, cám gạo, ngô, sắn, khoai,… Ngoài chăn nuôi, TT có tham gia hoạt động giết mổ, nhất là vào những lúc cao điểm của năm như mùa cưới, lễ Tết. Sản phẩm làm ra thì tương đối dễ bán nhưng chủ yếu bán cho thương lái đem vào thành phố tiêu thụ nhưng giá bán quá thấp, sản xuất không có lãi cao nên không còn mấy hứng thú với đầu tư chăn nuôi nữa.

+ Trong TTCN thú rừng, ong mật các chủ TTCN vẫn sử dụng phương pháp nhân giống tự nhiên kết hợp với sự hỗ trợ của máy móc nhằm đảm bảo số lượng giống tạo thành và chất lượng con giống khỏe, có khả năng sinh trưởng và phát triển bình thường, xây dựng hệ thống chuồng đất rộng, thoáng, gần với môi trường tự nhiên để vật nuôi phát triển tốt, khỏe và hạn chế được dịch bệnh trên vật nuôi, chi phí thấp và hạn chế được việc sử dụng thuốc thú y, chất lượng vật nuôi cao hơn hẳn so với chăn nuôi theo hướng công nghiệp, dễ dàng được người tiêu dùng lựa chọn và chủ động tìm mua, người tiêu dùng vừa được lựa chọn theo ý muốn vừa được trực tiếp tham quan TT mang tính giải trí hoặc học hỏi, các chủ TT đều rất chiều chuộng khách hàng tạo một không khí kinh doanh thoải mái và yên tâm khi mua hàng. Đây có thể nói là một hướng sản xuất mới và phương án tháo gỡ khó khăn trong hoạt động tiêu thụ ở các TTCN.

+ Các TT đều có sự đầu tư cho phương tiện vận chuyển hàng hóa, 3/6 TT mua được ô tô vận tải, 2/6 TT sử dụng xe cành cạch để vận chuyển hàng hóa trong địa phương, chỉ còn 1 TT chưa có phương tiện vận tải lớn.

* Khối lượng sản phẩm sản xuất: ở các TTCN là rất lớn, 100% sản phẩm tạo thành được tiêu thụ hết nhưng trong đó có hơn 90 % sản phẩm được tiêu thụ ở dạng thô nên giá trị không cao. Điều này cũng hạn chế khả năng tiêu thụ của các TTCN hiện nay, tốc độ tiêu thụ chậm, thường xảy ra tình trạng tiêu thụ chồng chéo, kéo dài, nhỏ lẻ, dẫn đến chất lượng không đảm bảo, chi phí tăng thêm, lợi nhuận giảm đi.

* Chất lượng sản phẩm: Tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở đây nằm chủ yếu trong vấn đề chất lượng sản phẩm tạo ra, cụ thể như sau:

-Sản xuất chăn nuôi ở TTCN lợn CN thất bại là do chất lượng sản phẩm không đạt, người tiêu dùng tẩy chay với sản phẩm CN, chăn chủ yếu bằng cám tăng trọng, sử dụng chất tạo nạc và thuốc thú y quá mức, giá bán ra rất thấp khiến cho SXKD TT thua lỗ nặng, buộc phải phá sản.

-Chất lượng sản phẩm của TTCN lợn bán công nghiệp được người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận được, tuy sản phẩm chưa hoàn toàn đảm bảo chất lượng nhưng hàng hóa tạo ra chủ yếu đưa vào thành phố và giá bán mềm dẻo giữa các thị trường nên tiêu thụ khá nhanh.

-Chất lượng sản phẩm của TTCN gà gia công đáp ứng được các yêu cầu hợp đồng ký kết, các sản phẩm mở rộng (gà Mía, gà siêu trứng) có chất lượng đảm bảo, đáp ứng được thị hiếu khách hàng nhưng do sự cạnh tranh gay gắt và thị trường không ổn định nên giá bán bấp bênh.

-Chất lượng sản phẩm của TTCN nhím, dúi rất tốt nhưng do người tiêu dùng chưa hoàn toàn hiểu hết giá trị của sản phẩm nên lượng tiêu thụ tại địa phương và trong nước rất ít 20/80 sản phẩm được bán cho nhà hàng chế biến kinh doanh thực phẩm tại địa phương, 20/80 sản phẩm được bán cho người tiêu dùng, còn lại bán cho thương lái ngoài tỉnh, lượng sản phẩm giảm 40% so với năm 2011. Mặt khác, những năm trước sản phẩm tạo ra chủ yếu bán cho thương lái buôn sang Trung Quốc, nhưng từ năm 2012-2013,cầu thị trường Trung Quốc giảm khiến cho việc tiêu thụ chững lại, sản phẩm tiêu thụ rất khó khăn, giá bán giảm đi rất nhiều.

-Chất lượng sản phẩm của TTCN rắn hổ mang, ong mật: đạt chất lượng cao, sản phẩm mật ong, chân tầng được người tiêu dùng rất ưa chuộng, dễ dàng tiêu thụ; sản phẩm rắn chủ yếu tiêu thụ sang Trung Quốc, cầu thị trường Trung Quốc rất cao về trứng rắn (thương phẩm, trứng giống), rắn thương phẩm (đặc biệt là rắn đực giá bán cao hơn rắn cái), rắn giống. Mật ong chủ yếu tiêu thụ tại thị trường địa phương và một số thị trường tỉnh lẻ. Trong những năm gần đây, tiêu thụ rắn và mật ong tương đối dễ dàng, lượng cầu tăng nhưng giá bán giảm đi rất nhiều, đây là vấn đề nan giải đối với TT với chi phí sản xuất và tiêu thụ tăng.

3.2.5.3.Các hình thức bán hàng, phương thức thanh toán

* Phương thức thanh toán: Có tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động tiêu thụ của các TT. Hệ thống các phương thức thanh toán tín dụng ngày càng đa dạng, phong phú và rất tiện lợi. Chủ TT cũng rất chú ý đến việc quyết định các phương thức thanh toán, các phương thức thanh toán chủ yếu là: bán hàng thu tiền mặt, trả trước, trả chậm, trả góp, thanh toán qua hệ thống chuyển khoản của ngân hàng. Qua khảo sát điều tra cho thấy: phương thức thanh toán truyền thống vẫn giữ vị trị cao, bán hàng thu tiền mặt chiếm hơn 55- 60%, phương thức thanh toán tín dụng chiếm 25%, còn lại là các phương thức thanh toán trả chậm, trả góp, trả trước. Sự phát triển của các phương thức thanh toán giúp cho quá trình tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn đồng thời tạo điều kiện để TT mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

* Hình thức bán hàng: Các TT ở địa phương chỉ áp dụng đơn thuần một hình thức bán hàng là ở tại nhà, không thông qua bất cứ kho hàng nào, không có nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tỷ xuất tiêu thụ đạt 100% nhưng tốc độ tiêu thụ của TT rất chậm, tình trạng tiêu thụ kéo dài thường xuyên xảy ra gây giảm lợi nhuận của các TTCN. Qua học tập, họ biết đến nhiều hình thức bán hàng khác nhau nhưng không có điều kiện để áp dụng, cần có sự can thiệp giúp đỡ của chính quyền địa phương và sự liên kết hợp tác giữa các TT với nhau.

3.2.5.4. Dịch bệnh, môi trường chăn nuôi

* Môi trường chăn nuôi: tác động trực tiếp lên sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi nhưng tiến hành sản xuất theo mô hình trang trại với kỹ thuật, công

nghệ cao đã góp phần làm giảm sự tác động của môi trường, tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt, một mặt tốt mà hiệu quả sản xuất TT mang lại không ai có thể phủ nhận nhưng mặt trái của nó là thải ra một lượng chất thải lớn ở tất các quá trình sản xuất. Ô nhiễm môi trường chăn nuôi hiện nay đang trở thành vấn đề báo động trong sản xuất nông nghiệp nói chung và ở các TTCN nói riêng, việc xử lý chất thải trong TTCN đã được cải thiện xong hiệu quả không cao bởi mức độ đầu tư chưa tương xứng với tốc độ phát triển sản xuất, đây là nhận xét đánh giá của các chuyên gia tại địa phương. Chưa xử lý được hết các chất thải từ chăn nuôi, mới chỉ xử lý được phân gia súc, gia cầm bằng cách được đưa vào lò khí biogas hoặc làm phân bón (bao gồm nước thải) cho ngành trồng trọt, chất thải từ việc giết mổ một phần để chăn nuôi các loại vật khác, còn lại là đổ thẳng ra ngoài môi trường không qua xử lý, khi có vật nuôi chết chủ yếu xử lý bằng cách đem chôn,…nên đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi và môi trường sống của khu dân cư lân cận bởi các TT được xây dựng gần khu dân cư sinh sống, chưa được quy hoạch. Chính vấn đề chưa xử lý được chất thải giết mổ đã gây cản trở trong việc tiến tới chế biến của các TT với điều kiện nguồn vốn eo hẹp, quỹ đất không đủ.

* Tình hình dịch bệnh: do đặc điểm sản xuất trên cơ thể sống nên dịch bệnh là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của TTCN, tuy trong hệ thống sản xuất các TT có thể kiểm soát, chủ động phòng chống được dịch bệnh, nhưng không thể tránh được sự tác động từ bên ngoài, nhất là thông tin dịch bệnh từ Trung Quốc hay các vùng khác trong nước xảy ra. Khi có thông tin dịch, người tiêu dùng quay lưng lại với nhà sản xuất, sự can thiệp của các cơ quan tổ chức kiểm dịch và y tế cần mạnh tay ở đây là rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho các TT và ổn định thị trường tiêu dùng kịp thời.

3.2.6. Phân tích SWOT v hot động tiêu th sn phm vi các loi hình sn xut KTTT trên địa bàn th trn Đu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các trang trại chăn nuôi trên địa bàn thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)