Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu luận văn kế toán ’Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Kai Việt Nam’’ (Trang 49)

Công ty Kai Việt Nam tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp có nghĩa là chi phí phát sinh cho đối tượng, phân xưởng nào thì được tập hợp trực tiếp cho đối tượng chi phí hoặc phân xưởng đó. Tổng chi phí sản kinh doanh bao gồm:

- Chi phí NVLTT - Chi phí NCTT - Chi phí SXC

Sản phẩm của Công ty là những sản phẩm có thời gian sản xuất ngắn nên Công ty thường áp dụng kỳ tính giá thành là hàng tháng. Cuối mỗi tháng, nhân viên kế toán vật tư của phòng kế toán kết hợp với nhân viên phòng kho, nhân viên quản lý các công đoạn tiến hành kiểm kê NVL, bán thành phẩm tại kho và tại các công đoạn sản xuất. Mục đích để đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang cuối tháng cho các sản phẩm phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. Nhân viên phòng kế toán, nhân viên kho và nhân viên các công đoạn sản xuất có trách nhiệm kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc xác định chính xác giá trị SPDD cuối kỳ

2.5.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng

- Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh - Sổ nhật ký chung

- Sổ cái

2.5.3 Tài khoản hạch toán

Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí là: TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.

Nội dung và kết cấu .

Bên Nợ:

- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí phân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ;

- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ;

- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Bên có:

- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán;

- Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng;

- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho;

- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí công nhân vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Đối với đơn vị sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc đơn vị có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài mà hàng kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào TK 154 đến khi sản phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632).

- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư bên Nợ:

Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dỡ dang cuối kỳ.

Tài khoản này được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng chi phí hoặc từng phân xưởng (Các đối tượng chi phí hay phân xưởng được đặt tên và mã theo dõi riêng trên phần mềm kế toán). Cuối tháng, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển tự động toàn bộ chi phí phát sinh vào bên Nợ TK 154 theo từng đối tượng chi phí, từng phân xưởng. Việc tập hợp chi phí hàng tháng nhằm phục vụ cho yêu cầu của công tác quản lý và đánh giá việc sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh.

2.5.4. Nguyên tắc hạch toán

Tất cả các khoản chi phí phát sinh liên quan bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ đều được tổng hợp và kết chuyển vào tài khoản 154.

2.5.5.Phương pháp hạch toán

Sau khi thực hiện bút toán kết chuyển tự động các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh trên phần mềm, hệ thống sẽ tự động chạy ra sổ sách báo cáo liên quan trong đó có sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh, sổ nhật ký chung, sổ cái…

2.6. Kiểm kê đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang

Công ty áp dụng phương pháp đánh giá SPDD theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau khi kết thúc việc kiểm kê vào cuối tháng thì kế toán vật tiến hành thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang. Mức độ hoàn thành được lập bởi phòng quản lý sản xuất và phòng kế toán có sự chấp thuận của ban giám đôc và một năm được thay đổi một lần để phù hợp với tình hình sản xuất. Mức độ đánh giá sản phẩm hoàn thành phụ thuộc vào chi phí sản xuất ra sản phẩm nên chịu ảnh hưởng của các nhân tố giá mua NVL, tiền lương CNV...

Sau khi kiểm kê phải xác định mức độ hoàn thành dở dang (%). Sau đó tính ra sản lượng tương đương như sau:

Sản lượng hoàn thành tương đương ( Qtđ) = Qd x % hoàn thành

Sau khi kiểm kê sản phẩm dở dang cuối tháng và tổng hợp kết quả kiểm kê tại các bộ phận, kế toán tổng hợp tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang về sản phẩm hoàn thành tương đương để phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. (Bao gồm bảng đánh giá sản phẩm dở dang của hàng hỏng nhưng có thể sửa lại được và bảng đánh giá sản phẩm dở dang của hàng đạt chất lượng). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.7. Kế toán tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu luận văn kế toán ’Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Kai Việt Nam’’ (Trang 49)