Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 32)

Nghiên cứu được tiến hành đối với 18 bệnh viện công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố Vinh. Trong đó tập trung vào khảo sát một số yếu tố:

- Mô tả hiện trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Vinh.

- Đánh giá tình hình quản lý, xử lý chất thải y tế nguy hại tại các bệnh viện 2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu: Sử dụng phương pháp để có được các tài liệu liên quan đến các bệnh viện, chất thải rắn của các bệnh viện trên địa bàn thành phố (thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung đề tài từ các bệnh viện, Sở Y Tế, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, từ Phòng cảnh sát Môi trường v.v.. Sau đó sẽ lựa chọn những thông tin cần thiết nhất).

- Phương pháp so sánh hiện trạng với các quy định về quản lý chất thải rắn y tế.

Là phương pháp phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập được với các quy định của nhà nước. So sánh khu vực này với khu vực khác để làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn.

Nghiên cứu được tiến hành bằng biện pháp khảo sát thực địa: quan sát và phỏng vấn trực tiếp những người làm công tác vệ sinh, xử lý và tiêu hủy chất thải; từ đó đánh giá hiện trạng công tác phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải ở từng cơ sở y tế trên địa bàn.

Các phiếu điều tra được phát cho các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Vinh để thu thập các dữ liệu cơ bản ban đầu, sau đó tiến hành khảo sát chi tiết và cụ thể tại từng cơ sở. Nội dung các câu hỏi trong phiếu điều tra phục vụ cho việc thu thập thông tin theo các nhóm thông tin sau: Nhóm thông tin liên quan đến tổ chức của cơ sở y tế: Đó là các thông tin về số giường bệnh; người phụ trách lĩnh vực quản lý chất thải, thời điểm và số lần thu gom chất thải,... Nhóm thông tin về khối lượng từng nhóm chất thải theo phân loại. Nhóm thông tin về việc thực hiện Quy chế

Quản lý chất chất thải y tế ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng bộ Y Tế; nhóm thông tin này tập trung vào công tác phân loại, thu gom, lưu giữ và phương pháp xử lý chất thải y tế...

- Các kiến nghị đề xuất của các bệnh viện đối với nhiệm vụ quản lý chất thải y tế.

- Phương pháp thống kê, tổng hợp phân tích và xử lý các số liệu (từ các số liệu thu thập được, thống kê, tổng hợp lại và đưa ra 1 số liệu thống nhất, chính xác nhất làm cơ sở đánh giá và giải quyết các vấn đề cần quan tâm)

- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia (của thầy cô, những người có liên quan, ý kiến đóng góp của một số nhân viên trong bệnh viện)

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu

Thành phố Vinh là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Nghệ An, là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh, và đã được quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ. Thành phố Vinh có diện tích 104,96 km², gồm có 25 phường xã (16 phường: Lê Mao, Lê Lợi, Hà Huy Tập, Đội Cung, Quang Trung, Cửa Nam, Trường Thi, Hồng Sơn, Trung Đô, Bến Thuỷ, Đông Vĩnh, Hưng Bình, Hưng Phúc, Hưng Dũng, Vinh Tân, Quán Bàu và 9 xã: Hưng Đông, Hưng Lộc, Hưng Hòa, Hưng Chính, Nghi Phú, Nghi Ân, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Đức) với dân số: 480.000 người.

Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50" đến 18°43’38" vĩ độ Bắc, từ 105°56’30" đến 105°49’50" kinh độ Đông. Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên. Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Nam, cáchThành phố Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây.

Thực hiện đề án "Phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung Bộ" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2025, thành phố Vinh sẽ mở rộng địa giới hành chính để có diện tích 250 km² với dân số dự kiến là 800.000 - 1.000.000 người. Sau khi mở rộng, diện tích của thành phố Vinh sẽ bao gồm thành phố Vinh hiện nay và toàn bộ diện tích thị xã Cửa Lò, phần phía Nam huyện Nghi Lộc, phía Bắc huyện Hưng Nguyên. Ranh giới thành phố mới sẽ là phía Bắc là đường Nam Cấm, phía Tây là đường tránh Vinh, phía Nam là sông Lam và phía Đông là biển Đông.

Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển Đông. Sau này sông Lam đổi dòng chảy về mạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa hình bằng phằng và cao ráo, có núi Dũng Quyết, sông Lam bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố hài hòa.

Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác.

Nhiệt độ trung bình 24°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42.1°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4°C. Độ ẩm trung bình 85-90%. Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Keal/ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000mm thích hợp cho các loại cây trồng phát triển.

Có hai mùa gió đặc trưng: Gió Tây Nam - gió khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9 và gió Đông Bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

3.2. Hiện trạng các cơ sở y tế

3.2.1. Đặc điểm các cơ sở y tế

Trên địa bàn thành phố Vinh hiện có 19 bệnh viện công lập và tư nhân với đặc điểm cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Thông tin số giường bệnh và nhân viên các bệnh viện

TT Các bệnh viện Số giường bệnh Tổng số nhân viên Thực tế 2011 Thực tế /Kế hoạch 2014 Dự kiến 2015 1 BV ĐK tỉnh 750 1300/800 1000 858 2 BV Sản - Nhi 396 686/420 600 309 3 BV YHCT 453 360/300 350 194 4 BV Tâm Thần 335 278/235 230 186 5 BV Nội tiết 212 165 200 155 6 BV Mắt 34 50/50 50 32 7 BV Ung bướu 100 450/320 300 172 8 BV Chấn thương - CH 0 110 200 20 9 BVĐK TP Vinh 318 298/230 250 233 10 BV 115 126 250/250 150 246 11 BV Thái An 74 150 150 85 12 BV Cửa Đông 83 284/230 250 115 13 BV Thành An 115 186/150 200 115 14 BV Minh Hồng 20 45/45 50 33 15 BV Đông Âu 65 100/80 120 81 16 BV Mắt Sài Gòn - Vinh 21 21 50 55

17 BV Thái Thượng Hoàng 20 20 20 30

18 BV Quân khu IV 250 500/200 250 265

19 BV Giao thông 150 205/105 150 85

Thực tế số giường bệnh hiện nay tại các bệnh viện (số liệu tháng 9 năm 2014 do các bệnh viện cung cấp) đã vượt quá số giường bệnh dự kiến năm 2015 theo KH của Sở y tế và gấp 1,4 lần so với số giường bệnh dự kiến năm 2014 theo kế hoạch của Sở y tế.

3.2.2. Khối lượng chất thải y tế

a. Khối lượng chất thải rắn y tế

Bảng 3.2. Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các bệnh viện

TT Các bệnh viện Số giường bệnh Chất thải rắn Thực tế 2011 Thực tế /Kế hoạch 2014 Dự kiến 2015 Không nguy hại Nguy hại 1 BV ĐK tỉnh 750 1300/800 1000 3.000 280 2 BV Sản - Nhi 396 686/420 600 45,8 14,8 3 BV YHCT 453 360/300 350 40 06 4 BV Tâm Thần 335 278/235 230 300 02 5 BV Nội tiết 212 165 200 120 5,9 6 BV Mắt 34 50/50 50 20,5 1,2 7 BV Ung bướu 100 450/320 300 190 30 8 BV Chấn thương - CH 0 110 200 140 7 9 BVĐK TP Vinh 318 298/230 250 388 35 10 BV 115 126 250/250 150 76 21 11 BV Thái An 74 150 150 135 21 12 BV Cửa Đông 83 284/230 250 82 2,9 13 BV Thành An 115 186/150 200 109 4,9 14 BV Minh Hồng 20 45/45 50 10 02 15 BV Đông Âu 65 100/80 120 08 02 16 BV Mắt Sài Gòn - Vinh 21 21 50 3,6 1,8

17 BV Thái Thượng Hoàng 20 20 20 4,5 1,1

18 BV Quân khu IV 250 500/200 250 183,1 34

19 BV Giao thông 150 205/105 150 65 10,5

3.2.3. Phân loại chất thải

Theo kết quả điều tra 18 bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Vinh, kết quả đã có 18/18 bệnh viện tiến hành phân loại chất thải ngay tại thời điểm phát sinh, chất thải sinh hoạt được đều có thùng đựng riêng tại nguồn; các vật sắc nhọn (bơm tiêm, kim tiêm, các ống nghiệm, lưỡi dao, các vật có thể gây các vết cắt hoặc chọc thủng…) được đựng riêng vào hộp giấy cứng màu vàng như: bông thấm máu, băng, gạc, găng tay, dây truyền máu, các ống thông… được đựng riêng vào một túi. Tuy nhiên vẫn có trường bao bì để sử dụng trong quá trình phân loại chất thải tại nguồn chưa đúng với quy định, chất thải nguy hại đựng trong túi màu xanh, đựng trong vỏ chai nước khoáng, Tuy đã được phân loại cơ bản đầy đủ đúng với quy định nhưng sau đó tại kho chứa chất thải hay tại vị trí chứa chất thải (một số đơn vị chưa có kho) chất thải lại được để chung trong các thùng hoặc được để lẫn dưới nền kho hoặc lẫn với chất thải thông thường.

3.2.4. Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải

a. Thu gom chất thải và lưu giữ

Chất thải y tế thông thường được các bệnh viện thu gom cơ bản đúng quy định, tuy nhiên vẫn có bệnh viện thu gom chất thải rắn thông thường trong túi màu vàng của chất thải nguy hại. Do dụng cụ thu gom chưa đáp ứng yêu cầu nên một số bệnh viện chất thải này chưa được lưu giữ trong các túi kín để chuyển chất thải về nơi tập trung của bệnh viện cho xe của công ty MTĐT đến thu gom hoặc lưu giữ tại kho chứa của bệnh viện sau đó định kỳ được công ty môi trường đo thị thu gom.

Gần 85 % chất thải rắn tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Vinh là chất thải sinh hoạt, được phát sinh ra từ các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến thăm nuôi và của cán bộ, y bác sĩ của bệnh viện; đây là loại rác thải ít độc hại và dễ xử lý.

100 % các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố đã tiến hành thu gom cơ bản triệt để chất thải rắn y tế thông thường, và hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Nghệ An vận chuyển và xử lý, quá trình vận chuyển được thực hiện hàng ngày hoặc hai ngày một lần tùy thuộc vào các đặc điểm của từng bệnh viện, tuy nhiên có những bệnh viện lưu giữa chất thải này quá lâu trong bệnh viện như bệnh viện Tâm thần, một tuần mới vận chuyển một lần.

Kết quả điều tra về lưu giữ và xử lý chất thải tại 18 cơ sở y tế trên địa bàn tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố như sau:

* Bệnh viện thứ nhất: Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An

Là một bệnh viện vừa mới được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động được khoảng 2 tháng nhưng tại thời điểm khảo sát, chất thải y tế nguy hại được để ở thùng có cùng một màu vàng ở sân bệnh viện cùng với xe chở chất y tế nguy hại.

Việc phân loại chất thải y tế chưa được thực hiện đúng theo quy định, chất thải thông thường được đựng vào bao màu vàng của chất thải y tế nguy hại. Vị trí tập kết chất thải y tế thông thường tại các họng rác dưới tầng hầm không được vệ sinh, rác rơi vương vãi, lẫn với nước.

Bệnh viện hợp đồng với Bệnh viện U bứu xử lý chất thải rắn nguy hại.

Bệnh viện đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại năm 2008, đến nay sau thời gian hoạt động, tăng về số lượng giường bệnh, đổi vị trí bệnh viện nhưng chưa tiến hành đăng ký lại. Tại thời điểm đăng ký năm 2008, Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm có khối lượng 200kg/tháng.

Các hình ảnh:

Chất thải y tế nguy hại được để tại hành lang sân bệnh viện Hữu Nghị đa khoa tỉnh Nghệ An

Chất thải y tế thông thường vương vãi dưới họng chứa rác tại tầng hầm Xe chở chất thải y tế đậu giữa sân của bệnh viện.

* Bệnh viện thứ 2: Bệnh viện Sản - Nhi

Có kho chất thải y tế nguy hại, có khóa kín, có biển báo, không phải kho lạnh nhưng trong kho có tủ lạnh để lưu giữ chất thải giải phẫu, kho được ốp gạch men sạch sẽ, có khóa, có biển báo, nhưng trong kho không có các vị trí ghi mã chất thải cho các thùng đựng chất thải, các thùng có cùng một màu vàng, việc lưu giữ chất thải trong các thùng chứa đang để quá đầy so với quy định.

Chất thải y tế thông thường đang được lưu giữa trong các xe chở rác và để ngoài trời, không có mái che.

Kho chất thải y tế nguy hại không có biển báo nguy hại.

Đã đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại vào năm 2009, trong sổ đăng ký không có chất thải Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm, tuy nhiên thực tế là có phát sinh và hiện bệnh viện cũng đã đầu tư thùng lạnh để lưu giữ và xử lý.

Hiện nay bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện sản nhi, theo đó chức năng công suất bệnh viện cũng thay đổi nhưng chưa tiến hành đăng ký lại chủ nguồn thải.

Có kho lưu giữ chất thải y tế thông thường và nguy hại, kho chất thải y tế nguy hại có khóa kín, có các thùng đựng chất thải nhưng chưa có biển báo và trong kho chưa có mã số chất thải nguy hại.

Bệnh viện đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Các hình ảnh:

* Bệnh viện thứ 4: Bệnh viện Tâm Thần

Có nhà chất thải y tế thông thường và nguy hại, nhà chất thải y tế nguy hại không có cửa, chỉ có hai thùng màu vàng và không có mã chất thải.

Chất thải y tế thông thường chất đầy trong nhà chứa mất mỹ quan và bốc mùi do thời gian lưu giữa quá lâu (một tuần mới được chở đi xử lý một lần).

Kho chất thải y tế nguy hại không có biển báo nguy hại.

Đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại năm 2012.

* Bệnh viện thứ 5: Bênh viện Nội tiết

Có kho chất thải nguy hại, kho kín, có cửa nhưng không khóa, chất thải đựng trong thùng và dưới nền kho, chất thải đựng trong thùng đang lẫn lộn giữa các mã

chất thải khác nhau, trong kho chưa có biển các mã chất thải. Chỉ có một loại thùng đựng chất thải màu vàng, Chất thải sinh hoạt được thu gom trong túi đựng chất thải y tế. Kho có khóa nhưng không khóa, không có biển báo chất thải nguy hại.

Đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại năm 2014. Hình ảnh:

Kho lưu giữa chất thải y tế nguy hại.

Chất thải thông thường được thu gom bằng túi đựng chất thải y tế nguy hại.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)