2.4.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng các số liệu đã thống kê, báo cáo tổng kết hàng năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2011-2013 của thị trấn, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Phú Lương để có số liệu cần thống kê. Tham khảo các tài liệu là các văn bản, sách, báo chí, các nghị định, chỉ thị, nghị quyết, các chính sách của Nhà nước có liên quan đến các vấn đề: tiêu chí xác định kinh tế trang trại chăn nuôi, khuyến khích phát triển,… Tham khảo thêm ở một số tài liệu, bài viết, đề tài khoa học, luận án khoa học trên mạng Internet.
2.4.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc với bộ câu hỏi đã định sẵn, với những thông tin như chủ trang trại, diện tích, vốn, lao động, quy mô,…và một số thông tin khác có liên quan áp dụng với chủ TTCN, một số khách hàng tiêu thụ sản phẩm của trang trại do cán bộ khuyến nông và chủ trang trại giới thiệu.
Ngoài ra còn sử dụng một số công cụ trong phương pháp PRA như: tham quan, quan sát trực tiếp, thảo luận nhóm, phương pháp phỏng vấn sâu.
2.4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Tổng hợp, phân tích các số liệu phỏng vấn theo từng nội dung cụ thể.
- Với các thông tin định tính: tiến hành tổng hợp từ các phiếu điều tra, phân tổ và phân tích.
- Với các thông tin định lượng: Xử lý số liệu bằng cách tổng hợp số liệu từ các phiếu điều tra trang trại đã thu thập được, sắp xếp và sử dụng excel để xử lý, tổng hợp thành các bảng biểu và phân tích.
Phương pháp thống kê kinh tế
Phương pháp thống kê kinh tế: áp dụng phân tổ thống kê để tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản của mô hình và phân loại chúng theo độ tuổi lao động, trình độ. . . Trên cơ sở đó phân tích kết quả, đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình, rút ra những nhận xét và kết luận.
Phương pháp thống kê so sánh
Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các nội dung.
Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, tương đối, số bình quân chung để xem xét.
Phương pháp minh họa bằng biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh: nhằm mục đích mô tả lại một số hiện tượng hay số liệu hoặc chỉ tiêu kinh tế trong kết quả nghiên cứu.