Nguyên
Cây chè cũng như những cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động rất lớn từ điều kiện thời tiết, khí hậu. Các yếu tố
như: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, ánh sáng đều tác động mạnh đến đời sống cây chè nói chung và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè nói riêng. Do vậy trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành theodõi diễn biến thời tiết năm 2013
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu năm 2013 tại Thái Nguyên
Chỉ tiêu Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa trung bình (mm) Độẩm trung bình (%) 1 15,8 12 11,4 71 2 19,9 36 28,9 68 3 23,4 49 16,4 57 4 25,2 50 69 62 5 29,6 150 298,2 65 6 29,3 165 256,7 61 7 28,7 140 974,1 74 8 29,3 167 405,7 68 9 27,4 116 352,2 62 10 25,0 147 83 59 11 23,0 98 44,8 60 12 15,6 186 32,2 55 Tổng 292,3 1316 2572,6 759 Trung bình 24,4 109,6 214,4 63
* Điều kiện nhiệt độ không khí
Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi nhiệt độ nhất
định. Theo nghiên cứu của Kvaraxkhêlia (1950) và Trang Vãn Phương (1956) Cây chè bắt đầu sinh trưởng khi độ nhiệt trên 100C. Nhiệt độ bình quân hàng năm để cây chè sinh trưởng phát triển bình thường là 12,50C và sinh trưởng tốt trong phạm vi 15 - 230C
Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3.500 - 4.0000C. Nhiệt độ
tối thấp mà cây có thể chịu đựng được thay đổi tùy theo giống, có thể từ -50C
đến -250C hoặc thấp hơn.
Nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp Chiết Giang: Nhiệt độ
thích hợp đối với cây chè là 20 - 300C, nếu nhiệt độ tăng dần, thì tác dụng xúc tiến việc hình thành và tích lũy tanin trong lá chè biểu hiện rất rõ rệt. Nhiệt độ
quá thấp hoặc quá cao đều giảm thấp việc tích lũy tanin.Nhiệt độ > 350C thì quá trình tích lũy tanin bị ức chế và nếu nhiệt độ trên 350C kéo dài liên tục, chè sẽ bị cháy lá.Ngược lại khi nhiệt độ giảm dần sẽ dẫn đến một loạt biến đổi về cơ năng sinh lý thành phần hóa học của búp chè, ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây và phẩm chất búp.Nhiệt độ thấp và khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù. Nhiệt độ là một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh trưởng của búp và quyết định thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm.
Qua bảng 4.1 ta thấy nhiệt độ bình quân năm là 24,40C thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển.Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 với nhiệt độ 29,60C.Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 với nhiệt độ
15,60C.Nói chung nhiệt độ này rất thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển.
* Lượng mưa và ẩm độ không khí
Chè là loại cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều nước và vấn đề cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng
quan trọng hơn.Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè khoảng 1.500 mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân lượng mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh trưởng không tốt. Mưa còn
ảnh hưởng đến chất lượng chè, chè đông xuân có chất lượng cao, chè vụ thu có chất lượng thấp. Nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè. Khi cung cấp đủ nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu hướng tăng lên.
Chè yêu cầu độ ẩm không khí cao, trong suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp là vào khoảng 85%.Thiếu nước, độ ẩm không khí và độ ẩm của đất không đủ thì sức sinh trưởng của búp sẽ yếu, lá trở nên dày và cứng, hình thành nhiều búp mù, phẩm chất kém.Lượng mưa và phân bố lượng mưa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới thời gian sinh trưởng và mùa thu hoạch chè dài hay ngắn, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cao hay thấp.
Qua bảng 4.1 ta thấy:
- Lượng mưa trung bình cả năm là 214,4 mm gần đạt được lượng nước thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 7 với lượng mưa là 974,1 mm. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2 với lượng mưa là 11,4 mm.
- Độ ẩm bình quân Thái Nguyên năm 2013 là 63 % đạt độ ẩm cần thiết cho cây chè sinh trưởng và phát triển.Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 1 với
độẩm 71 %. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 12 với độẩm 55%. * Điều kiện ánh sáng
Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy có tính chịu bóng rất lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ. Ánh sáng trực xạ trong điều kiện độ nhiệt không khí cao, không có lợi cho quang hợp và sinh trưởng của chè. Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng
cũng thay đổi tùy theo tuổi cây và giống. Chè ở thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vườn ươm, người ta thường che râm để đạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng nhanh. Giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè nhỏ. Các điều kiện chiếu sáng khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo của lá và thành phần hóa học của chúng.Cây chè được che bóng râm, hàm lượng các vật chất có đạm (cafein, N tổng số, protein...) trong búp và lá tăng lên và tích lũy nhiều hơn; các chất không có N (tanin, gluxit...) lại có chiều hướng giảm xuống. Sự giảm thấp tanin, gluxit... và tăng hàm lượng các vật chất có đạm trong lá chè ở một mức độ nhất định thường có lợi cho phẩm chất chè xanh và không có lợi cho phẩm chất chè đen.Vì vậy, trồng cây bóng mát cho chè thường áp dụng cho những vùng trồng chè sản xuất nguyên liệu để chế biến chè xanh.Ánh sáng tán xạ ở những vùng núi cao có tác dụng tốt đến phẩm chất chè hơn ánh sáng trực xạ. Sương mù nhiều, ẩm ướt và nhiệt độ thấp ở
vùng núi cao là nơi sản xuất chè chất lượng cao trên thế giới.
Qua bảng trên ta thấy số giờ nắng trung bình năm là 109,6giờ.Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 12 với 186 giờ.Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 1 với 12 giờ nắng.
* Điều kiện đất đai ảnh hưởng tới cây chè
Chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm, nhưng để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước.Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0.Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường. Phẩm chất do nhiều yếu tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Song trong những điều kiện nhất định thì điều kiện dinh dưỡng của đất có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất.Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy: Chè sinh trưởng trên loại đất pha cát, nhiều mùn, thích hợp cho việc chế biến chè xanh: Mùi vị hương của chè thành phẩm đều tốt. Chè trồng trên đất nặng màu vàng thì có vị đắng và nước
có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu hương không thơm, vị nhạt và chất hòa tan ít. Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp.
Đất đai, có chứa những nguyên tố vi lượng với tỷ lệ phù hợp thuộc quyền đặc hữu của cây chè, được hình thành chủ yếu trên nền Feralitic, macma axít hoặc phù sa cổ, đá cát, có độ pH phổ biến từ 5,5 đến dưới 7,0, thuộc loại đất hơi bị chua.
Tóm lại: Điều kiện khí hậu năm 2013 tại Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển nhưng với điều kiện khí hậu thuận lợi như vậy sâu bệnh hại cũng có cơ hội phát triển rất mạnh vì vậy chúng ta phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện và có những biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng chè.
4.2. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng,năng suất và chất lượng chè Trung Du .