Hiện trạng sử dụng nghĩa trang Dốc Lim Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước ngầm khu dân cư xung quanh nghĩa trang Dốc Lim xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên. (Trang 34)

Nghĩa trang Dốc Lim là nghĩa trang Liệt sĩ và cũng là nơi chôn cất tập trung lớn nhất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên với tổng diện tích trên 50 ha. Nghĩa trang Dốc Lim nằm trên điểm giáp danh giữa phường Thịnh Đán và xã Thịnh Đức do công ty môi trường và công trình đô thị tỉnh Thái Nguyên trực tiếp quản lý.

Nghĩa trang Dốc Lim được đưa vào hoạt động từ năm 1959, trải qua 55 năm hoạt động, nghĩa trang nay đã có hàng ngàn môi mộ được chôn cất tại đây, trong mỗi năm lại có thêm khoảng 350 - 450 phần mộ mới. Trước sức ép về nơi chôn cất cho người đã khuất, ngày 29 tháng 8 năm 2013 UBND tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra quyết định mở rộng và cải tạo nghĩa trang Dốc Lim thành phố Thái Nguyên. Theo quyết định này thì nghĩa trang sẽ được mở rộng thêm sang một sốđiểm trên địa bàn xã Thịnh Đức và phường Thịnh Đán. Quy mô dự án là 25,6 ha trong đó có 5,5 ha là phần đất mở rộng thêm, cải tạo và cải trang là 20,1 ha.

Trước nhu cầu thực tế của người dân Thái Nguyên khi các nghĩa trang lớn đang dần quá tải, có nhiều nghĩa trang nằm xen kẽ khu dân cư lại không đồng bộ về quy hoạch, thiết kế, làm mất mỹ quan. Ngày 2/1/2008, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 01 phê duyệt quy hoạch chi tiết Nghĩa trang sinh thái Ngân Hà Viên tại xóm Hợp Thành, xã Thịnh Đức, với tổng diện tích trên 54ha. Đặc biệt, sau khi Chính phủ ban hành Nghịđịnh 35 ngày 25/3/2008

(có hiệu lực ngày 25/4/2008), trong đó khuyến khích xã hội hoá đầu tư xây dựng nghĩa trang và sử dụng các hình thức táng mới văn minh hiện đại, góp phần thay đổi tập quán cũ, tiết kiệm quỹđất, bảo vệ môi trường... đã tạo tiền đề và khuyến khích doanh nghiệp yên tâm khi đầu tư vào lĩnh vực này…

Ngày 15/4/2009 UBND tỉnh Thái Nguyên đã cấp giấy chứng nhận đầu tư số 1712100000 cho Công ty Xây dựng và San nên Thái Nguyên là chủ đầu tư triển khai Dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang sinh thái Ngân Hà Viên. Dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang sinh thái Ngân Hà Viên thành phố Thái Nguyên được thực hiện tại xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trên diện tích 54,42 ha, sức chứa khoảng 6.200 mộ hung táng và 33.800 mộ cải táng, đảm bảo chỗ mai táng cho thành phố Thái Nguyên trong thời gian 100 năm.

Hình 4.2: Khu mai táng Ngân hà viên

Các hạng mục công trình xây dựng chính gồm: khu hành chính 6.096 m2, khu hỏa táng 9.599 m2, khu thờ ban thần linh 1.908 m2, khu ngân hà A 85.825 m2, khu ngân hà B 58.456 m2, khu ngân hà C 88.823 m2, khu ngân hà D 43.771 m2, khu ngân hà E 21.838 m2, đường giao thông nội bộ và đường vào nghĩa trang, các công trình hạ tầng khác. Tổng vốn đầu tư: 482,81 tỷ đồng, đang được triển khai và dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Dự án được đánh giá là một trong những mô hình công viên nghĩa trang sinh thái hiện đại nhất các tỉnh khu vực phía Bắc nước ta, nổi trội với tính đột phá về quy hoạch và mang đậm nét văn hóa tâm linh, bảo vệ môi trường.

Dự án Nghĩa trang sinh thái Ngân Hà Viên được quy hoạch với các khu chức năng riêng biệt, tiện nghi khép kín, chia thành 12 khu chức năng gồm: Khu quản lý dịch vụ; Khu nhà xưởng; Khu đài hóa thân; Khu khuôn viên nhà để tro thờ sau khi hỏa thiêu; Khu cây xanh, hồ nước, bãi đỗ xe; Khu thờ thần linh thổđịa và 5 khu an táng theo quy hoạch (từ Ngân Hà A đến Ngân Hà E). Trục chính của Ngân Hà Viên được bố trí dọc theo hướng Đông Tây, có hướng từ cổng Tam Quan đến hồ Bán Nguyệt, tạo trục xương sống cho toàn khu. Ba quả đồi hiện trạng phía Tây khu đất được doanh nghiệp giữ lại kết hợp với hồ Bán Nguyệt tạo nên thế tựa sơn, đạp thủy cho cả khu vực nghĩa trang.

Ngân Hà Viên được thiết kế đặc thù cho từng đối tượng nhất định theo sắc thái văn hóa, tôn giáo, với hệ thống chiếu sáng và vườn hoa, cây xanh được bố trí khoa học, hiện đại, nên khi đặt chân vào nơi đây không có cảm giác hoang vắng, lạnh lẽo như nhiều nghĩa trang khác. Ngân Hà Viên còn được xây dựng như một công viên, đáp ứng được cả nhu cầu địa táng và hỏa táng. Hệ thống giao thông được bố trí theo hình thức mạng vòng tạo sự linh hoạt liên kết 12 khu chức năng, trong đó trục chính có mặt cắt ngang rộng 26m; dải cây xanh phân cách rộng 5m; lòng đường đôi rộng 15m (mỗi bên rộng 7,5m); vỉa hè, cây xanh mỗi bên rộng 3m. Ngoài ra, các tuyến đường quy hoạch phân lô trong 5 khu an táng đều được bố trí hệ thống đường, vỉa hè, cây xanh rộng từ 7,75 đến 9,0m. Đặc biệt, các khu an táng như: Ngân Hà A, Ngân Hà B… được quy hoạch xây dựng ngăn nắp, lề lối hiện đại xen kẽ giữa cây cỏ thiên nhiên, tạo nên một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho mọi người đến viếng thăm mộ người thân. Dự án cung cấp khoảng 40.000 chỗ an táng (hung táng - cải táng) và hàng chục nghìn chỗ lưu tro cốt.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước ngầm khu dân cư xung quanh nghĩa trang Dốc Lim xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên. (Trang 34)