Thực trạng nước ngầm tại các hộ gia đình xung quanh nghĩa trang Dốc

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước ngầm khu dân cư xung quanh nghĩa trang Dốc Lim xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên. (Trang 41)

điểm gia đình nằm trên phần chân đồi đã khai phá từ lâu. Gia đình có canh tác cây nông nghiệp và trồng cây ăn quả xung quang.

4.3.2. Thc trng nước ngm ti các h gia đình xung quanh nghĩa trang Dc Lim, thành ph Thái Nguyên Dc Lim, thành ph Thái Nguyên Dc Lim, thành ph Thái Nguyên

4.3.2.1.Thực trạng chất lượng nước ngầm tại vị trí 1 (M1) - nằm tại trung tâm nghĩa trang Dốc Lim

Sau khi khảo sát thực địa và sử dụng các phương pháp phân tích mẫu nước ngầm trong phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu tại vị trí 1 thuộc gia đình ông Đặng Chí Linh xóm Hợp Thành, xã Thịnh Đức - nằm giữa trung tâm nghĩa trang Dốc Lim đã thu được những kết quả trong bảng 4.2:

Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm M1 tại gia đình ông Đặng Chí Linh xóm Hợp Thành, xã Thịnh Đức STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích TCVN 5944- 1995 QCVN 09: 2008/BTNMT 1 pH -- 6,15 6,5 đến 8,5 6,0 - 8,5 2 Vị -- Không có vị lạ Không có vị lạ Không có vị lạ

3 Mùi -- Không có mùilạ Không có mùi lạ Không có mùi lạ

4 Màu -- Không màu Không màu Không màu

5 Nhiệt độ oC 19.53 -- -- 6 Độ cứng Mg/l 15 300 350 7 Nts Mg/l 24 15 15 8 TDS Mg/l 129 1500 1500 9 DO ppm 0,63 4 4 10 COD Mg/l 3,2 4 4 11 BOD Mg/l 2,56 15 15 12 Pts Mg/l 26 25 25

Qua kết quả phân tích mẫu M1 tại vị trí 1 ta thấy nguồn nước ngầm có dấu hiệu của ô nhiễm:

-Chỉ số pH theo kết quả phân tích là 6,15 thấp hơn TCVN 5944-1995 về chất lượng nước ngầm cho phép từ 6,5 - 8,5. Kết quả phân tích trên cho thấy nguồn nước hiện tại tại vị trí 1 có chứa nhiều ion gốc acid.

Chỉ số pH thấp hơn so với TCVN 5944-1995 cho phép là do tại vị trí lấy mẫu nước ngầm M1, điều kiện thổ nhưỡng chủ yếu là đất feralit đỏ vàng nên có độ pH trong đất thấp, khi khoan giếng xuống lòng đất thì lượng nước chảy trong các mạch ngầm dưới lòng đất sẽ có sự giao hòa với độ pH trong đất. Bên cạnh đó, đất bị thoái hóa do khu đất ở vị trí cao (đỉnh đồi cũ) nên chịu ảnh hưởng của quá trình xói mòn rửa trôi. Độ pH thấp, nước ngầm có tính axit rất dễ ăn mòn các vật dụng bằng kim loại như đường ống dẫn nước, vật dụng chứa nước,…nước có tính axit khi gặp kim loại sẽ tạo ra phản ứng oxi hóa, khi sử dụng nguồn nước có thể bị nhiễm kim loại nặng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con người, gây đau bụng, nôn mửa.

- Chỉ số Nts theo kết quả phân tích là 20 mg/l vượt quá TCVN 5944-

1995 là 15 mg/l và QCVN 09: 2008/BTNMT là 15 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy nguồn nước có chứa nhiều hợp chất của nito (nitrit, nitrat,…).

Chỉ số Nts cao hơn sơ với TCVN 5944-1995 và QCVN 09: 2008/BTNMT là do tại vị trí lấy mẫu M1 có chứa sẵn các hợp chất của nito trong thổ nhưỡng, vì nito là một trong những thành phần cấu tạo nên vỏ trái đất. Bên cạnh đó, hàm lượng nito còn có từ nước thải vệ sinh của gia đình (đại gia đình) do nhà vệ sinh tự hoại được xây dựng ngay sát phía trên nguồn nước ngầm để tận dụng diện tích và tiện sinh hoạt. Nitrat trong nước khi đi vào cơ thể người sẽ tạo chứng thiếu vitamin và có thể kết hợp với các amin để tạo thành các nitrosamin là nguyên nhân gây ung thư ở người cao tuổi. nitrit khi đi vào cơ thể con người làm oxy hóa sắt(II) ngăn cản quá trình hình thành Hb làm giảm lượng oxy trong máu gây ngạt, nôn, khi ở nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong.

- Chỉ số Pts theo kết quả phân tích là 26 mg/l vượt quá TCVN 5944- 1995 là 25 mg/l và QCVN 09: 2008/BTNMT là 25mg/l, chỉ số cho thấy nguồn nước có chứa nhiều hợp chất của phospho. Chỉ số Pts cao là do trong cơ thể người có hàm lượng đạm cao trong thịt nên khi quá trình phân hủy diễn ra hàm lượng này bị phân hủy ra môi trường, trong xương có chứa hàm lượng phospho khá cao nên khi quá trình phân hủy diễn ra lượng phospho lâu ngày

sẽ có phản ứng với các chất khác, khi mưa diễn ra sẽ ngấm xuống lòng đất chứa trong các mạch nước ngầm. Pts trong nước còn do phụ thuộc vào pH của nước, tại địa vị trí 1 có pH thấp nên hàm lượng Pts trong nước cao. Pts là một nguyên tố có độc tính, với 50mg có thể gây chết người. Pts có thể gây hoại tử xương hàm, hợp chất Phospho hữu cơ ở hàm lượng cao gây tê liệt hệ thần kinh. Khi nuốt phải phospho trắng sẽ gây”hội chứng tiêu chảy cấp”.

- Các chỉ tiêu Độ cứng, DO, TDS, BOD… đều năm trong giới hạn cho phép của (TCVN 5944-1995) và QCVN 09: 2008/BTNMT.

4.3.2.2. Thực trạng chất lượng nước ngầm tại vị trí (M2) - nằm cách nghĩa trang Dốc Lim 15 mét

Sau khi khảo sát thực địa và sử dụng các phương pháp phân tích mẫu nước ngầm trong phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu tại vị trí 2 thuộc gia đình gia đình bà Đỗ thị Bàng Tổ 9 phường Thịnh Đán - nằm cách nghĩa trang Dốc Lim 15 mét đã thu được những kết quả trong bảng 4.3:

Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm M2 tại gia đình bà Đỗ Thị

Bàng Tổ 9 phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích TCVN 5944-1995 QCVN 09: 2008/BTNMT 1 pH -- 6,07 6,5 - 8,5 6,0 - 8,5

2 Vị -- Không có vị lạ Không có vị lạ Không có vị lạ

3 Mùi -- Không có mùi lạ Không có mùi lạ Không có mùi lạ

4 Màu -- Không màu Không màu Không màu 5 Nhiệt độ oC 19,62 -- -- 6 Độ cứng Mg/l 27 300 350 7 Nts Mg/l 14 15 15 8 TDS Mg/l 56 1500 1500 9 DO Ppm 0,70 4 4 10 COD Mg/l 3,6 4 4 11 BOD Mg/l 2,88 15 15 12 Pts Mg/l 17 25 25

Qua kết quả phân tích mẫu M2 tại vị trí 2 ta thấy nguồn nước ngầm có dấu hiệu của ô nhiễm:

- Chỉ số pH theo kết quả phân tích là 6,07 thấp hơn TCVN 5944-1995 về chất lượng nước ngầm cho phép từ 6,5 - 8,5. Kết quả phân tích trên cho thấy nguồn nước hiện tại tại vị trí 2 có chứa nhiều ion gốc axit.

Chỉ số pH thấp hơn so với TCVN 5944-1995 cho phép là do thổ nhưỡng tại vị trí lấy mẫu nước M2 chủ yếu là đất feralit đỏ vàng nên có độ pH trong đất thấp nên có sự giao hòa giữa nước ngầm và môi trường. Đất bị thoái hóa do quá trình xói mòn và rửa trôi. Độ pH thấp, nước ngầm có tính axit rất dễ ăn mòn các vật dụng bằng kim loại như đường ống dẫn nước, vật dụng chứa nước,…nước có tính axit khi gặp kim loại sẽ tạo ra phản ứng oxi hóa, khi sử dụng nguồn nước có thể bị nhiễm kim loại nặng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con người, gây đau bụng, nôn mửa.

Các chỉ tiêu Độ cứng, DO, TDS, BOD, Nts, Pts,… đều nằm trong giới hạn cho phép của (TCVN 5944-1995) và QCVN 09: 2008/BTNMT.

Điều này cho thấy nguồn nước ngầm ở khu vực này ít chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh, gia đình không có đất canh tác nông nghiệp.

4.3.2.3.Thực trạng chất lượng nước ngầm tại vị trí 3 (M3) - nằm cách nghĩa trang Dốc Lim 5 mét

Sau khi khảo sát thực địa và sử dụng các phương pháp phân tích mẫu nước ngầm trong phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu tại vị trí 3 thuộc gia đình gia đình bà Nguyễn Thị Hạm Tổ 9 phường Thịnh Đán - nằm cách nghĩa trang Dốc Lim 5 mét đã thu được những kết quả trong bảng 4.4 (trang 38) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.4: Kết quả phân tích mẫu nước M3 tại gia đình bà Nguyễn Thị Hạm Tổ 9 phường Thịnh Đán, TPTN STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích TCVN 5944- 1995 QCVN 09: 2008/BTNMT 1 pH -- 5,13 6,5 - 8,5 6,0 - 8,5

2 Vị -- Không có vị lạ Không có vị lạ Không có vị lạ

3 Mùi -- Không có mùilạ Không có mùilạ Không có mùi lạ

4 Màu -- Không màu Không màu không màu

5 Nhiệt độ oC 19,65 - - 6 Độ cứng Mg/l 33 300 350 7 Nts Mg/l 31 15 15 8 TDS Mg/l 73 1500 1500 9 DO Ppm 0,62 4 4 10 COD Mg/l 1,8 4 4 11 BOD Mg/l 1,44 15 15 12 Pts Mg/l 29 25 25

( Nguồn: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm trong phòng thí nghiệm)

Qua kết quả phân tích mẫu M3 tại vị trí 3 ta thấy nguồn nước ngầm có dấu hiệu của ô nhiễm:

- Chỉ số pH theo kết quả phân tích là 5,13 thấp hơn TCVN 5944-1995 về chất lượng nước ngầm cho phép từ 6,5 - 8,5 và QCVN về nước ngầm cho phép từ 6,0 - 8,5. Kết quả phân tích trên cho thấy nguồn nước hiện tại tại vị trí

3 có chứa nhiều ion gốc axit.

Chỉ số pH thấp hơn so với TCVN 5944-1995 cho phép là do tại vị trí lấy mẫu nước M3 chủ yếu là đất đỏ, vàng feralit nên có hàm lượng pH trong đất thấp nên khi khoan giếng xuống lòng đất thì lượng nước chảy trong các mạch ngầm dưới lòng đất sẽ có sự giao hòa với độ pH trong đất. Độ pH thấp, nước ngầm có tính axit rất dễ ăn mòn các vật dụng bằng kim loại như đường ống dẫn nước, vật dụng chứa nước,…nước có tính axit khi gặp kim loại sẽ tạo ra phản ứng oxi hóa, khi sử dụng nguồn nước có thể bị nhiễm kim loại nặng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con người, gây đau bụng, nôn mửa.

- Chỉ số Nts theo kết quả phân tích là 30 mg/l vượt quá TCVN 5944- 1995 là 15 mg/l và QCVN 09: 2008/BTNMT là 15 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy nguồn nước có chứa nhiều hợp chất chứa gốc nito (nitrat, nitrit,…).

Chỉ số Nts cao hơn sơ với TCVN 5944-1995 và QCVN 09: 2008/BTNMT là do: vị trí lấy mẫu M2 có chứa sẵn các hợp chất của nito trong thổ nhưỡng, vì nito là một trong những thành phần cấu tạo nên vỏ trái đất. Nguồn nước ngầm nằm cách khu chăn nuôi của gia đình khoảng 4 mét nhưng không sử dụng hệ thống bể biogas nên nguồn nước thải chăn nuôi thải thẳng ra môi trường. Nitrat trong nước khi đi vào cơ thể người sẽ tạo chứng thiếu vitamin và có thể kết hợp với các amin để tạo thành các nitrosamin là nguyên nhân gây ung thư ở người cao tuổi. Nitrit khi đi vào cơ thể con người làm oxy hóa sắt(II) ngăn cản quá trình hình thành Hb làm giảm lượng oxy trong máu gây ngạt, nôn, khi ở nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong. Hợp chất nitrit nguy hiểm hơn nitrat vì nitrit có thể trực tiếp tác dụng với các amin hay alkyl cacbonat trong cơ thể người mà không cần phải qua chuyển hóa tạo thành các hợp chất chứa nito gây ung thư cho mọi lứa tuổi.

- Chỉ số Pts theo kết quả phân tích là 29 mg/l vượt quá TCVN 5944- 1995 là 25 mg/l và QCVN 09: 2008/BTNMT là 25mg/l, chỉ số cho thấy nguồn nước có chứa nhiều hợp chất của phospho. Chỉ số Pts cao là do trong cơ thể người có hàm lượng đạm cao trong thịt nên khi quá trình phân hủy diễn ra hàm lượng này bị phân hủy ra môi trường, trong xương có chứa hàm lượng phospho khá cao nên khi quá trình phân hủy diễn ra lượng phospho bay lên nhưng không thoát được ra bên ngoài lâu ngày sẽ có phản ứng với các chất khác, khi mưa diễn ra sẽ ngấm xuống lòng đất chứa trong các mạch nước ngầm. Pts trong nước còn do phụ thuộc vào pH của nước, tại địa vị trí 3 có pH thấp nên hàm lượng Pts trong nước cao. Pts là một nguyên tố có độc tính, với 50mg có thể gây chết người. Khi nuốt phải phospho trắng sẽ gây”hội chứng tiêu chảy khói” (thuật ngữ theo y học). Pts có thể gây hoại tử xương hàm, hợp chất Phospho hữu cơở hàm lượng cao gây tê liệt hệ thần kinh.

- Các chỉ tiêu Độ cứng, DO, TDS, BOD… đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 5944-1995 và QCVN 09: 2008/BTNMT.

4.3.2.4.Thực trạng chất lượng nước ngầm tại vị trí 4 (M4) - nằm cách nghĩa

trang Dốc Lim 10 mét

Sau khi khảo sát thực địa và sử dụng các phương pháp phân tích mẫu nước ngầm trong phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu tại vị trí 4 thuộc gia đình gia đình ông Nguyễn Tất Cảnh xóm Hợp Thành, xã Thịnh Đức - nằm cách nghĩa trang Dốc Lim 10 mét đã thu được những kết quả trong bảng 4.5:

Bảng 4.5: Kết quả phân tích mẫu nước M4 tại gia đình ông Nguyễn Tất Cảnh xóm Hợp Thành, xã Thịnh Đức STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích TCVN 5944- 1995 QCVN 09: 2008/BTNMT 1 pH -- 6,6 6,5 - 8,5 6,0 - 8,5

2 Vị -- Không có vị lạ Không có vị lạ Không có vị lạ

3 Mùi -- Không có mùi lạ Không có mùi lạ Không có mùi lạ

4 Màu -- Không có màu Không có màu Không có màu

5 Nhiệt độ Oc 19,78 -- -- 6 Độ cứng Mg/l 37 300 350 7 Nts Mg/l 28 15 15 8 TDS Mg/l 47 1500 1500 9 DO Ppm 0,75 4 4 10 COD Mg/l 5,6 4 4 11 BOD Mg/l 4,48 15 15 12 Pts Mg/l 33 25 25

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu mẫu nước ngầm trong phòng thí nghiệm)

Qua kết quả phân tích mẫu M4 tại vị trí 4 ta thấy nguồn nước ngầm có dấu hiệu của ô nhiễm:

- Chỉ số Pts theo kết quả phân tích là 33 mg/l vượt quá TCVN 5944- 1995 là 25 mg/l và QCVN 09: 2008/BTNMT là 25 mg/l, chỉ số cho thấy nguồn nước có chứa nhiều hợp chất của phospho.

Pts cao là do trong cơ thể người có hàm lượng đạm cao trong thịt nên khi quá trình phân hủy diễn ra hàm lượng này bị phân hủy ra môi trường,

trong xương có chứa hàm lượng phospho khá cao nên khi quá trình phân hủy diễn ra lượng phospho bay lên nhưng không thoát được ra bên ngoài lâu ngày sẽ có phản ứng với các chất khác, khi mưa diễn ra sẽ ngấm xuống lòng đất chứa trong các mạch nước ngầm. Gia đình canh tác ngay cạnh nhà nên sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất cây nông nghiệp. Pts là một nguyên tố có độc tính, với 50mg có thể gây chết người. Pts có thể gây hoại tử xương hàm, hợp chất Phospho hữu cơ ở hàm lượng cao gây tê liệt hệ thần kinh. Khi nuốt phải phospho trắng sẽ gây tiêu chảy.

- Chỉ số Nts theo kết quả phân tích là 28 mg/l vượt quá TCVN 5944- 1995 là 15 mg/l và QCVN 09: 2008/BTNMT là 15 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy nguồn nước có chứa nhiều hợp chất của nito (nitrit, nitrat,…)

Chỉ số Nts cao hơn sơ với TCVN 5944-1995 và QCVN 09:2008/BTNMT là do tại vị trí lấy mẫu M4 có chứa sẵn các hợp chất của nito trong thổ nhưỡng, vì nito là một trong những thành phần cấu tạo nên vỏ trái đất. Gia đình chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và chăn nuôi. Nitrat trong nước khi đi vào cơ thể người sẽ tạo chứng thiếu vitamin và có thể kết hợp với các amin để tạo thành các nitrosamin là nguyên nhân gây ung thư ở người cao tuổi. Nitrit khi đi vào cơ thể con người làm oxy hóa sắt II ngăn cản quá trình hình thành Hb làm giảm lượng oxy trong máu gây ngạt, nôn, khi

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước ngầm khu dân cư xung quanh nghĩa trang Dốc Lim xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên. (Trang 41)