Phương pháp xác định yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng

Một phần của tài liệu Khảo sát động thái lên men của chủng Streptomyces sp. T1 và Streptomyces sp. T4 làm cơ sở sản xuất chế phẩm sinh học sử dụng trong xử lý chất thải chăn nuôi. (Trang 33)

phát trin ca x khun

3.3.4.1. Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ:

Nhằm lựa chọn nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng và sinh enzyme của chủng xạ khuẩn, các chủng xạ khuẩn được cấy vào môi trường, trong nghiên cứu này cần chuẩn bị 12 bình tam giác loại 100ml, mỗi bình cho 20ml (ở mỗi bình môi trường có đánh ghi điều kiện nhiệt độ khác nhau tương ứng với 2 chủng xạ khuẩn), nuôi lắc 220º vòng/ phút ở các thang nhiệt độ 25o

C, 30oC, 37oC, 45oC, 50oC, 55oC. Sau 48 giờ lọc thu sinh khối và dịch lọc enzymẹ Sinh khối đem sấy khô ở 45o

C đến trọng lượng không đổi để xác định ảnh hưởng của nhiệt độ lên khả năng sinh trưởng của các chủng xạ khuẩn. Dịch enzyme dùng để nhỏ vào các giếng thạch môi trường xelluloza, tinh bột và cazein để kiểm tra hoạt tính enzyme của các chủng xạ khuẩn.

3.3.4.2. Xác định ảnh hưởng của pH môi trường.

Nhằm xác định khả năng sinh trưởng và phát triển của các chủng xạ khuẩn trên môi trường, trong nghiên cứu này cần chuẩn bị 14 bình tam giác loại 100 ml, mỗi bình chứa 20 ml môi trường ứng với các giá trị pH thay đổi từ 4-10 (ở mỗi bình môi trường có ghi các giá trị pH khác nhau, tương ứng với 2 chủng xạ khuẩn). Sử dụng HCl 1N và NaOH 1N để điều chỉnh pH của môi trường. Cấy các chủng xạ khuẩn nghiên cứu vào các bình môi trường, đem nuôi lắc 220 vòng/ phút ở nhiệt độ 30oC trong 48 giờ. Sau đó lọc thu sinh khối và dịch lọc enzymẹ Sinh khối đem sấy khô ở 45o

không đổi để xác định ảnh hưởng của pH lên khả năng sinh trưởng của các chủng xạ khuẩn. Dịch enzyme dùng để nhỏ vào các giếng thạch chứa môi trường cellulose, tinh bột và cazein để kiểm tra hoạt tính enzyme của các chủng xạ khuẩn.

3.3.4.3. Khả năng chống chịu nồng độ muối khác nhau:

Nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của NaCl tới khả năng sinh trưởng và phát triển của các chủng xạ khuẩn, trong nghiên cứu này cần chuẩn bị 14 bình tam giác loại 100 ml, mỗi bình cho 20 ml môi trường vào với nồng độ muối thay đổi từ 0-1-3-5-7-9-11% (ở mỗi bình môi trường có đánh dấu ở các nồng độ muối khác nhau, tương ứng 2 chủng xạ khuẩn). Sau đó tiến hành nuôi lắc 220 vòng/ phút ở 30oC trong 48h, theo dõi sự sinh trưởng của chúng. Sau 48 giờ lọc thu sinh khối và dịch enzymẹ Sinh khối đem sấy khô ở 45o

C đến trọng lượng không đổi để xác định ảnh hưởng của nồng độ muối lên khả năng sinh trưởng của các chủng xạ khuẩn. Dịch enzyme dùng để nhỏ vào các giếng thạch chứa môi trường xelluloza, tinh bột và cazein để kiểm tra hoạt tính enzyme của các chủng xạ khuẩn.

3.3.4.4.Xác định nhu cầu oxy:

Nhằm nghiên cứu nhu cầu sử dụng oxy cho sự sinh trưởng và sinh enzyme của 2 chủng xạ khuẩn cần tiến hành nuôi chúng trên các thể tích môi trường khác nhaụ Các chủng xạ khuẩn sau khi được hoạt hóa trên môi trường, tiến hành lấy 1000 µl cho vào10 bình tam giác có dung tích là 500ml chứa thể tích dịch môi trường lần lượt là 25ml, 50ml, 75ml, 100ml, 125ml, 150ml nuôi lắc 220 vòng/phút ở nhiệt độ là 30oC trong 48 giờ. Sau 48 giờ tiến hành lọc thu sinh khối và dịch lọc enzymẹ Sinh khối đem sấy khô ở 45o

C đến trọng lượng không đổi để xác định ảnh hưởng của nồng độ oxy tới khả năng sinh trưởng của các chủng xạ khuẩn. Dịch enzyme dùng để nhỏ vào các giếng thạch chứa môi trường xelluloza, tinh bột và cazein để kiểm tra hoạt tính enzyme của các chủng xạ khuẩn.

3.3.4.5. Khả năng sử dụng nguồn cacbon:

Nhằm xác định khả năng phát triển và sinh tổng hợp enzym trên cơ sở thành phần của môi trường, chỉ thay thế tinh bột bằng các nguồn cacbon khác nhau với nồng độ như nhau: Tinh bột (1%), Xenluloza (1%), Glucose (1%),

Saccaroza (1%), Lactose (1%),CMC (1%). Sau khi khử trùng ướt môi trường (1atm/30phút) ta tiến hành cấy các chủng xạ khuẩn vào các bình dung tích 100ml chứa 20ml môi trường rồi đem đi nuôi lắc trong thời gian 48 giờ ở 30oC cho các chủng phát triển. Sau 48 giờ lọc thu sinh khối và dịch lọc enzymẹ Dịch lọc dùng để nhỏ vào các giếng thạch chứa môi trường cellulose, tinh bột và cazein để kiểm tra hoạt tính enzyme của các chủng xạ khuẩn.

3.3.4.6. Khả năng sử dụng nguồn Nitơ:

Xác định khả năng phát triển và sinh tổng hợp enzym trên cơ sở thành phần của môi trường, chỉ thay thế KNO3 bằng các nguồn nitơ khác nhau với nồng độ bổ sung 0,25%. Sử dụng các nguồn nitơ khác nhau: Pepton, cao nấm men, KNO3, (NH4)2SO4, bột đậu tương. Sau khi khử trùng ướt môi trường (1atm/30phút) chia vào các bình tam giác 100ml (mỗi bình 20ml). Sau đó cấy các chủng xạ khuẩn vào các bình môi trường với số lượng sinh khối bằng nhau rồi đem nuôi lắc trong thời gian 48 giờ ở nhiệt độ là 30oC. Sau 48 giờ ngày lọc thu sinh khối và dịch lọc enzymẹ Sinh khối đem sấy khô 45o

C đến trọng lượng không đổi để xác định ảnh hưởng của pH lên khả năng sinh trưởng của các chủng xạ khuẩn. Dịch enzyme dùng để nhỏ vào các giếng thạch môi trường xelluloza, tinh bột và cazein để kiểm tra hoạt tính enzyme của các chủng xạ khuẩn.

Một phần của tài liệu Khảo sát động thái lên men của chủng Streptomyces sp. T1 và Streptomyces sp. T4 làm cơ sở sản xuất chế phẩm sinh học sử dụng trong xử lý chất thải chăn nuôi. (Trang 33)