Tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Kai Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn kế toán ’Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Kai Việt Nam’’ (Trang 60)

- Về tổ chức bộ máy quản lý:

3.1.2 Tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Kai Việt Nam

toán kế toán tại Kai Việt Nam

Về công tác hạch toán, tại phòng kế toán của Công ty, việc tập hợp chi phí và tính giá thành còn gặp một số khó khăn, hạn chế.

- Về hạch toán các khoản chi phí:

+ Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Hiện tại công ty đang để tỉ lệ hao hụt cho các loại NVL từ 1 đến 10% tùy thuộc đặc điểm từng loại NVL trong quá trình sản xuất như vậy là hơi cao so với mặt bằng chung. Mặc dù là có sự kiểm tra khắt khe của khách hàng tuy nhiên công ty cần nghiên cứu, xem xét lại quá trình sản xuất để hạ tỉ lệ hao hụt. Hiện tại, NVL mua vào và dùng để sản xuất chỉ có phòng quản lý sản xuất và mua hàng thực hiện việc thu mua nhập kho cũng như việc xuất kho như vậy là thiếu khách quan.

+ Về chi phí nhân công trực tiếp Trong quá trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất. Công ty vẫn hạch toán tiền lương và thực hiện trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ quy định nhưng chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX. Tất cả các khoản tiền như: lương nghỉ phép, ngày lễ và các khoản phụ cấp khác đều được hạch toán cùng với lương chính. Trong khi đó số lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn, có thể phát sinh những đợt nghỉ phép mà hàng loạt công nhân cùng nghỉ. Như vậy, nếu tháng nào có công nhân nghỉ phép nhiều thì việc không trích trước tiền lương nghỉ phép sẽ làm cho chi phí NCTT của tháng đó tăng lên do đã làm tăng GTSP.

+ Về chi phí sản xuất chung : Hiện nay Công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ mà chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh hạch tốn tồn bộ vào TK 142-“Chi phí trả trước” rồi phân bổ cho các kỳ theo tiêu thức nhất định. Việc đó là hoàn toàn không đúng so với chế độ quy định. Nhưng theo cách này Công ty không chủ động được khoản chi phí mà mình phải bỏ ra để sửa chữa lớn TSCĐ, mà chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thường là rất lớn. Như vậy, nếu có khoản chi phí sửa chữa lớn phát sinh quá lớn sẽ rất khó khăn cho Công ty trong quá trình phân bổ thích hợp khoản chi phí này, điều này nó sẽ làm thay đổi GTSP

Như vậy, trước những khó khăn, tồn tại và hạn chế như trên, Công ty phải cần có những biện pháp từng bước giải quyết để hoạt động sản xuất có hiệu quả

hơn, tình hình tài chính ngày càng ổn định.

3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Kai Việt Nam

Để ngày càng hồn thiện công tác tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì mọi bộ phận trong bộ máy của Công ty phải phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là con đường cơ bản kiên quyết giúp cho các doanh nghiệp có thể đứng vững được trong nền kinh tế thị trường. Bởi vì, trên cơ sở hạ giá thành, chất lượng sản phẩm tốt thì mới hạ được giá bán để sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận và có điều kiện cạnh tranh với các sản phẩm của doanh nghiệp khác, đồng thời làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp .

Để hạ giá thành mà chất lượng, mẫu mã sản phẩm vẫn không thay đổi thì đứng trên góc độ quản lý kinh tế điều quan trọng nhất là phải hạch toán đầy đủ, chính xác các chi phí phát sinh trong kỳ. Tính đúng tính đủ giá thành sản phẩm từ đó phân tích đề ra những biện pháp thiết thực để phấn đấu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Những năm qua, Công ty đã thực sự quan tâm đúng mức tới việc tổ chức kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nhạy bén với sự đổi mới chế độ kế tốn, vận dụng tương đối phù hợp với quy định chung của Công ty

Song để kế tốn nói chung và bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời Công ty cần hoàn thiện hơn nữa công tác này theo hướng chính xác và khoa học hơn.

+ Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty cần nghiên cứu để giảm tỉ lệ hao hụt NVL định mức. Thực tế, NVL trong quá trình hao hụt chủ yếu do máy móc và con người. Nếu nguyên nhân do máy móc làm hao hụt NVL thì công ty phải bố trí cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi máy để tránh tình trạng máy bị hỏng làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất làm ra sản phẩm hỏng, không đạt chất lượng. Còn do con người làm hao hụt thì công ty phải đào tạo tay nghề, thao tác làm việc cho công nhân thật kỹ trong thời gian thử việc. Công nhân thật sự phải hiểu hết các thao tác sản xuất mới cho vào làm việc chính thức. Đồng thời, cần phải bố trí công nhân kiểm tra chất lượng sản phẩm luôn luôn giám sát các công đoạn sản xuất tránh tình trạng hàng sản xuất ra bị hỏng với số lượng lớn mới phát hiện ra.

Hiện tại, NVL mua vào và dùng để sản xuất chỉ có phòng quản lý sản xuất và mua hàng thực hiện việc thu mua nhập kho cũng như việc xuất kho như vậy là thiếu khách quan, công ty có thể không giám sát được chất lượng cũng như số lượng mua vào đã hợp đúng, đủ chất lượng hay chưa? Công ty cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn của bên thứ ba như phòng kế toán hay phòng kỹ thuật, quản lý chất lượng.

+ Về chi phí nhân công trực tiếp: Đầu năm, công ty cần trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên sau đó chia cho 12 tháng nhằm đảm bảo chi phí của công ty không bị ảnh hưởng nhiều để không ảnh hưởng đến giá thành. Thực tế một số tháng có ngày nghỉ nhiều như dịp 30/4, 1/5 là có nhiều chi phí tăng lên do nhân viên đăng ký nghỉ phép nhiều trong đó sản lượng lại giảm do mọi người nhân dịp lễ nên nghỉ thêm, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

+ Về chi phí sản xuất chung : Công ty cần trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Đầu năm, dựa vào tình trạng máy móc, dựa vào chi phí sản xuất của những năm trước đấy, công ty lập bảng dự tính sửa chữa lớn TSCĐ cho từng loại máy móc cụ thể để không bị ảnh hưởng khi có sự hư hỏng máy móc đột xuất, không gây khó khăn cho Công ty trong quá trình phân bổ thích hợp khoản chi phí này và không ảnh hưởng GTSP.

Sau thời gian thực tập tại Công ty, do thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn, nên bài viết của em chỉ đi sâu nghiên cứu được một số vấn đề chủ yếu của công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, qua đó thấy được những ưu điểm, những mặt tốt cần được phát huy đồng thời cũng đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty.

Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện

- Trước hết công ty phải tổ chức tốt công tác quản lý, tạo được môi trường tốt để thu hút cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề. Thực hiện quy trình quản lý theo tiêu chuẩn của hệ thống chất lượng và ứng dụng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thường xuyên chăm lo tới công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và tay nghề cho công nhân viên, nêu cao tác phong làm việc và kỷ luật lao động công nghiệp. Công ty phải có chế độ phân phối thu nhập hợp lý để khuyến khích, động viên tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên.Công ty có được nguồn nhân lực có chất lượng tốt thì quá trình sản xuất xây lắp mới đảm bảo

hiệu quả.

- Tiếp đến, bộ máy sản xuất ở các phân xưởng phải tích cực nâng cao năng suất lao động, đội ngũ kỹ thuật phải đảm bảo bảo dưỡng máy móc thiết bị thường xuyên, không để tình trạng máy móc thiết bị hỏng hóc, mất nhiều thời gian sửa chữa gây ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Ngoài ra, công ty phải luôn luôn tăng cường công tác quản lý kỹ thuật và an toàn lao động để tránh được các thiệt hại, rủi ro không đáng có. Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn và bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường tại các phân xưởng sản xuất. Công ty phải phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.

Thứ tư, các bộ phận kết hợp với nhau trong công tác cung cấp số liệu nhanh, chính xác, đặc biệt là cung cấp các số liệu sản xuất cho phòng kế toán để họ tập hợp được số liệu một cách nhanh nhất, số liệu chính xác nhất.

Tiết kiệm các chi phí liên quan đến sản xuất một cách hiệu quả để giá thành sản phẩm hạ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Để hạ giá thành mà chất lượng, mẫu mã sản phẩm vẫn không thay đổi thì đứng trên góc độ quản lý kinh tế điều quan trọng nhất là phải hạch tốn đầy đủ, chính xác các chi phí phát sinh trong kỳ. Tính đúng tính đủ giá thành sản phẩm từ đĩ phân tích đề ra những biện pháp thiết thực để phấn đấu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Ngoài ra các bộ phận khác phải biết kết hợp với nhau trong công tác, tiết kiệm mọi chi phí, đặc biệt là bộ phận kỹ thuật phải căn chỉnh máy móc cho tốt để tránh thời gian máy ngưng hoạt động và chi phí sửa chữa tăng lên.

KẾT LUẬN

Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán phức tạp song lại rất quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán ở các doanh nghiệp xây dựng. Kế toán chi phí sản xuất được hoàn thiện, Công ty có thể đưa ra mức giá thành hợp lý và có tính cạnh tranh là điều kiện giúp các doanh nghiệp nói chung và Công ty Kai Việt Nam nói riêng có được vị thế vững chắc trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng vươn lên, sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng các sản phẩm đầu ra và tự cân đối hạch toán kinh tế để có lãi. Do đó, việc quản lý và sử dụng tốt chi phí là một trong những điều kiện cơ bản để hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên Công ty. Tập hợp CPSX nhanh chóng và chính xác là cơ sở để tính đúng, tính đủ giá thành giá thành sản phẩm và là cơ sở để các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh tế thích hợp. Do đó, việc ngày càng phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là thực sự cần thiết.

Trong thời gian thực tập ở Công ty bằng cơ sở lý luận đã được học và kết hợp với thực tiễn sinh động tại Công ty em đã có điều kiện đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản. Trong báo cáo em cũng đề cập một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SPXL tại Công ty. Tuy nhiên vì trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của cô giáo cũng như các anh, Chị phòng kế toán để bài báo cáo này của em thêm hoàn thiện.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thuý Ngà cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng kế toán Công ty Kai Việt Nam đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp – NXB ĐH Kinh tế Quốc dân – 4/2006.

2. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006, quyển 1, quyển 2 – NXB Tài chính – 2006.

3. Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ kế toán - Nhà xuất bản thống kê. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chi Minh.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán ’Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Kai Việt Nam’’ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w