Việc đầu tiên là ngừng mở rộng bán chịu cho khách hàng.
Thiết lập một quy trình thu hồi nợ: Xác định rõ cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm làm việc với các khách hàng cũng như quy định rõ thời gian, cách thức cho việc gửi thư nhắc nhở hay các cuộc gọi điện thoại. Các nhân viên cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc thu hồi nợ chứ không chỉ đơn thuần coi đó là một việc kiêm nhiệm.
Soạn thảo một chính sách chi trả rõ ràng để hạn chế những vấn đề phát sinh: yêu cầu khách hàng ký thoả thuận, quy định việc thanh toán bắt buộc phải thực hiện đúng hạn và nêu rõ mức phạt khách hàng phải chịu nếu thanh toán chậm.
Doanh nghiệp cần gửi thư thu nhắc nợ, kết hợp gọi điện thông báo thường xuyên cho khách hàng về các khoản nợ quá hạn và đưa ra yêu cầu thanh toán trong khoản thời gian ngắn nhất mà doanh nghiệp đề ra.
Hẹn gặp bộ phận chịu trách nhiệm bên khách hàng và của nhân viên phụ trách hợp đồng khách hàng để trao đổi về các khoản nợ.
Trong trường hợp tất cả các biện pháp không có kết quả thì đưa sự việc ra toà án để giải quyết.
3.2.1.3 Dự kiến kết quả đạt đƣợc
Doanh nghiệp sẽ giảm được các khoản phải thu quá hạn, nợ khó đòi, tránh tình trạng vốn của công ty bị chiếm dụng, gây lãng phí trong sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.2 Giảm nợ phải trả
3.2.2.1 Cơ sở hình thành giải pháp
Bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng phải đi vay, không thể dùng toàn bộ vốn chủ sở hữu để bỏ vào hoạt động kinh doanh để hạn chế rủi ro. Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp bao giờ cũng bao gồm 2 phần: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp biết sử dụng vốn vay hiệu quả là làm tăng doanh thu. Nếu doanh nghiệp không xem xét đến khả năng thanh toán, sử dụng vốn vay không hiệu quả dẫn đến nợ quá cao, gây áp lực trả nợ cho doanh nghiệp, thậm chí có thể phá sản. Thông qua Bảng 2.13: Phân tích biến động theo thời gian của nợ phải trả và Bảng 2.14: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của nợ phải trả ta thấy nợ phải trả năm 2013 tăng 20,5% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn vốn 66,7%. Nguyên nhân là nợ ngắn hạn trong nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng lên.
Từ việc phân tích trên thì trước tiên doanh nghiệp nên tìm giải pháp giảm nợ ngắn hạn và cắt giảm chi phí để giảm bớt gánh nặng trả nợ cho doanh nghiệp.
3.2.2.2 Giải pháp
Nhiệm vụ đầu tiên sẽ là giảm tỷ lệ xói mòn tiền mặt ngay lập tức bằng việc cắt giảm chi phí tới mức thấp nhất. Sau đó, chuẩn bị dự án tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị
ngay những nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp bằng việc bán ngay các tài sản không sinh lời, yếu kém trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó là lên danh sách những khoản tiền người khác nợ doanh nghiệp và đòi về càng nhiều càng tốt. Từ số tiền này, doanh nghiệp hãy ưu tiên chi trả cho những khoản cần thiết như thuế và các chi phí quan trọng, trong khi có thể hoãn chi trả những hoá đơn khác như với nhà cung cấp hay các chủ nợ lớn.
Các loại chi phí cần giảm thiểu:
Giá vốn hàng bán: doanh nghiệp cần giảm chi phí khâu mua vào, việc đưa nguyên vật liệu vào quá trình sản xuất phải được thường xuyên giám sát tất cả các khâu tránh làm lãng phí nguyên liệu, đồng thời có chính sách lương phù hợp cho công nhân gia công để họ có thể hết mình vì doanh nghiệp, làm tăng năng suất làm việc, tăng sản phẩm có chất lượng. Giảm các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền…không cần thiết.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí này tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao so với doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp cần xem xét, xây dựng quy định mức các chi phí trong nội bộ. Doanh nghiệp có thể kiểm tra xem xét, phạt các phòng ban sử dụng vào mục đích cá nhân như dùng điện thoại công ty để gọi điện thoại cho người thân, bạn bè…đồng thời cũng đưa ra các biện pháp khen thưởng cho các phòng ban, phân xưởng sử dụng dưới mức chi phí, làm cho mỗi các nhân có ý thức hơn trong việc xây dựng một tập thể doanh nghiệp vững mạnh.
3.2.2.3 Dự kiến kết quả đạt đƣợc
Việc quản lý, cắt giảm chi phí được thực hiện đúng đắng và kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp tăng được lợi nhuận, nâng cao được khả năng tài chính, giảm được các khoản nợ phải trả từ đó áp lực trả các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp cũng giảm theo.
3.2.3 Tăng vốn chủ sở hữu để tự chủ hơn về mặt tài chính: 3.2.3.1 Cơ sở hình thành giải pháp: 3.2.3.1 Cơ sở hình thành giải pháp:
Trên cơ sở nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có xu hướng giảm vào năm 2013, cùng với đó doanh nghiệp hiện đang phân tích là doanh nghiệp cỡ vừa nên không có nguồn vốn từ cổ đông, vì vậy việc này rất nguy hiểm cho doanh nghiệp trong việc tự chủ về mặt tài chính của mình. Việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu là việc làm đòi hỏi phải có sự quan tâm thật sự của phía lãnh đạo và sự đồng lòng của các cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp.
3.2.3.2 Giải pháp
Doanh nghiệp cần bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu để đảm bảo cho ngồn vốn đáp ứng được cho nhu cầu và thực tại của quá trình sản xuất, kinh doanh đồng thời tăng tự chủ về tài chính mà không phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Phú Quý Thuận, giải pháp này thường là không thể được, vì một trong những đặc điểm chính của loại doanh nghiệp này chính là ở chỗ người chủ hoặc các hội viên chỉ có phương tiện tài chính hạn chế: và như vậy họ không thể bỏ ra nhiều vốn hơn số vốn họ đã góp cho doanh nghiệp được. Để giải quyết khó khăn này, Phú Quý Thuận có thể liện hệ với một số tổ chức được thành lập với chức năng tăng cường vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách tham gia góp vốn với thời gian hạn chế trong các doanh nghiệp. Việc tham gia của các tổ chức này cho phép doanh nghiệp thụ hưởng có được một số vốn nhiều hơn để có thể vượt qua một giai đoạn mới trong quá trình phát triển và ngay khi bắt đầu hoạt động, tổ chức này sẽ nhượng lại phần góp vốn của mình cho các hội viện khác khi mức độ lợi nhuận doanh nghiệp đạt được cho phép họ có đủ các phương tiện mua lại.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể có chính sách thu hút vốn hướng vào nội bộ thông qua quá trình phân phối lợi nhuận, tạo điều kiện cho người lao động tham gia làm chủ doanh nghiệp. Khi người lao động thấy được lợi ích thực tế từ việc đóng góp thì họ sẽ có sự cố gắng, mong muốn gắn bó lâu dài cũng như sự cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.
3.2.3.3 Dự kiến kết quả đạt đƣợc
Doanh nghiệp sẽ có thể tự chủ hơn về mặt tài chính, không còn phụ thuộc vào bên ngoài, áp lực trả nợ cũng giảm đi, hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tăng cao hơn.
Song song đó, việc minh bạch hoá tình hình tài chính cũng sẽ tạo niềm tin cho nhà đầu tư cũng như toàn thể cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.
3.3 Kiến nghị:
Dựa theo phân tích tình hình tài chính của công ty, em xin được đưa ra một số kiến nghị sau nhằm giúp công ty tăng doanh thu, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, với kiến thức và tầm nhìn còn hạn chế rất mong những kiến nghị sau có thể đóng góp một phần nào đó giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh mới:
Mặc dù qua 2 năm 2012 và 2013, doanh nghiệp có lãi nhưng số lãi còn khiêm tốn, chưa phát huy được hết khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có một chiến lược kinh doanh mới như đa dạng mẫu mã sản phẩm, khuyến mãi, chiết khấu….. nhằm giữ chân khách hàng hiện tài và khai thác khác hàng tiềm năng mới. Đi song song đó là việc thiết lập một chính sách bán hàng thật sự chặt chẽ và hợp lý, tránh tình trạng tồn đọng lượng tiền phải thu khách hàng cao như hiện nay.
Lập các khoản dự phòng, đặc biệt là dự phòng khoảng phải thu khó đòi:
Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp hiện đang có khoản phải thu khách hàng rất cao vì vậy trước tiên doanh nghiệp cần tiến hành trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi. Việc trích lập này chỉ làm tăng thêm sự thận trọng trong sản xuất, giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro đáng tiết.
Tài sản cố định của doanh nghiệp giảm dần từ năm 2012 (261,099,356 đồng)về năm 2013 ( 165,165,906 đồng) . Doanh nghiệp cần bổ sung thêm tài sản cố định nhằm hạn chế thuê tài sản bên ngoài, đồng thời thay thế các thiết bị máy móc cũ phù hợp với nhu cầu hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư công nghệ mới để tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm từ đó tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Doanh nghiệp Phú Quý Thuận từ khi đi vào hoạt động đến nay luôn cố gắng hết mình để nâng cấp, cải thiện kết quả kinh doanh. Song song đó Phú Quý Thuận luôn ý thức được rằng ngoài việc hoạch định các chiến lược kinh doanh thì thường xuyên kiểm tra phân tích các báo cáo tài chính luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Mặt dù trong quá trình hoạt động luôn tồn tại những khó khăn, hạn chế cần được khắc phục và giảm thiểu để cũng cố kết quả hoạt động kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho anh em công nhân lao động, khẳng định vị thế của mình trên thị trường..
Trong thời gian thực tập tại đơn vị cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy Lê Đình Thái và tập thể nhân viên phòng kế toán của doanh nghiệp đã giúp em hoàn thành báo cáo khoá luận của mình. Đó là kết quả của quá trình tìm hiểu, phân tích báo cáo tài chính để từ đó đưa ra các điểm mạnh, những khó khăn và hạn chế đang còn tồn động tại doanh nghiệp cũng như đưa ra có biện pháp khắc phục. Tuy nhiên với những kiến thức và tầm nhìn còn hạn chế nên việc phân tích và đưa ra các giải pháp kiến nghị chỉ mang tính chất chủ quan vì vậy rất cần sự quan tâm và đóng góp của thầy và tập thể nhân viên phòng kế toán để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh: PGS.PTS: Phạm Thị Gái (chủ biên). NXB Giáo dục.
2. Tài chính doanh nghiệp: TS.Nguyễn Minh Kiều (chủ biên). NXB thống kê.
3. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ năm 2013 của doanh nghiệp Phú Quý Thuận.
4. Quản trị tài chính: TS.Nguyễn Văn Thuận. NXB thống kê, 1999.
5. Phân tích hoạt động kinh doanh: Nguyễn Tấn Bình. NXB đại học quốc gia tp.HCM, 2000.