II. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Việt Trung
2.1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Hạch toán chi phí NVL trực tiếp là một yếu tố cấu thành không thể thiếu trong giá thành sản phẩm, nó chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Vì vậy việc hạch toán đầy đủ chính xác các khoản mục này có ý nghĩa quan trọng trong việc tính giá thành và là một trong những căn cứ góp phần giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả quản lý tại công ty. Để sản xuất xi măng thì nguyên vật liệu chính cần sử dụng là: Đá vôi, đất sét, than cám, quặng Barit hoặc Apatít, xỉ Pirit.., các loại nguyên vật liệu phụ như thạch cao, phụ gia (mạt đá)..
Việc theo dõi tình hình nhập, xuất kho nguyên vật liệu ở công ty được thực hiện ở trên phần mềm kế toán SAS. Vật tư của công ty cũng rất đa dạng về chủng loại, quy cách, kích cỡ, do vậy SAS sẽ tổ chức hệ thống phân loại vật tư theo các tài khoản vật tư.
Các vật liệu, công cụ, dụng cụ của công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau và giá nhập khác nhau. Do đó giá trị của vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho được đánh giá theo trị giá vốn thự tế nhập kho. Chi phí thu mua thực tế được tính theo công thức:
Giá thực tế = Giá mua ghi + Chi phí mua - Khoản CK, nhập kho trên hóa đơn thực tế giảm giá
Tại công ty cổ phần xi măng Sông Đà giá trị vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quan gia quyền đã cài sẵn trong máy.
Đơn giá thực Tổng giá thực tế tại thời điểm xuất kho tế bình quân =
gia quyền Số lượng tồn kho thực tế tại thời điểm xuất kho
Giá thực tế xuất dùng = Số lượng vật tư x Đơn giá bình quân từng thời điểm xuất kho
* Tài khoản sử dụng
Toàn bộ chi phí NVL trực tiếp được tập hợp vào TK 621: “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “, do đặc điểm sản xuất của công ty nên tài khoản này được mở thêm chi tiết để theo dõi từng đối tượng tập hợp chi phí là các phân xưởng.
Như trên đã đề cập, phần mềm kế toán SAS chỉ cài đặt các tài khoản do Bộ tài chính ban hành nên TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “ được cài đặt sẵn, việc mở thêm các tài khoản chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí.
- TK 62101 : Xưởng nguyên liệu - TK 62102: Xưởng lò nung
- TK 62103: Xưởng nghiền xi đóng bao
* Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho kèm theo giấy yêu cầu lĩnh vật tư.
- Phiếu nhập kho kèm theo biên bản kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng hàng. - Hóa đơn mua hàng
Để đảm bảo nhiệm vụ cung ứng vật tư kịp thời, đúng với các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất, tất cả các nguyên vật liệu mua về nhập kho đến khi xuất dùng cho từng phân xưởng, từng mục đích sử dụng đều được kiểm tra đối chiếu chặt chẽ từ kho đến phòng kế toán.
Nội dung trình tự ghi chép kế toán chi tiết vật liệu được công ty áp dụng theo hình thức ghi thẻ song song. Khi mua vật liệu về nhập kho dùng cho sản xuất công ty sử dụng hóa đơn của bên bán (liên 2) và phiếu nhập kho.
+ Hàng ngày theo nhu cầu cần sử dụng của phân xưởng mình ( tất cả các nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phải dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu và kế hoạch sản xuất ), tổ trưởng viết phiếu theo yêu cầu lĩnh vật tư trên phải ghi rõ tên vật tư cần dùng, số lượng, chủng loại, có chữ ký của quản đốc phân xưởng và giám đốc công ty.
+ Căn cứ vào phiếu yêu cầu lĩnh vật tư do nhân viên tạp vụ của phân xưởng mang lên phòng vật tư. Phòng vật tư viết phiếu xuất kho chỉ bao gồm chỉ tiêu số lượng. Phiếu xuất kho gồm 3 liên, 1 liên lưu tại phòng vật tư, 1 liên lưu tại phân xưởng, 1 liên làm cơ sở để xuất vật tư được lưu tại kho.
Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Hàng ngày kế toán vật tư xuống kho vật tư lấy phiếu nhập kho, xuất vật tư, trước khi nhận kế toán kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ sau đó mang về phòng kế toán làm cơ sở hạch toán chi phí.
Đối với phiếu nhập kho: Người giao hàng đề nghị nhập kho vật tư, hàng hóa…Ban kiểm nghiệm tiến hành kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa về quy cách, số lượng, chất lượng và lập biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa. Bộ phận cung tiêu lập phiếu nhập kho. Thủ kho kiểm tra, ghi số thực nhập vào thẻ kho. Kế toán chi tiết vật tư hàng ngày xuống kho nhận phiếu nhập kho, đối chiếu ghi sổ.
* Quy trình hạch toán:
Do công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung nên tất cả các chứng từ kế toán ghi trên sổ Nhật ký chung. Chương trình phần mềm kế toán cài đặt theo hình thức Nhật ký chung, tất cả các chứng từ thống nhất trên một cửa sổ
Nhập chứng từ theo trình tự thời gian của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Chương trình SAS chỉ cho ghi các chứng từ theo đúng nguyên tắc cân bằng Nợ - Có đối với các tài khoản trong bảng cân đối kế toán. Khi nhập tải dữ liệu ta phải vàơ từ các tài khoản chi tiết.
Ví dụ: Căn cứ phiếu xuất số 09AN ngày 31/01/2007
Biểu số 2.7