Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai mới chọn tạo vụ Đông 2013 tại Thái Nguyên. (Trang 36)

3. Ý nghĩa đề tài

3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Tốc độ tăng trưởng chiều cao phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng. Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng, tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào giống, điều kiện sinh thái, biện pháp canh tác …

Sinh trưởng, phát triển của cây ở các giai đoạn là cơ sở khoa học tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây ngô sinh trưởng, tập trung dinh dưỡng tối ưu nuôi các bộ phận, tăng khả năng cho năng suất của các giống.

Kết quả cho thấy, chiều cao của các tổ hợp lai thí nghiệm tăng liên tục, mạnh nhất là giai đoạn từ 50 đến 60 ngàỵ

Thời gian sau trồng 20 ngày: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm dao động từ 1,4 - 1,8 cm/ngàỵ Các tổ hợp lai có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Thời gian sau trồng 30 ngày: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm dao động từ 2,1 - 3,3 cm/ngàỵ Các tổ hợp lai có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Thời gian sau trồng 40 ngày: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm biến động từ 2,0 - 2,9cm/ngàỵ Tổ hợp lai KK

592, NL13-9 và KS 0997 có tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 2,0 - 2,2 cm/ngày thấp hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Thời gian sau trồng 50 ngày: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm biến động từ 3,1 - 4,6 cm/ngàỵ Có 3 tổ hợp lai LCH9-11, KK 527, KK 592 có tốc độ tăng trưởng tương đương với giống đối chứng, các tổ hợp lai còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Thời gian sau trồng 60 ngày: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm biến động từ 3,4 - 4,5 cm/ngàỵ Có 4 tổ hợp lai LCH9-11, KK 775, KK 688, HK 52420 có tốc độ tăng trưởng tương đương với giống đối chứng, các tổ hợp lai còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm (Đơn vị tính: cm/ngày) TG sau trồng (ngày) THL 20 30 40 50 60 LCH9-11 1,7 2,6 2,9 4,1 3,9 KK 527 1,7 2,8 2,4 4,1 3,8 KK 592 1,4 2,4 2,2 4,1 3,5 KK 409 1,6 2,4 2,4 4,0 3,4 NL13-9 1,4 2,0 2,1 3,1 3,8 KK 775 1,6 2,8 2,3 3,8 4,2 KK 688 1,5 2,2 2,3 3,8 4,0 KS 0997 1,4 2,4 2,0 3,2 3,7 HK 52420 1,4 2,1 2,5 4,0 3,9 NL 13-8 1,8 3,0 2,6 3,9 3,8 NK4300 (đ/c) 1,8 3,3 2,6 4,6 4,5 P > 0,05 > 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 CV (%) 15,2 21,2 9,7 8,7 9,3

LSD05 0,41 0,92 0,39 0,57 0,61

3.5. Tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm

Nghiên cứu khả năng ra lá của các giống qua các thời kỳ là một trong những chỉ tiêu của các nhà chọn tạo giống. Căn cứ vào kết quả đó, các nhà khoa học có cơ sở xây dựng các quy trình bón phân, tác động các biện pháp kỹ thuật giúp cho bộ lá của cây khỏe mạnh, tăng khả năng quang hợp, tích lũy các chất dinh dưỡng nuôi cây, tăng khả năng cho năng suất tối đa của giống.

Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm có sự biến động khác nhau và giữa các giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì tốc độ ra lá cũng khác nhau (bảng 3.6).

Bảng 3.6. Tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm

Đơn vị tính: lá/ngày TG sau trồng (ngày) THL 20 30 40 50 60 LCH9-11 0,22 0,25 0,16 0,32 0,38 KK 527 0,21 0,25 0,17 0,30 0,33 KK 592 0,20 0,24 0,17 0,31 0,36 KK 409 0,22 0,24 0,18 0,32 0,40 NL13-9 0,20 0,29 0,15 0,29 0,38 KK 775 0,20 0,25 0,18 0,34 0,47 KK 688 0,22 0,25 0,18 0,27 0,39 KS 0997 0,20 0,24 0,20 0,32 0,45 HK 52420 0,21 0,25 0,18 0,30 0,38 NL 13-8 0,24 0,25 0,17 0,34 0,48 NK4300 (đ/c) 0,23 0,28 0,19 0,33 0,53 P > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 CV (%) 10,4 8,1 13,0 12,7 17,1 LSD05 0,37 0,35 0,39 0,67 0,12

• Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai thí nghiệm đạt 0,20 - 0,29 lá/ngày ở giai đoạn sau trồng 20-30 ngàỵ

• Giai đoạn 40 ngày sau trồng do gặp hạn kéo dài nên tốc độ ra lá của các tổ hợp lai thí nghiệm đều giảm, đạt 0,15 - 0,20 lá/ngàỵ

• Giai đoạn 50 - 60 ngày sau trồng tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm đều tăng đạt 0,27 - 0,48 lá/ngàỵ

• Ở tất cả các giai đoạn nghiên cứu, tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm đều không có sự sai khác so với giống đối chứng (P > 0,05).

3.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm

Chọn giống có khả năng chống chịu sâu bệnh là mục tiêu quan trọng trong quá trình chọn tạo giống mớị Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân không những làm giảm năng suất ngô ngoài đồng mà còn làm giảm khối lượng ngô hạt trong quá trình bảo quản. Đây là vấn đề đang được các nhà khoa học quan tâm và tìm cách khắc phục. Theo đánh giá của tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc cho thấy tổng thiệt hại do sâu bệnh gây ra hàng năm là 20 - 30 tỷđô la (bằng 13-14% sản lượng), do bệnh là 24-25 tỷđô la (bằng 11- 12% sản lượng. Đặc biệt ngô là một trong những loại cây trồng bị khá nhiều sâu bệnh phá hoạị Các loại sâu bệnh có thể thay nhau phá hại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây từ khi gieo đến khi thu hoạch.

Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều sâu bệnh phát triển và phá hoại ở tất cả các thời vụ trồng ngô. Ở nước ta có gần 100 loại sâu và 100 loại bệnh hại ngô (Đường Hồng Dật, 2006) [2]. Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở nước ta lên cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến được áp dụng để trồng ngô quanh năm, chính vì thếđã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh.

Như vậy càng đi vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng, chống sâu bệnh phá hoại càng trở nên cấp bách. Ngày nay sâu bệnh có khả năng chống chịu với nhiều loại thuốc khác nhau, nhưng trên thị trường lại chưa có loại thuốc nào tiêu diệt triệt để tất cả các loại sâu bệnh, công việc cần làm đầu tiên là thực hiện biện pháp tổng hợp để bảo vệ ngô, đặc biệt chọn tạo giống ngô có khả năng chống chịu sâu bệnh là một trong những biện pháp

kinh tế nhất, vừa giảm sự phá hoại sâu bệnh vừa đảm bảo môi trường trong sạch và sức khỏe của con ngườị

Việc theo dõi đánh giá diễn biến của các loại sâu bệnh hại chính trên các giống ngô mới là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đánh giá được tình hình phát sinh, phát triển và gây hại của các loại sâu bệnh. Mức độ phát sinh, phát triển của sâu bệnh phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ngô, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết và các yếu tố về dinh dưỡng. Biến động về mức độ gây hại của các loại sâu bệnh trên các giống ngô là cơ sở khoa học để đánh giá khả năng chống chịu của từng giống và cũng là cơ sởđểđưa ra các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả.

3.6.1. Sâu đục thân (Ostrinia nubillalis Hiibner)

Sâu đục thân thuộc bộ Lepidoptera, phân bố phổ biến rộng rãi ở tất cả các vùng trồng ngô trong nước và thế giớị Sâu tuổi từ 1 đến tuổi 2 gặm ăn thịt lá non. Nếu sâu nở vào đúng lúc trỗ cờ thì chúng đục vào bao cờ rồi ăn dần xuống cuống làm cho cờ gẫy gục, bao phấn bị héo khô, hoa không thụ phấn được. Từ tuổi 3 trở lên sâu đục vào thân cây, bắp non. Những bắp bị sâu đục khi mới hình thành thường không tiếp tục phát triển được. Cây ngô non bị sâu đục vào thân ở giai đoạn sớm có thể bị gãy gục và ngừng phát triển. Khi cây ngô đã lớn, sâu đục vào thân và để lại phân ở đường đục. Cây ngô lớn bị sâu đục thường không chết nhưng khi gặp gió to, cây có thể bị gãy ngang thân. Bắp ngô có thể bị sâu đục từ trong cuống vào trong lõi bắp. Nếu bắp đã cứng, sâu đục từ đầu bắp đến giữa bắp. Sâu non tuổi nhỏ thích ăn các bộ phận còn non, mềm, nhiều nước, có xơ. Sâu tuổi lớn thích ăn các bộ phận ít nước và nhiều đường. Sâu non mới nở chưa kịp chui vào bên trong thân ngô, nếu gặp độ ẩm thấp dưới 90% có thể bị chết. Sâu đục thân phá hoại mạnh nhất vào vụ hè thu, xuân hè, thu đông và một phần ngô đông xuân.

Qua theo dõi chúng tôi thấy tỉ lệ nhiễm sâu đục thân của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm biến động từ 10-16,67% đánh giá ở điểm 2 - 3. Tổ hợp lai nhiễm sâu đục thân đánh giá điểm 3 tương đương với giống đối chứng là KS 0997 (15,83%), KK 409 (15%). Các tổ hợp lai còn lại tỷ lệ nhiễm sâu đục thân dao động từ 10 - 14,17%, đánh giá điểm 2

Bảng 3.7: Tình hình nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm THL Sâu đục thân (điểm) Tỉ lệ nhiễm bệnh khô vằn

(%) LCH9-11 2 10,00 KK 527 2 12,50 KK 592 2 12,50 KK 409 3 16,67 NL13-9 2 14,17 KK 775 2 17,50 KK 688 2 15,00 KS 0997 3 11,67 HK 52420 2 12,50 NL 13-8 2 10,83 NK4300 (đ/c) 3 9,17 P < 0,05 CV (%) 19,0 LSD05 4,2 3.6.2. Bnh khô vn

Bệnh khô vẵn do Nấm Rhizoctonia solani gây rạ Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô song biểu hiện rõ và nặng hơn khi cây ngô trỗ cờ đến khi thu hoạch.

Khi bệnh phát triển mạnh làm khô bẹ lá, phiến lá và làm giảm khả năng quang hợp, bắp không phát triển, ảnh hưởng tới năng suất. Vết bệnh có hình bầu dục giống da báọ Về sau trở thành bất định và hòa vào nhaụ Lúc mới, vết bệnh có màu xanh xám hay xám bạc ở giữa, sau thành màu nâu hoặc vàng rơm, có viền nâu đậm. Cuối cùng vết bệnh chuyển sang màu chấm hoặc xám.

Nấm bệnh có thể hại cả trên lá, bông cờ, thân … vết bệnh gặp mưa có thể nhũn thốị Khi sợi nấm phát triển lan tới bắp gây chín ép, hạt lép.

Qua bảng 3.7 cho thấy tỉ lệ nhiễm bệnh khô vằn của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm biến động từ 9,17 - 17,5%. Các tổ hợp lai có tỉ lệ nhiễm bệnh khô

vằn lớn hơn giống đối chứng là KK409(16,67%), NL13-9(14,17%), KK 775(17,50%), KK688(15,00%) ở mức độ tin cậy 95%. Các tổ hợp lai còn lại có tỉ lệ nhiễm bệnh tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống vì đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh của từng giống. Năng suất ngô phụ thuộc vào tổng hợp nhiều yếu tố. Trước hết năng suất ngô phụ thuộc trực tiếp vào các yếu tố cấu thành năng suất như số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng, khối lượng 1000 hạt, chiều dài bắp và đường kính bắp. Ngoài ra năng suất còn chịu sự chi phối của điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh.

3.7.1. S bp trên cây

Đây là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành năng suất thường được quyết định bởi yếu tố di truyền, ngoài ra còn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác. Khi trên cây có nhiều bắp thì bắp ở trên sẽ được thụ phấn, thụ tinh đầy đủ hơn do đó phát triển tốt hơn những bắp ở dướị Các nghiên cứu cho thấy đối với ngô lấy hạt thì số bắp yêu cầu là 1 - 2 bắp (thường là 1 bắp) để cây tập trung dinh dưỡng nuôi bắp, khối lượng 1000 hạt lớn năng suất sẽ caọ Ngược lại, số bắp trên cây nhiều, quá trình thụ phấn, thụ tinh không đầy đủ, bắp phát triển kém, cây tiêu tốn dinh dưỡng để nuôi nhiều bắp nên năng suất không caọ

Qua nghiên cứu cho thấy các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm có số bắp biến động từ 1 - 1,05 bắp/câỵ Tổ hợp lai có tỉ lệ bắp/cây cao hơn giống đối chứng ởđộ tin cậy 95% là NL13-8. Các tổ hợp lai còn lại có số bắp/cây tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

3.7.2. Chiu dài bp

Chiều dài bắp của giống phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện canh tác.

Bảng 3.8 cho thấy các tổ hợp lai có chiều dài bắp biến động từ 16,6 đến 19,15 cm. Chiều dài bắp của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm không có sự sai khác so với giống đối chứng (P > 0,05).

3.7.3. Đường kính bp

Đây là một trong những yếu tố quyết định số hạt trên bắp. Đường kính bắp phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác.

Đường kính bắp của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm biến động trong khoảng từ 4,23 đến 4,86 cm. Kết quả phân tích số liệu cho thấy tổ hợp lai KS 0997 có đường kính lớn nhất (4,86 cm) cao hơn giống đối chứng NK4300 (4,58 cm) ở độ tin cậy chắc chắn 95%. Có 4 tổ hợp lai có đường kính bắp nhỏ hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95% là LCH9-11, KK 409, NL13-9, NL13-8. Các tổ hợp lai còn lại có đường kính bắp đạt 4,46-4,49cm tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

3.7.4. S hàng ht trên bp

Đây là đặc điểm di truyền của giống, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8 cho thấy tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm có số hàng hạt/bắp từ 12,5 đến 15,9 hàng/bắp. 4 tổ hợp có số hàng/bắp đạt 12,9 - 13,3 hàng, tương đương với giống đối chứng ở độ tin cậy 95% là LCH9-11, KK 527, HK52420, NL13-8. Các tổ hợp lai còn lại có số hàng hạt/bắp lớn hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

3.7.5. S ht trên hàng

Số hạt trên hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống và quá trình thụ phấn, thụ tinh của ngô.

Khi ngô trỗ cờ, tung phấn, phun râu gặp điều kiện bất lợi có thể làm giảm số lượng râu sinh sản dẫn đến giảm thụ phấn các noãn và hạn chế số hạt phát triển. Trong giai đoạn trỗ cờ, nếu ngô gặp hạn, khoảng cách tung phấn, phun râu tăng lên, râu khô, hạt phấn có thể chết vào giai đoạn hình thành dẫn đến hiệu quả của thụ phấn và kết hạt kém. Những noãn không được thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hóa, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột, đỉnh bắp không có hạt, làm giảm số hạt trên hàng.

Các tổ hợp lai thí nghiệm có số hạt/hàng biến động từ 25,33 đến 35,33 hạt/hàng. Qua kết quả xử lý thống kê số liệu cho thấy tổ hợp lai KK 527, NL13-9, KK 775, KS 0997 và HK 52420 có số hạt/hàng đạt 25,3 - 31,40 hạt thấp hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các tổ hợp lai còn lại có số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai mới chọn tạo vụ Đông 2013 tại Thái Nguyên. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)