Khả năng đưa Giáo dục ứng phó với BĐKHvà phòng, chống thiên tai vào dạy học môn Công nghệ

Một phần của tài liệu tai lieu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai ở cấp THPT (Trang 42)

I. Giáo dục ứng phó với BĐKHvà phòng, chống thiên tai trong dạy học bộ môn Công nghệ cấp trung

2. Khả năng đưa Giáo dục ứng phó với BĐKHvà phòng, chống thiên tai vào dạy học môn Công nghệ

học môn Công nghệ - trung học phổ thông

Môn Công nghệ - cấp trung học phổ thông có nội dung liên quan nhiều đến các vấn đề về môi trường, năng lượng, BĐKH và phòng chống thiên tai. Giữa môn Công nghệ cấp trung học phổ thông và giáo dục BĐKH, phòng chống thiên tai có sự giao thoa về mục tiêu, nội dung cũng như cách thực hiện. Nội dung môn Công nghệ cấp

nghiệp; công nghiệp, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến việc ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai .

Môn Công nghệ là môn khoa học ứng dụng các kiến thức của các môn khoa học cơ bản như Vật lý, Sinh học, Hóa học... và là cầu nối giữa khoa học cơ bản với thực tiễn. Việc học môn Công nghệ tạo cơ hội cho HS vận dụng các kiến thức của các môn khoa học cơ bản và những hiểu biết về ứng phó với BĐKH, và giảm nhẹ rủi ro thiên tai của các môn học này vào thực tiễn học tập, sinh hoạt và lao động sản xuất.

Môn Công nghệ là môn học có tính thực tiễn, tính ứng dụng cao. Thông qua việc học tập môn Công nghệ, HS có thể áp dụng ngay được những kiến thức, kĩ năng về ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai vào thực tiễn đời sống và sản xuất.

Do vậy, khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai thông qua dạy học môn Công nghệ ở cấp trung học phổ thông là thuận lợi và phù hợp. Công nghệ chính là phương thức để con người tác động vào môi trường (tự nhiên và xã hội) nhằm hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường gây BĐKH, hạn chế rủi ro thiên tai gây ra.

Khi giảng dạy tích hợp các nội dung ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai, GV cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nội dung tích hợp ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai phải phù hợp với nội dung bài dạy, tránh gượng ép làm cho việc tổ chức học tập khó khăn.

- Mức độ tích hợp các kiến thức ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai phải đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Điều đó có nghĩa là, với vốn hiểu biết của mình và qua những kiến thức đã được học, HS có thể liên hệ để hiểu được các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai trong các bài học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông.

- Tăng cường sử dụng các câu hỏi vận dụng liên quan đến ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai, phát huy tính tích cực của HS trong quá trình tham gia học tập.

- Phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Công nghệ cấp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tránh làm quá tải đối với HS khi dạy tích hợp.

- GV có thể tổ chức các hình thức dạy học khác nhau (cho HS làm bài tập, dạy học dự án, giải quyết vấn đề...) để tìm hiểu về ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai trên cơ sở các kiến thức được học vận dụng vào điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.

Để thực hiện tích hợp ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai hiệu quả trong môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông, việc lựa chọn những nội dung, bài học để thực hiện việc tích hợp là rất cần thiết. Môn Công nghệ có nhiều nội dung, chủ đề phù hợp với việc tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai. Trong môn Công nghệ cấp trung học phổ thông mỗi phân môn, lĩnh vực có những ưu thế khác nhau trong việc lựa chọn chủ đề, nội dung để tích hợp ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai ở các mức độ khác nhau:

Môn Công nghệ lớp 10 gồm 2 phần: Nông - lâm - ngư nghiệp, Tạo lập doanh nghiệp, có nhiều nội dung có thể tích hợp ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai trong nội dung các bài học.

Đối với phần 1 Nông - lâm - ngư nghiệp, chương trình Công nghệ lớp 10, nội dung trồng trọt, lâm nghiệp đại cương; chăn nuôi, thủy sản đại cương; bảo quản chế biến nông lâm, thủy sản bao gồm những kiến thức và kĩ năng phù hợp để tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và thiên tai.

- Chương 1 Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương: Việc trồng trọt, lâm nghiệp tạo ra môi trường xanh, phủ kín đất trống, đồi núi trọc, tạo ra sinh khối rừng và cây trồng góp phần làm giảm thiểu khí nhà kính, làm sạch không khí, giữ cân bằng sinh thái, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người và các hoạt động khác; cải tạo và bảo vệ đất; trồng rừng còn có tác dụng hạn chế tác hại của gió bão, mưa lũ, hạn hán, nắng nóng; sóng biển... hạn chế xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất, hạn chế xâm nhập mặn, lưu giữ nguồn nước ngầm... là việc làm chủ động ứng phó với BĐKH và thiên tai. Những nội dung có thể tích hợp giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai trong chương 1: Sản xuất và nhân giống cây trồng; Đặc điểm, tính chất của đất trồng; Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn, đất phèn; đặc điểm, tính chất, cách sử dụng, chế biến phân bón; phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng; tác hại của thuốc hóa học đến môi trường và sinh vật; bảo vệ môi trường trong trồng trọt...

- Chương 2 Chăn nuôi, thủy sản đại cương: Các nội dung liên quan đến ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai để tích hợp như sau: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi; Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản; Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi; Sản xuất thức ăn cho vật nuôi, thủy sản; Môi trường sống cho vật nuôi, thủy sản; Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi; Phòng và chữa bệnh cho chăn nuôi...

- Chương 3 Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản: Các nội dung liên quan đến ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai để tích hợp bao gồm: Các yếu tố ảnh

hưởng đến nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản, chế biến; Các phương pháp, điều kiện bảo quản, chế biến; Vệ sinh, an toàn thực phẩm trong bảo quản chế biến nông, lâm, thủy sản; Xử lí rác thải trong bảo quản, chế biến...

Phần 2 Tạo lập doanh nghiệp, môn Công nghệ 10 có một số nội dung liên quan đến giáo dục tích hợp BĐKH và phòng chống thiên tai như sau: kinh doanh, sản xuất, buôn bán các sản phẩm có khả năng giúp người dân ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai (các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có khả năng thích ứng, chống chịu tốt với điều kiện BĐKH, thiên tai; các phương tiện, dụng cụ... ứng phó với thiên tai, BĐKH...), tính toán thiệt hại do BĐKH và thiên tai gây ra cho con người, môi trường...

- Môn Kĩ thuật công nghiệp lớp 11, lớp 12 có một số nội dung khá thuận lợi để tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai. Cụ thể như sau:

Môn Công nghệ 11: Chương 3: Các nội dung vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi; chương 4: công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hóa trong chế tạo cơ khí; chương 5: đại cương về động cơ đốt trong; chương 6: cấu tạo của động cơ đốt trong; chương 7: ứng dụng động cơ đốt trong.

Môn Công nghệ 12: Chương 1: linh kiện điện tử; chương 3: một số mạch điện tử điều khiển; chương 4: điện tử dân dụng; chương 5: mạch điện xoạy chiều ba pha; chương 6; Máy điện ba pha; chương 7: mạng điện sản xuất qui mô nhỏ.

Tất cả các nội dung này đều có thể tích hợp nội dung giáo dục ý thức tiết kiệm, sử dụng hợp lý nhằm giảm bớt tổn thất vô ích, tăng hiệu suất sử dụng, sử dụng các nguồn năng lượng sạch làm giảm ô nhiễm môi trường, giũ gìn bền vững môi trường tự nhiên, góp phần hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu tai lieu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai ở cấp THPT (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w