Định tính các nhóm chất hữu cơ thường gặp trong dược liệu bằng các phản ứng hóa học thường quy và bằng sắc ký lớp mỏng theo tài liệu:
Bài giảng dược liệu, tập I và II [2], [3].
Thực tập dược liệu [1].
Chương 3
THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1. NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT
3.1.1. Mô tả hình thái cây
Cây gỗ lớn, cao khoảng 10m. Thân to, đường kính khoảng 80-90cm, phân cành cao, các nhánh khúc khuỷu, vỏ màu nâu, sần sùi, có nhựa mủ trắng (hình 3.1). Thân non màu xanh, có phủ nhiều lông trắng (hình 3.2).
Lá mọc so le, xếp xoắn, mọc thẳng từ đầu ngọn cành, có lá kèm. Hai lá kèm lớn, dài khoảng 15-20cm, ban đầu dính vào nhau, bọc lấy lá như búp cây, lá cuộn ở bên trong, sau đó tách dần để lá cây bung ra, rụng sớm, có màu xanh chuyển vàng khi rụng (hình 3.3). Lá màu xanh lục, bóng (khi non), đậm và chuyển màu vàng (khi rụng); màu lục đậm ở mặt trên, mặt dưới màu lục nhạt, phủ nhiều lông ráp. Lá xẻ lông chim, 9-11 thùy, mép nguyên, chóp nhọn, đầu thuôn tù. Lá dài 40-50cm, rộng 30-40cm, cuống lá ngắn 2-5cm (hình 3.4).
Hoa đực tụ họp lại, hình chùy, dài 15-20cm (hình 3.5). Quả kép, gần như hình tròn hoặc hơi hình trứng, cỡ 10-15 x 15-25cm, vỏ màu xanh lục nhạt, có gai tù, thịt quả trắng, chứa nhiều bột, thường không có hạt (hình 3.6).
3.1.2. Giám định tên khoa học
Dựa vào các đặc điểm quan sát, phân tích về đặc điểm hình thái, đối chiếu với các tài liệu tham khảo và được sự giúp đỡ của PGS.TS Nguyễn Khắc Khôi – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cây Sa kê dùng để nghiên cứu đã được giám định tên khoa học là Artocarpus communis J. R. Forst. & G. Forst., tên đồng nghĩa là Artocarpus altilis (Park.) Fosb. hay Artocarpus incisus (Thunb.) L., họ Dâu tằm (Moraceae).
Hình 3.1. Ảnh cây Sa kê Hình 3.2. Ảnh đầu ngọn cành Sa kê
Hình 3.3. Ảnh tán lá Sa kê
Hình 3.4. Ảnh lá Sa kê
3.1.3. Phân biệt cây Sa kê với cây Mít nài về đặc điểm hình thái
Cây Sa kê và cây Mít nài có các đặc điểm hình thái chung của chi
Artocarpus J. R. Forst. & G. Forst.: Cây gỗ cao 15-20m; lá mọc so le, chia thùy; hoa đơn tính cùng gốc, các hoa đực xếp thành bông đuôi sóc, các hoa cái tập hợp trên một đế hoa lồi; quả kép.
Một số đặc điểm hình thái để phân biệt cây Sa kê với cây Mít nài được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Phân biệt cây Sa kê với cây Mít nài về một số đặc điểm hình thái.
Đặc điểm
hình thái Cây Sa kê Cây Mít nài
Lá: - Chia thùy - Đầu thùy - Gốc lá - Lông Hình 3.7. Ảnh lá Sa kê Sâu (2/3-4/5). Nhọn sắc, dài. Thuôn tù.
Lông tơ dày, ngắn ở phiến lá; lông cứng ở gân lá màu xám.
Hình 3.8. Ảnh lá Mít nài
Nông (1/3-1/2). Thuôn.
Thuôn nhọn.
Lông tơ dày đặc ở phiến lá; lông cứng ở gân lá màu xám hoặc đỏ.
Quả: - Màu sắc - Gai - Thịt quả - Hạt Hình 3.9. Ảnh quả Sa kê Xanh nhạt.
Gai tù, hầu như không nhô ra. Bột trắng, chiếm hầu hết quả. Hầu như không có, nếu có chỉ có 2-3 hạt.
Hình 3.10. Ảnh quả Mít nài
Xanh lá đậm. Gai nhọn, sắc, dài.
Bột trắng, chiếm phần ít thể tích. Nhiều, chiếm phần lớn quả. Hạt to 2-4cm, có vỏ mỏng màu nâu và gân đen.
3.1.4. Đặc điểm vi phẫu lá
Quan sát tiêu bản vi phẫu lá (hình 3.11), nhận thấy:
Phần gân lá: Mặt trên và mặt dưới đều lồi, tuy nhiên mặt dưới lồi nhiều hơn. Tế bào biểu bì (1) gồm nhiều tế bào hình chữ nhật, có một số tế bào biến thành lông che chở đơn bào (6). Mô dày (2) được cấu tạo bởi các tế bào hình trứng có thành dày, mặt trên có nhiều lớp tế bào hơn mặt dưới. Mô mềm (3) gồm các tế bào thành mỏng, hình tròn. Các bó mạch nằm trong khối mô mềm, phân bố thành hai phần: phần ngoài tạo thành vòng cung khép kín, phần trong nằm rải rác tạo thành các cánh cung. Trong mỗi bó mạch, phần libe (4) nằm ở ngoài, phần gỗ (5) ở trong. Ngoài ra, trên cả hai lớp biểu bì đều có nhiều lông tiết (7), tinh thể calci oxalat nằm rải rác ở mô mềm.
Phần phiến lá: Tế bào biểu bì (8) hình chữ nhật, mặt dưới có lông che chở. Mô giậu (9) chiếm một phần tư chiều dày phần thịt lá, gồm 1-3 lớp tế bào chứa nhiều hạt diệp lục. Phía dưới là mô khuyết (10). Mô giậu và mô khuyết bị phân cách thành các phần bởi các mạch dẫn của gân phụ (11). Tinh thể calci oxalat nằm rải rác trong vùng mô giậu và mô khuyết.
3.1.5. Đặc điểm vi phẫu thân
Quan sát tiêu bản vi phẫu thân (hình 3.12), nhận thấy:
Thân cây có cấu tạo vi phẫu cấp hai: Ngoài cùng là bần (1) gồm 3-5 lớp tế bào sắp xếp lộn xộn. Tiếp theo là tầng phát sinh bần-lục bì, và lục bì (2) gồm 4-6 lớp tế bào hình đa giác. Mô mềm vỏ (3) gồm các tế bào hình trứng, kích thước không đều nhau. Các bó libe cấp 1 (4) nằm rải rác trong mô mềm vỏ. Libe cấp 2 (5) gồm mô mềm libe và sợi libe. Tiếp theo là gỗ cấp 2 (6) và gỗ cấp 1(7). Tâm là mô mềm vỏ (8), chiếm một phần hai chiều dày thân. Tinh thể calci oxalat rải rác ở mô mềm vỏ, libe và mô mềm ruột.
Hình 3.11. Ảnh vi phẫu lá cây Sa kê
1. Tế bào biểu bì gân lá 2. Mô dày 3. Mô mềm 4. Libe
5. Gỗ 6. Lông che chở đơn bào 7. Lông tiết 8. Tế bào biểu bì phiến lá 9. Mô giậu 10. Mô khuyết
11.Mạch dẫn gân phụ
Hình 3.12. Ảnh vi phẫu thân Sa kê
1. Bần 2. Lục bì
3. Mô mềm vỏ 4. Bó libe cấp 1 5. Libe cấp 2 6. Gỗ cấp 2
3.1.6. Đặc điểm bột lá
Lá được phơi sấy khô, tán thành bột mịn. Bột có màu xanh lục, mùi thơm. Quan sát bột dưới kính hiển vi (hình 3.13), nhận thấy:
Lông che chở đơn bào (1). Mảnh biểu bì mang lỗ khí (2). Tinh thể calci oxalat hình cầu gai (3). Hạt tinh bột hình tròn đứng riêng rẽ, rốn hạt phân nhánh, vân rõ (4). Mảnh mô mềm (5). Mảnh mô giậu (6). Các mảnh mang màu (7). Các mảnh mạch: mạch xoắn (8), mạch vạch (9). Sợi (10).
3.1.7. Đặc điểm bột thân
Thân phơi sấy khô, tán thành bột mịn. Bột có màu vàng nâu, mùi thơm. Quan sát bột dưới kính hiển vi (hình 3.14), nhận thấy:
Mảnh biểu bì màu nâu đỏ (1). Mô mềm là các tế bào hình đa giác, thành mỏng (2). Các mảnh mạch: mạch xoắn (3), mạch điểm (4). Sợi gỗ (5). Hạt tinh bột nằm rải rác có hình tròn, rốn phân nhánh (6). Tinh thể calci oxalat (7). Mảnh mang màu (8).
3.2. NGHIÊN CỨU VỀ HÓA HỌC.