6. Phương pháp nghiên cứu
3.3.3. Kiểm định giả thuyết thống kê
* Trước hết, phải kiểm định sự khác nhau của các phương sai 2
TNg
S và 2
DC
Chọn mức ý nghĩa 0, 05
Giả thuyết H0: sự khác nhau giữa hai phương sai 2
TNg
S và 2
DC
S là không có ý nghĩa.
Giả thuyết H1: sự khác nhau giữa hai phương sai này là có ý nghĩa. Đại lượng kiểm định F được tính:
2 2 2, 64 0,953 2, 77 TNg DC S F S
Tra bảng giá trị F từ bảng phân phối F, ứng với mức ý nghĩa 0, 05 và các bậc tự do là fTNg = 161; fDC=165, ta có F 1, 65
Vì FF, nên chấp nhận giả thuyết H0: sự khác nhau giưa hai phương sai là không có ý nghĩa, tức là phương sai tổng thể chung là bằng nhau.
* Tiếp theo, ta kiểm định sự khác nhau của hai giá trị trung bình XTNg6,59
và XDC5, 44 với phương sai bằng nhau. Chọn mức ý nghĩa 0, 05
Giả thuyết H0: “Sự khác nhau giữa giá trị trung bình của điểm số nhóm ĐC và nhóm TNg là không có ý nghĩa”, tức là chưa đủ để kết luận phương pháp mới tốt hơn phương pháp cũ.
Giả thuyết H1: “Điểm trung bình của nhóm TNg khác điểm trung bình của nhóm ĐC một cách có ý nghĩa”, tức là phương pháp mới hiệu quả hơn phương pháp cũ.
Tính đại lượng kiểm định t theo công thức TNg DC TNg. DC (1) TNg DC n n X X t S n n với 2 2 ( 1) ( 1) (2) 2 TNg TNg DC DC TNg DC n S n S S n n
Sau khi tính được t, ta so sánh nó với giá trị tới hạn t được tra trong bảng Student ứng với mức ý nghĩa và bậc tự do f nTNgnDC 2 .
- Nếu t t thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. - Nếu t t thì bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0. Vận dụng công thức (1) ta tính được 6, 59 5, 44 161.165 6,33 1, 64 161 165 t Và công thức (2) tính được (161 1).2, 64 (165 1).2, 77 1, 64 161 165 2 S
Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa 0, 05và bậc tự do f với
2 161 165 2 324
TNg DC
f n n ta có t1, 65.
Như vậy, rõ ràng tt nên bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, tức là XTNg khác XDC là có ý nghĩa.
Do đó, ta có thể kết luận: Giả thuyết nêu trên đã được kiểm chứng, điều đó có nghĩa là tiến trình dạy học mới mang lại hiệu quả cao hơn so với tiến trình dạy học cũ.
Kết luận chương 3
Qua quá trình thực nghiêm sư phạm, với sự phân tích và xử lý các kết quả nhận được về mặt định tính và định lượng, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết ban đầu đưa ra về tính hiệu quả của đề tài. Cụ thể là “sử dụng phần mềm dạy học theo hướng tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học một số kiến thức vật lí lớp 12” chúng tôi thu được những kết luận sau:
- Sử dụng PMDH hỗ trợ quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS đã có tác dụng gây hứng thú, kích thích tò mò, khả năng tư duy và óc sáng tạo của học sinh trong dạy học. Trong quá trình dạy học, thông qua việc tổ chức cho HS tham gia các hoạt động, lập và phân tích kiến thức, khai thác dữ liệu
từ intrenet và thư viện điện tử để giải quyết nhiệm vụ học tập, GV đã nâng cao được vai trò tích cực, chủ động của HS trong việc xây dựng và chiếm lĩnh tri thức. Qua đó, làm cho các nội dung kiến thức trở lên gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ hơn đối với HS. Quá trình dạy học với sự hỗ trợ của PMDH đã tăng cường các hoạt động học tập (hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm) của HS, làm cho ý thức và tinh thần thái độ học tập của các em được nâng cao.
- Việc khai thác và sử dụng PMDH trong dạy học đã tạo điều kiện giúp giảm thời gian truyền giảng, tăng thời gian hoạt đọng nhóm của HS cũng như thời gian trao đổi giữa GV và HS. Thông qua việc khai thác các phần mềm như hình ảnh, mô phỏng và video thí nghiệm vật lí, HS chủ động và sáng tạo hơn trong việc đua ra các ý tưởng, phương án giải quyết nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn và điều khiển của GV.
- Theo kết quả thống kê và phân tích số liệu điều tra thu được cho thấy kết quả học tập của nhóm TNg cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC. Cụ thể là điểm trung bình của nhóm TNg cao hơn nhóm ĐC, tỷ lệ HS loại yếu, kém của nhóm TNg giảm rất nhiều so với nhóm ĐC, tỷ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm TNg cáo hơn nhóm ĐC. Như vậy, việc tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của PMDH đã nâng cao năng lực tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, phát huy tiềm năng trí tuệ và năng lực tư duy sáng tạo của HS, góp phần đổi mới PPDH, từ đó nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT.
KẾT LUẬN
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của đề tại chúng tôi đã đạt được những kết quả sau đây:
- Trình bày rõ cơ sở lý luận của việc sử dụng phần mềm dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lí.
- Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức vật lí 12 ban cơ bản với sự hỗ trợ của phần mềm mô phỏng thí nghiệm theo hướng tích cực hoá hoạt đọng nhận thức của học sinh.
- Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 2 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Qua đó chúng tôi có những kết luận sau đây:
Môn vật lí là môn học thực nghiệm, muốn học sinh hiểu sâu sắc những định luật, bản chất hiện tượng, cần phải có thí nghiệm thực hành. Nhưng trong điều kiện cơ sở vật chất hiện nay việc làm thí nghiệm thực gặp nhiều khó khăn, do đó cần phải sử dụng phần mềm dạy học hỗ trợ cho các tiết dạy. Phần mềm mô phỏng thí nghiệm là một trong những phần mềm dạy học có rất nhiều ưu điểm khi sử dụng trong dạy học bộ môn vật lí. Thực tế đã cho thấy, khi sử dụng PMMP thí nghiệm trong tiết dạy môn vật lí đã làm cho HS có sự tập trung cao hơn trong giờ học, tích cực tham gia đề xuất và tìm tòi phương án giải quyết vấn đề, HS được bày tỏ quan điểm của mình trong giờ học. Kết quả khi kết thức bài học, HS hiểu bài sâu hơn, và có thể vận dụng kiến thức trong tình huống mới. Và hơn nữa, nó có tác dụng giúp cho HS hứng thú, say mê trong học tập môn vật lí.
Cơ sở lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ PMMP thí nghiệm được sử dụng trong dạy học bộ môn vật lí là phương tiện hữu ích, nó giúp cho việc trình bày kiến thức phong phú, sinh động, có tác dụng tích cực hóa quá trình nhận thức của HS. Đặc biệt nó giúp HS chủ động tìm tòi, khám phá tri thức, biến người
học từ thụ động thành chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức.
Nói tóm lại, sử dụng PMMP thí nghiệm theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học bộ môn vật lí đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng và sâu sắc.
KIẾN NGHỊ
- Các trường học cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền để GV thấy được sự cần thiết của việc sử dụng CNTT trong dạy học. Tăng cường bồi dưỡng về sử dụng CNTT cho GV.
- Sở Giáo dục và đào tạo, Lãnh đạo các trường học cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát với việc sử dụng đồ dùng dạy học của GV đặc biệt là GV dạy môn vật lí.
- Nhà nước cần tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học để tạo điều kiện cho việc áp dụng các phương pháp dạy học mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Vật lí 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Vật lí 12 (Sách giáo viên), NXB Giáo
dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Luật Giáo dục, NXB Tư pháp. 4. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Các văn kiện Đại hội BCH TW Đảng.
5. Lê Văn Giáo (2005), Thí nghiệm và phương tiện trực quan trong dạy
học Vật lí ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1996), Tuyển tập tâm lý học J.Piaget,
NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Ngọc Hiếu (2001), “Một số yêu cầu khi thiết kế phần mềm dạy
học”, Tạp chí giáo dục, (6).
8. Trần Huy Hoàng (2006), Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ
của máy vi tính trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học phổ thông, Luận án tiến sỹ Giáo dục học, Đại học Vinh.
9. Phạm Xuân Quế, Nguyễn Xuân Thành (2006), Các ứng dụng cơ bản
của máy vi tính trong dạy học vật lí, Giáo dục điện tử, ĐHSP Hà Nội.
10. Phạm Xuân Quế (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức
hoạt động nhận thức vật lí tích cực, tự chủ và sáng tạo, NXB ĐHSP.
11.Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế
(2002), Phương pháp dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, NXB đại
học sư phạm Hà Nội.
12.Nguyễn Xuân Thành (Chủ biên), Trần Văn Huy (2010), Phần mềm mô
phỏng thí nghiệm Vật lí 12, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
13.Nguyễn Xuân Thành (2003), Xây dựng phần mềm phân tích video và tỏ
biến đổi nhanh theo quan điểm lý luận dạy học, Luận án Tiến sỹ Giáo dục
học, Trường Đại học sư phạm, Hà Nội.
14.Phạm Hữu Tòng (2008), Lý luận dạy học vật lí 1, NXB Đại học sư
phạm.
15.Phạm Hữu Tòng, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Xuân Quế (2006), Tài liệu
bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kỳ III (2004- 2007), NXB Đại học Sư phạm.
16.Lê Công Triêm (2008), Bài giảng sử dụng máy vi tính trong dạy học
vật lí ở trường THPT, Giáo trình đào tạo Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại
học sư phạm Huế.
17.Lê Công Triêm (chủ biên), Một số vấn đề hiện nay của phương pháp
dạy học đại học, NXB Giáo dục, Hà Nội. Mai Văn Trinh (2001), nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông nhờ việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại, luận án Tiến sĩ giáo dục học,
Trường đại học Vinh.
18.Mai Văn Trinh (2001), nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường trung
học phổ thông nhờ việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại, luận án Tiến sĩ giáo dục học, Trường đại học Vinh.
19.Mai Văn Trinh, Nguyễn Lê Ngọc Nam (2005), “Mô phỏng và thí
nghiệm ảo trong dạy học vật lí ở trường THPT”, tạp chí giáo dục, (189),
tr.56-58.
20.Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi
mới, NXB Giáo dục.
21.Vũ Trọng Rỹ, Lê Minh Luân (2005), “Vai trò của thí nghiệm ảo trong
dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường phổ thông”, Tạp chí thiết bị giáo dục, (40), Tr. 7-9.