- Sử dụng một số phép toán đơn giản xử lý và quy đổi số liệu đồng bộ.
- Sau khi có số liệu phân tích các mẫu nước ngầm, số liệu sẽ được tổng hợp đưa vào báo cáo.
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên 4.1.1.Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1.Vị trí địa lý
Xã Thịnh Đức nằm về phía tây nam của thành phố Thái Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên 1.612,69 ha, ranh giới hành chính xã được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp phường Thịnh Đán, phường Tân Lập. - Phía Đông Bắc giáp phường Tân Lập.
- Phía Đông giáp xã Tích Lương.
- Phía Tây giáp xã Phúc trìu, xã Tân Cương.
- Phía Nam giáp thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên.
4.1.1.2 . Địa hình
So với mặt bằng chung của xã, phường của thành phố, xã Thịnh Đức có địa hình tương đối bằng phẳng, hình dạng đồi bát úp, xen kẽ là các điểm dân cư và đồng ruộng, nhìn tổng thể địa hình của xã có xu hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình của xã từ 6 - 8 m. Nhìn chung địa hình của xã khá thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Thịnh Đức mang những đặc điểm chung của khí hậu vùng núi phía Bắc với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông có thể chia làm 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, trong thời gian này lượng mưa rất lớn chiếm 86,3% lượng mưa cả năm. Lượng mưa lớn tập trung chủ yếu vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm.
- Nhiệt độ trung bình năm đạt từ 22 - 23oC. Nhiệt độ chênh lệch ngày đêm khoảng 2 - 7oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC và nhiệt độ thấp nhất là 15,7oC.
- Mưa: Lượng mưa trung năm trên địa bàn xã là 1639 mm. Lượng mưa tập trung vào tháng 7 và tháng 8, chiếm 86,3% lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm khoảng 84%. Độ ẩm biến thiên theo mùa và không có sự ổn định, tháng cao nhất có độ ẩm trung bình là 88 - 89% và tháng thấp nhất là 76%.
- Nắng: Số giờ nắng trong năm đạt từ 1700 - 1900 giờ. Tháng 5, 6, 7, 8 là những tháng có số giờ nắng cao nhất khoảng 150 - 160 giờ, thấp nhất là vào tháng 1, 2, 3 khoảng 50 - 60 giờ.
- Gió: hướng gió chủ yếu là gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 - 3 năm sau) và gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 - 10). Mùa đông chịu ảnh hưởng của sương muối khá nhiều nên không thuận lợi cho sự phát triển của các cây nông nghiệp tại địa phương.
- Bão: Địa phương không nằm gần biển nên không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.
4.1.1.4. Đất đai ,thổ nhưỡng
Xã Thịnh Đức có các loại đất chủ yếu sau:
* Nhóm đất phù sa
Chiếm tỷ lệ ít, có nền địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa, do thời gian và địa hình, được chia thành các nhóm sau:
- Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần chủ yếu là thịt trung bình, loại đất này rất thích hợp cho việc trồng lúa.
- Đất phù sa ít được bồi hàng năm, trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, hơi nghèo mùn, đạm tổng số trung bình, lân và kali tổng số nghèo. Tuy nhiên do phân bố ở địa hình vàn cao nên đất tơi xốp, thoát nước tốt, thích hợp với cây màu như khoai tây, rau, ngô, đậu, cây chè...
* Nhóm đất xám bạc màu
- Đất bạc màu phát triển trên đất phù sa cũ có sản phẩm feralit trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị sói mòn, rửa trôi.
- Đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm feralit, trên thành phần cơ giới trung bình, đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo.
- Đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit và đất dốc tụ bạc màu không có sản phẩm feralit
* Nhóm đất feralit
Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên mẫu chất phù sa cổ, cát kết, phiến thạch sét. Đất feralit biến đổi do trồng lúa, đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ, đất feralit nâu tím phát triển trên phiến thạch sét, đất feralit vàng đỏ phát triển trên sa thạch, răm kết.
Sau 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội lần thứ XXIV, nền kinh tế của xã đạt mức tăng trưởng khá, xã đã áp dụng những cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng hàng năm khá lớn, năm sau tăng so với năm trước. đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng từ 10 - 15%. Thu ngân sách nhà nước năm 2013 đạt 149,7 % kế hoạch đặt ra [10].
4.1.1.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXIV, cơ cấu kinh tế xã Thịnh Đức có sự tăng dần theo hướng đẩy mạnh nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Phấn đấu đạt nông nghiệp chiếm 60,0 %, tiểu thủ công nghiệp 20,0 %, dịch vụ 20,0% [10].