3. Ý nghĩa đề tài
3.3.1. Chiều cao cây (cm)
Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngô. Chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác … Ngoài ra chiều cao cây còn phụ thuộc vào mật độ cây trên đơn vị diện tích và đặc điểm di truyền của giống.
Chiều cao cây liên quan mật thiết với khả năng chống đổ, khả năng thụ phấn thụ tinh, khả năng cho năng suất của câỵ Nếu chiều cao cây lớn, khả năng chống đổ kém, ngược lại nếu cây có chiều cao quá thấp, khả năng thụ phấn thụ tinh kém, dễ bị sâu bệnh gây hại hơn và ảnh hưởng đến năng suất.
Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờđầu tiên. Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, chiều cao cây tăng dần và tăng mạnh nhất là giai đoạn từ 9 lá đến trỗ cờ và dừng lại sau khi thụ tinh xong.
Chiều cao cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm vụ đông năm 2013 biến động từ 146,60 đến 174,83 cm, trong đó có 4 tổ hợp lai LCH9-11, KK 527, KK 688, HK 52420 có chiều cao cây đạt 163,03 - 168,7 (cm) tương đương với giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại chiều cao cây thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Bảng 3.3. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
THL Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Tỉ lệ chiều cao đóng bắp/cao thân ( % ) LCH9-11 167,73 75,73 45,2 KK 527 168,70 82,93 49,2 KK 592 146,60 68,80 46,9 KK 409 158,60 75,23 47,4 NL13-9 156,20 68,87 44,1 KK 775 149,20 62,20 41,7 KK 688 163,03 74,03 45,4 KS 0997 152,20 62,83 41,3 HK 52420 164,40 71,93 43,8 NL 13-8 160,23 72,70 45,4 NK4300 (đ/c) 174,83 83,40 47,7 P < 0,05 < 0,05 CV (%) 4,8 7,7 LSD05 13,1 9,6 3.3.2. Chiều cao đóng bắp
Chiều cao đóng bắp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chống đổ, khả năng thụ phấn, thụ tinh của ngô cũng như khả năng cơ giới hóa trong sản xuất.
Những giống ngô có chiều cao đóng bắp thấp thường có khả năng chống đổ tốt, nhưng hiệu quả của quá trình thụ phấn, thụ tinh thấp, ngược lại giống nào có chiều cao đóng bắp cao, thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh, hạn chế được sâu bệnh phá hoại nhưng khả năng chống đổ, gấy kém
thường giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn thì chiều cao đóng bắp thấp hơn giống có thời gian sinh trưởng dàị
Nhiều nghiên cứu cho thấy chiều cao đóng bắp của giống có thời gian sinh trưởng dài, thường bằng khoảng 50 - 60% chiều cao cây, những giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn, chiều cao đóng bắp bằng khoảng 35- 40% chiều cao cây, tuy nhiên chiều cao đóng bắp tối ưu bằng ½ chiều cao câỵ
Chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm biến động từ 62,2 cm đến 83,4 cm. Kết quả xử lý thống kê số liệu cho thấy 4 tổ hợp lai có chiều cao đóng bắp tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95% là: LCH9-11, KK527, KK 688, KK 409. Các tổ hợp lai còn lại có chiều cao đóng bắp thấp hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95% (bảng 3.3).
Các tổ hợp lai có tỉ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao thân dao động từ 41,3% đến 49,2% về cơ bản phù hợp với tiêu chuẩn của chọn tạo giống.
3.3.3. Số lá trên cây
Lá là bộ phận quan trọng của cây ngô làm nhiệm vụ quang hợp, trao đổi khí, hô hấp, dự trữ dinh dưỡng cho cây, lá ngô mọc từ các đốt ở thân và mọc đối xứng xen kẽ nhau để tận dụng ánh sáng, 95% năng suất của cây là sản phẩm của quá trình quang hợp. Vì vậy, số lá trên cây, thời gian tồn tại của lá và hiệu suất quang hợp có vai trò quan trọng đối với năng suất ngô cũng như phẩm chất hạt. Số lá trên cây nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Số lá trên cây của ngô là đặc điểm tương đối ổn định có quan hệ chặt chẽ với đốt và thời gian sinh trưởng, phát triển của cây ngô (Trần Văn Minh, 2004) [6].
Để đánh giá tiềm năng, năng suất của các giống mới, số lá trên cây và chỉ số diện tích lá là những chỉ tiêu cần nghiên cứụ Qua nghiên cứu cho thấy các tổ hợp lai có số lá trên cây dao động từ 14,7 - 18 lá. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các tổ hợp lai tham gia khảo nghiệm đều có số lá tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Bảng 3.4. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm THL Số lá trên cây (lá) Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) LCH9-11 15,60 2,31 KK 527 14,70 2,33 KK 592 14,70 1,94 KK 409 15,70 2,28 NL13-9 15,00 2,10 KK 775 16,30 2,26 KK 688 15,33 2,04 KS 0997 15,93 2,08 HK 52420 15,13 2,26 NL 13-8 17,20 2,33 NK4300 (đ/c) 18,00 2,66 P > 0,05 > 0,05 CV (%) 8,9 10,7 LSD05 2,4 0,41 3.3.4. Chỉ số diện tích lá (LAI)
Cũng giống như các loại cây trồng khác, lá ngô là cơ quan dinh dưỡng chính làm nhiệm vụ quang hợp, có tới 60% vật chất khô trong hạt do lá vận chuyển đến và 38% là do thân rễ tạo nên. Lá ngô đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và phẩm chất hạt. Số lá trên cây, tuổi thọ lá, độ lớn của lá phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết, khí hậu và kỹ thuật canh tác …
Lá ngô có cấu tạo đặc biệt hơn các cây trồng khác, lá cong theo hình lòng máng nên có thể hứng và dẫn nước từ trên xuống gốc tốt hơn, chỉ cần lượng mưa khoảng 7-8 mm thì diện tích đất xung quanh gốc ở độ sâu 25- 30cm đã chứa 1 lượng nước chiếm 70-80% tổng lượng mưạ Đặc biệt lá ngô có rất nhiều khí khổng, trung bình một lá ngô có khoảng 2-6 triệu khí khổng 1mm2 có khoảng 500-900 khí khổng. Tế bào khí khổng rất mẫn cảm với điều kiện bất thuận của thời tiết. Khi gặp hạn khí khổng khép lại rất nhanh nên hạn chế một phần thoát hơi nước.
Trong quá trình quang hợp của cây ngô, chỉ số diện tích lá có ý nghĩa hơn cả. Qua nhiều kết quả cho thấy, cơ sở để nâng cao năng suất cây trồng bằng con đường quang hợp là nâng cao chỉ số diện tích lá. Nichiporocic đã chỉ ra rằng mỗi cây trồng có một chỉ số diện tích lá thích hợp và biến động từ 2,5 - 5m2 lá/m2 đất. Thông thường, giống nào có chỉ số diện tích lá lớn thì có tiềm năng năng suất cao, tuy nhiên trong thực tế cũng có nhiều trường hợp giống có chỉ số diện tích lá lớn nhưng cho năng suất không cao, vì đây là mối quan hệ phức tạp có liên quan đến sức chứa và nguồn chứạ Sức chứa là độ lớn và số lượng các cơ quan bộ phận của cây, có khả năng chứa các chất đồng hóa để tạo ra năng suất, còn nguồn chứa là lượng chất đồng hóa được chuyển từ lá về các bộ phận chứa năng suất.
Qua bảng 3.4 cho thấy chỉ số diện tích lá của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm dao động từ 1,94 - 2,66 m2 lá/m2 đất và đều tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây
Tốc độ tăng trưởng chiều cao phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng. Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng, tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào giống, điều kiện sinh thái, biện pháp canh tác …
Sinh trưởng, phát triển của cây ở các giai đoạn là cơ sở khoa học tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây ngô sinh trưởng, tập trung dinh dưỡng tối ưu nuôi các bộ phận, tăng khả năng cho năng suất của các giống.
Kết quả cho thấy, chiều cao của các tổ hợp lai thí nghiệm tăng liên tục, mạnh nhất là giai đoạn từ 50 đến 60 ngàỵ
Thời gian sau trồng 20 ngày: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm dao động từ 1,4 - 1,8 cm/ngàỵ Các tổ hợp lai có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Thời gian sau trồng 30 ngày: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm dao động từ 2,1 - 3,3 cm/ngàỵ Các tổ hợp lai có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Thời gian sau trồng 40 ngày: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm biến động từ 2,0 - 2,9cm/ngàỵ Tổ hợp lai KK
592, NL13-9 và KS 0997 có tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 2,0 - 2,2 cm/ngày thấp hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Thời gian sau trồng 50 ngày: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm biến động từ 3,1 - 4,6 cm/ngàỵ Có 3 tổ hợp lai LCH9-11, KK 527, KK 592 có tốc độ tăng trưởng tương đương với giống đối chứng, các tổ hợp lai còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Thời gian sau trồng 60 ngày: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm biến động từ 3,4 - 4,5 cm/ngàỵ Có 4 tổ hợp lai LCH9-11, KK 775, KK 688, HK 52420 có tốc độ tăng trưởng tương đương với giống đối chứng, các tổ hợp lai còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm (Đơn vị tính: cm/ngày) TG sau trồng (ngày) THL 20 30 40 50 60 LCH9-11 1,7 2,6 2,9 4,1 3,9 KK 527 1,7 2,8 2,4 4,1 3,8 KK 592 1,4 2,4 2,2 4,1 3,5 KK 409 1,6 2,4 2,4 4,0 3,4 NL13-9 1,4 2,0 2,1 3,1 3,8 KK 775 1,6 2,8 2,3 3,8 4,2 KK 688 1,5 2,2 2,3 3,8 4,0 KS 0997 1,4 2,4 2,0 3,2 3,7 HK 52420 1,4 2,1 2,5 4,0 3,9 NL 13-8 1,8 3,0 2,6 3,9 3,8 NK4300 (đ/c) 1,8 3,3 2,6 4,6 4,5 P > 0,05 > 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 CV (%) 15,2 21,2 9,7 8,7 9,3
LSD05 0,41 0,92 0,39 0,57 0,61
3.5. Tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm
Nghiên cứu khả năng ra lá của các giống qua các thời kỳ là một trong những chỉ tiêu của các nhà chọn tạo giống. Căn cứ vào kết quả đó, các nhà khoa học có cơ sở xây dựng các quy trình bón phân, tác động các biện pháp kỹ thuật giúp cho bộ lá của cây khỏe mạnh, tăng khả năng quang hợp, tích lũy các chất dinh dưỡng nuôi cây, tăng khả năng cho năng suất tối đa của giống.
Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm có sự biến động khác nhau và giữa các giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì tốc độ ra lá cũng khác nhau (bảng 3.6).
Bảng 3.6. Tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
Đơn vị tính: lá/ngày TG sau trồng (ngày) THL 20 30 40 50 60 LCH9-11 0,22 0,25 0,16 0,32 0,38 KK 527 0,21 0,25 0,17 0,30 0,33 KK 592 0,20 0,24 0,17 0,31 0,36 KK 409 0,22 0,24 0,18 0,32 0,40 NL13-9 0,20 0,29 0,15 0,29 0,38 KK 775 0,20 0,25 0,18 0,34 0,47 KK 688 0,22 0,25 0,18 0,27 0,39 KS 0997 0,20 0,24 0,20 0,32 0,45 HK 52420 0,21 0,25 0,18 0,30 0,38 NL 13-8 0,24 0,25 0,17 0,34 0,48 NK4300 (đ/c) 0,23 0,28 0,19 0,33 0,53 P > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 CV (%) 10,4 8,1 13,0 12,7 17,1 LSD05 0,37 0,35 0,39 0,67 0,12
• Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai thí nghiệm đạt 0,20 - 0,29 lá/ngày ở giai đoạn sau trồng 20-30 ngàỵ
• Giai đoạn 40 ngày sau trồng do gặp hạn kéo dài nên tốc độ ra lá của các tổ hợp lai thí nghiệm đều giảm, đạt 0,15 - 0,20 lá/ngàỵ
• Giai đoạn 50 - 60 ngày sau trồng tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm đều tăng đạt 0,27 - 0,48 lá/ngàỵ
• Ở tất cả các giai đoạn nghiên cứu, tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm đều không có sự sai khác so với giống đối chứng (P > 0,05).
3.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
Chọn giống có khả năng chống chịu sâu bệnh là mục tiêu quan trọng trong quá trình chọn tạo giống mớị Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân không những làm giảm năng suất ngô ngoài đồng mà còn làm giảm khối lượng ngô hạt trong quá trình bảo quản. Đây là vấn đề đang được các nhà khoa học quan tâm và tìm cách khắc phục. Theo đánh giá của tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc cho thấy tổng thiệt hại do sâu bệnh gây ra hàng năm là 20 - 30 tỷđô la (bằng 13-14% sản lượng), do bệnh là 24-25 tỷđô la (bằng 11- 12% sản lượng. Đặc biệt ngô là một trong những loại cây trồng bị khá nhiều sâu bệnh phá hoạị Các loại sâu bệnh có thể thay nhau phá hại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây từ khi gieo đến khi thu hoạch.
Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều sâu bệnh phát triển và phá hoại ở tất cả các thời vụ trồng ngô. Ở nước ta có gần 100 loại sâu và 100 loại bệnh hại ngô (Đường Hồng Dật, 2006) [2]. Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở nước ta lên cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến được áp dụng để trồng ngô quanh năm, chính vì thếđã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh.
Như vậy càng đi vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng, chống sâu bệnh phá hoại càng trở nên cấp bách. Ngày nay sâu bệnh có khả năng chống chịu với nhiều loại thuốc khác nhau, nhưng trên thị trường lại chưa có loại thuốc nào tiêu diệt triệt để tất cả các loại sâu bệnh, công việc cần làm đầu tiên là thực hiện biện pháp tổng hợp để bảo vệ ngô, đặc biệt chọn tạo giống ngô có khả năng chống chịu sâu bệnh là một trong những biện pháp
kinh tế nhất, vừa giảm sự phá hoại sâu bệnh vừa đảm bảo môi trường trong sạch và sức khỏe của con ngườị
Việc theo dõi đánh giá diễn biến của các loại sâu bệnh hại chính trên các giống ngô mới là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đánh giá được tình hình phát sinh, phát triển và gây hại của các loại sâu bệnh. Mức độ phát sinh, phát triển của sâu bệnh phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ngô, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết và các yếu tố về dinh dưỡng. Biến động về mức độ gây hại của các loại sâu bệnh trên các giống ngô là cơ sở khoa học để đánh giá khả năng chống chịu của từng giống và cũng là cơ sởđểđưa ra các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả.
3.6.1. Sâu đục thân (Ostrinia nubillalis Hiibner)
Sâu đục thân thuộc bộ Lepidoptera, phân bố phổ biến rộng rãi ở tất cả các vùng trồng ngô trong nước và thế giớị Sâu tuổi từ 1 đến tuổi 2 gặm ăn thịt lá non. Nếu sâu nở vào đúng lúc trỗ cờ thì chúng đục vào bao cờ rồi ăn dần xuống cuống làm cho cờ gẫy gục, bao phấn bị héo khô, hoa không thụ phấn được. Từ tuổi 3 trở lên sâu đục vào thân cây, bắp non. Những bắp bị sâu đục khi mới hình thành thường không tiếp tục phát triển được. Cây ngô non bị sâu đục vào thân ở giai đoạn sớm có thể bị gãy gục và ngừng phát triển. Khi