Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đề xuất bổ sung thêm một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 68)

phố Vinh

3.4.2.1. Đề xuất quy trình xử lý khí thải lò đốt

Hiện nay, hai bệnh viện trên địa bàn thành phố đã có lò đốt rác y tế nhưng do không có hệ thống xử lý khí hoặc có nhưng không đảm bảo nên đã gây ô nhiễm cho khu vực dân cư xung quanh. Để có thể tận dụng lò đốt sẵn có, cần phải thiết kế hệ thống xử lý khói lò đốt nhằm giảm thiểu không khí cho khu vực dân cư xung quanh khi đốt tại chỗ. Chúng tôi đề xuất hệ thống xử lý khí lò đốt tại bệnh viện bao gồm một số thiết bị sau: Thiết bị trao đổi nhiệt, xyclon, thiết bị hấp thụ, quạt hút và ống khói.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý khí thải như sau:

Khói sau khi ra khỏi lò đốt theo ống dẫn vào thiết bị trao đổi nhiệt. Khói đi từ trên xuống, còn chất thải nhiệt (nước) đi ngang qua ống trong thiết bị. Nước sẽ lấy nhiệt của khói làm giảm nhiệt độ của khói từ 900ºC xuống 150ºC;

Khói đi ra sẽ được dẫn vào thiết bị làm sạch bụi (xyclon). Khi vào thiết bị, khói chuyển động xoáy, lực ly tâm sẽ làm các hạt bụi trong khói văng về phía thành thiết bị và tách khỏi dòng khí. Khí sạch tiếp tục chuyển động quay và sau đó ngoặt hướng 180º ra khỏi xyclon. Các hạt bụi lắng xuống đáy vào ống thu bụi;

Sau khi đi ra khỏi hệ thống tách bụi, khí chỉ còn các khí độc có tính axit. Do đó khí đi ra sẽ được đưa vào hệ thống hấp thụ và trung hòa bằng dung dịch xút loãng. Sau đó khí sẽ được hút bằng quạt hút và trong ống khói và thải ra ngoài môi trường. Khí thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép.

Hình 3.1. Sơ đồ Khí thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường

Đồng thời khắc phục các tồn tại của Lò đốt chất thải y tế nguy hại vừa mới được đầu tư tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An và hiện nay chuyển sang cho bệnh viên Ung bướu để tiến hành đốt chất thảiy tế tại đó như: Đầu tư hệ thống cấp nước đủ để hạ nhiệt độ khói lò, đảm bảo an toàn thiết bị và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, chuyển nước thải về hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện, thay đổi vật liệu của cánh quạt hút bằng thép có độ chịu nhiệt cao phù hợp với nhiệt độ khói lò, sữa chữa, làm rộng vị trí nạp chất thải tại miệng lò để thuận tiện trong quá trình vận hành nạp chất thải vào lò.

Tuy nhiên trong thời gian tiếp theo, việc áp dụng Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng các công nghệ không đốt là giải pháp cần phải được đầu tư để thực hiện:

Các công nghệ không đốt: Các công nghệ không đốt thân thiện với môi trường đang được áp dụng ngày càng nhiều để thay thế lò đốt chất thải rắn y tế...

Trong số các công nghệ không đốt, công nghệ dùng nhiệt thấp, để xử lý hay khử khuẩn chất thải rắn y tế lây nhiễm thành chất thải thông thường (không lây nhiễm) thường được áp dụng trên hiện nay trên thế giới. Công nghệ này với ưu thế chi phí xử lý thấp hơn, ngăn ngừa được những nguy cơ và rủi ro cao về môi trường và sức khỏe cộng đồng, đem lại những lợi ích dài hạn cho đơn vị sử dụng và xã hội đang được ưu tiên ở các nước tiến tiến và cả các nước đang phát triển khác.

Hình 3.2. Mô hình xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm bằng công nghệ không đốt

Hiện nay có một số công nghệ không đốt được áp dụng: công nghệ sử dụng hóa chất, công nghệ vi sinh, công nghệ nhiệt khô và công nghệ nhiệt ẩm. Trong đó, công nghệ nhiệt ẩm thông dụng nhất do chi phí đầu tư thấp hơn và ít tạo ra các chất thải ô nhiễm khác. Trong số công nghệ nhiệt ẩm, các nước trên thế giới chủ yếu sử dụng 2 loại công nghệ chính để khử khuẩn chất thải rắn y tế lây nhiễm, đó là:

-Công nghệ hấp bằng hơi nước (dùng hơi nóng ẩm) hay nhiệt ướt.

-Công nghệ sử dụng vi sóng (microwave), đặc biệt loại vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa.

* Công nghệ khử khuẩn bằng hơi nước:

Với thế hệ tiên tiến nhất, công nghệ này thường đòi hỏi phải nghiền cắt nhỏ chất thải trước khi xử lý khử khuẩn để đảm bảo hiệu quả khử khuẩn đạt yêu cầu. Một số hãng chế tạo thiết bị nghiền cắt tách rời độc lập hoàn toàn với thiết bị hấp khử khuẩn trong khi một số hãng khác thiết kế máy nghiền cắt gộp chung với thiết bị hấp thành 1 hệ thống. Loại sử dụng thiết bị nghiền cắt hoàn toàn độc lập trước khi khử khuẩn có nhược điểm nổi bật là gây nguy cơ lây nhiễm bệnh trong khu vực nghiền cắt, không an toàn cho người vận hành và gây phức tạp hơn do cần vệ sinh

Xử lý như đối với chất thải thông thường Chất thải y tế lây nhiễm Xử lý khử khuẩn bằng công nghệ không đốt Chất thải sạch không lây nhiễm

thiết bị nghiền cắt rất thường xuyên. Loại thiết bị hợp khối đồng nhất nghiền cắt trong thiết bị khử khuẩn dù giải quyết được vấn đề ngăn chặn lây bệnh trong khu vực xử lý, đảm bảo an toàn vệ sinh cho người vận hành nhưng lại có nhược điểm do không phù hợp công suất giữa hai loại chức năng (gây lãng phí), không ổn định, chi phí cao do thiết bị nghiền cắt hay bị hỏng phải dừng và thay thế thế sửa chữa.

Khi lưỡi cắt và máy nghiền cắt bị hỏng hoặc không đạt yêu cầu chất lượng thì bắt buộc phải thay thế nhanh chóng để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ khử khuẩn được liên tục (giảm tối đa thời gian lưu trữ chất thải lây nhiễm). Điều này làm cho chi phí duy trì hệ thống xử lý tăng cao, kéo theo nguy cơ chất thải rắn y tế không được xử lý khử khuẩn kịp thời sẽ ứ đọng tại bệnh viện trở thành nguồn lây nhiễm bệnh tật và ô nhiễm môi trường ngay tại bệnh viện. Ghép nối hai hệ thống thiết bị còn làm cho tính linh hoạt về công suất giảm đi, thời gian xử lý tăng lên, trừ khi có những thiết kế mới phù hợp hơn. Bên cạnh đó, công nghệ hấp khử và khử khuẩn bằng hơi nước thường có thể còn yêu cầu phải sử dụng hoá chất khử trùng trong quá trình xử lý chất thải, sử dụng nhiều nước và tổng thời gian xử lý thường bị kéo dài. Như vậy chi phí xử lý chất thải lại bị tăng cao hơn nữa gây cản trở nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp thiết và thường xuyên của bệnh viện. Ngoài ra, việc nghiền trước chất thải sẽ không thuận lợi cho công tác phân loại phế liệu cho tái chế.

* Công nghệ vi sóng (microwave) kết hợp hơi nước bão hoà

Công nghệ khử khuẩn có sử dụng vi sóng (microwave) là loại tiên tiến mới được sử dụng ở các nước phát triển từ khoảng 20 năm trở lại đây, có 2 nhóm chính: loại khử khuẩn ở điều kiện áp suất thông thường và loại ở điều kiện áp suất cao (2 và 3 bar). Thông thường, loại khử khuẩn ở điều kiện áp suất bình thường thì tạo nhiệt độ khử khuẩn ở 100oC, thời gian cho một chu kỳ xử lý sẽ ở mức 45 - 60 phút, nhiều gấp đôi so với loại có xử lý ở điều kiện áp suất cao hơn. Hiệu quả khử khuẩn vẫn đạt ở mức STATT mức độ 3 thỏa mãn tiêu diệt 99,9999% đa số các loại vi khuẩn hiện diện, và sẽ ở mức cao hơn tùy theo hãng có thiết kế hệ thống bổ sung khác. Loại thiết bị công nghệ vi sóng này cũng đã được sử dụng

cho cả quy mô nhỏ (xử lý ngay tại bệnh viện) và quy mô lớn (xử lý tập trung) tới mức 6 tấn/ngày ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Bỉ, một số nước châu Âu, và châu Á khác.

Loại công nghệ khử khuẩn ở điều kiện áp suất cao thường sử dụng kết hợp thêm hơi nước, đặc biệt là hơi nước bão hòa. Điểm hơi nước bão hòa là môi trường khoang xử lý đã thực sự “no” hơi nước, thêm hơi nước nữa sẽ tạo ra giọt nước. Điều kiện môi trường như vậy (tạo bởi hơi nước nóng và áp suất), giúp cho hơi nước thấm sâu vào mọi nơi bề mặt chất thải và làm ẩm toàn bộ khối chất thải, ngay cả trong các cấu trúc dạng ống nhỏ như kim tiêm, do vậy mọi diện tích bề mặt của rác đều được làm ẩm đều. Vì vậy, khi có áp suất và nhiệt độ tăng cao (1 bar, 2 bar, 3 bar tương ứng nhiệt độ 100, 121 và 134oC) từ bên ngoài bề mặt chất thải và tác động của vi sóng làm nóng từ bên trong chất thải sẽ phá vỡ cấu trúc và tiêu diệt hoàn toàn mọi vi khuẩn hiện diện, đạt tỷ lệ 6log10 tức 99,9999%, trong khoảng thời gian ngắn (từ 10 - 20 phút). Thông thường chu kỳ xử lý tiệt khuẩn sẽ kéo dài khoảng 30 phút. Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, thường có các thiết bị có công suất không cao (khoảng 12 kg/chu kỳ của 1 khoang xử lý), phù hợp xử lý tại ngay tại bệnh viện, xử lý lưu động, trừ khi có thiết kế liên hoàn các khoang xử lý.

Chất thải không phải nghiền cắt trước khi xử lý nên cơ sở áp dụng sẽ có cơ hội thuận tiện cho việc thu gom phế liệu không nguy hại và an toàn cho hoạt động tái chế, qua đó cắt giảm được chi phí xử lý chất thảiy tế nói chung.

Như vậy, kinh nghiệm ở các nước phát triển đã cho thấy ngay tại bệnh viện nên sử dụng công nghệ thiết bị khử khuẩn chất thải rắn y tế lây nhiễm trở thành chất thải thông thường, sau đó mới xử lý tiếp theo như đối với chất thải thông thường (chôn lấp) sẽ làm giảm chi phí xử lý so với phương pháp thiêu đốt, giảm nguy cơ mất an toàn cho sức khỏe cộng đồng và môi trường xung quanh.

Việc đầu tư lựa chọn phương án áp dụng công nghệ không đốt để khử tiệt khuẩn chất thải rắn y tế lây nhiễm được dựa trên bảng phân tích so sánh như sau:

Tiêu chí Thuê xử lý đốt tập trung Công nghệ vi sóng + hơi nước bão hòa Nguy cơ phát tán mầm

bệnh ra cộng đồng Nguy cơ cao Không có

Nguy cơ gây ô nhiễm môi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường không khí Khó kiểm soát Không gây ô nhiễm Chi phí xử lý môi trường

sau khi đốt/ khử khuẩn

Khó lường hết được,

thường rất cao Không đáng kể Chi phí xã hội về sức khỏe

cộng đồng

Khó lường hết được,

thường rất cao Giảm thiểu Chi phí vận chuyển chất

thải lây nhiễm nguy hại

Rất cao, bao gồm cả chi phí hệ thống vận chuyển

chuyên dụng

Giảm thiểu (do có thể không xử lý chất thải rắn y tế loại D,

và chất thải hóa học)

Chi phí xử lý của Bệnh

viện tính theo 1 kg rác > 30.000 VNĐ

Khoảng 6.000 - 10.000đ (bao gồm cả chi phí thu gom chôn lấp như đối với

chất thải thông thường) Thay đổi cho Quy trình

quản lý chất thải trong Bệnh viện so với hiện nay

Không Có (về phân loại và sử dụng thiết bị thích hợp) Điều kiện bảo trì bảo

dưỡng thiết bị Không Có, theo nhà cung cấp

- Hệ thống bao gồm những cấu thành chủ yếu: (1) Thiết bị khử khuẩn sử dụng công nghệ vi sóng (microwave) kết hợp hơi nước bão hòa; (2) Máy cắt nhỏ chất thải sau khi đã khử khuẩn; (3) Một số thiết bị phụ trợ cần thiết khác.

- Thiết bị khử khuẩn được sản xuất ở EU hoặc Mỹ, đảm bảo xử lý khử và tiệt khuẩn đủ lượng chất thải rắn y tế lây nhiễm hiện nay và tương lai.

- Hệ thống thiết bị sử dụng nguồn điện và nước, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, không gây tiếng ồn, không gây ô nhiễm.

- Thiết bị khử khuẩn cần có hình thức nhỏ gọn và mỹ quan, không đòi hỏi diện tích lớn hay nhà xưởng lắp đặt phức tạp. Có thể di chuyển được. Tính lưu động

này rất hữu ích khi bệnh viện cần thay đổi địa điểm đặt thiết bị (thay đổi cách bố trí không gian làm việc của các khoa phòng, khi bị ngập lụt hay sau này di chuyển bệnh viện đến địa điểm khác…).

- Hiệu quả khử khuẩn của thiết bị cần được khẳng định: thiết bị đã được thẩm định bởi các tổ chức uy tín trên thế giới và chấp thuận cho sử dụng tại nhiều nước tiên tiến như Mỹ, châu Âu và cả châu Á. Cần ưu tiên cho loại thiết bị đã được sử dụng tại Việt Nam và đã được đánh giá hiệu quả khử khuẩn, đánh giá an toàn lao động ở Việt Nam.

3.4.2.2 Biện pháp về tổ chức quản lý môi trường bệnh viện

a. Cơ cấu tổ chức

- Phân khoa/phòng chịu trách nhiệm trong việc quản lý chất thải cho toàn bệnh viện.

- Bổ sung nhân lực có kiến thức và trình độ quản lý và công nghệ môi trường trong việc quản lý chất thải của toàn đơn vị.

b. Giải pháp chính sách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng hướng dẫn quản lý chất thải cho bệnh viện. - Xây dựng cơ sở dữ liệu chất thải cho bệnh viện - Lập kế hoạch quản lý chất thải hàng năm. c. Giải pháp nâng cao trình độ quản lý

Tập huấn, đào tạo những người đang và sẽ làm việc về môi trường hiện có của bệnh viện về quản lý và công nghệ môi trường. Trong công tác tập huấn cho những người làm môi trường nói chung và công nghệ môi trường (xử lý chất thải) của các bệnh viện nói riêng, việc phối hợp với các cơ quan đào tạo, quản lý môi trường là rất cần thiết. Các cơ quan hợp tác có thể là: Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế…

Nội dung các khoá đào tạo, tập huấn tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau: - Đào tạo các kiến thức cơ bản về môi trường;

- Phổ biến các văn bản pháp luật về môi trường;

- Giới thiệu các hệ thống quản lý môi trường tiên tiến như ISO 14000; - Đào tạo kiến thức cơ bản về vận hành/bảo dưỡng và quản lý công nghệ xử lý nước thải, lò đốt chất thải rắn mà bệnh viện đang áp dụng.

- Giới thiệu một số công nghệ xử lý chất thải phổ biến, tiên tiến và hiện đại. Tham quan, học hỏi kinh nghiệm: Tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các bệnh viện có hệ thống quản lý môi trường, có hệ thống xử lý chất thải tiên tiến, v.v.

3.4.2.3. Biện pháp kiểm tra, giám sát

Nhằm phòng ngừa và hạn chế các tác động môi trường tiêu cực do việc xả thải nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại từ các bệnh viện nằm trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cần phải có các biện pháp sau:

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nguồn thải của các bệnh viện trong công tác bảo vệ môi trường, khắc phục triệt để các tồn tại đang có của bệnh viện về vấn đề bảo vệ môi trường. Triển khai hướng dẫn, quy định về kiểm soát ô nhiễm và cấp giấy phép môi trường. Đưa ra các quy định, quy chế về xử lý và quản lý chất thải của từng bệnh viện.

Quản lý và ngăn ngừa các nguồn chất thải nguy hại: Quản lý chất thải nguy hại là một công việc tương đối khó khăn đối với hầu hết các địa phương. Các nguyên nhân có thể kể đến là việc thiếu các quy định về quản lý chất thải nguy hại, nguồn lực quản lý còn yếu, công nghệ xử lý chất thải nguy hại chưa phổ biến. Tuy nhiên, việc phòng ngừa và quản lý các nguồn chất thải nguy hại là hết sức cần thiết do lượng chất thải nguy hại ngày càng gia tăng với khối lượng lớn.

Xây dựng và lắp đặt các công nghệ xử lý hiện đại đạt tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam, cụ thể: Xây dựng hệ thống xử lý khí thải đạt QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT; Các quy chuẩn khí thải xung quanh; QCVN 02:2008/BTNMT - Quy chuẩn quy định khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.

Sở Tài nguyên - Môi trường cần phối hợp với Sở Y tế và UBND các huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 68)