CÔNG DỤNG CỦA SA KÊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của lá sa kê (Trang 25)

Thịt quả thường được dùng để ăn. Quả còn xanh có bột dùng làm thực phẩm, với nhiều cách chế biến [8], [9], [19]. Hạt luộc hoặc rang, ăn có tác dụng lợi trung tiện, kích dục [19].

Ở nước ta, dân gian dùng lá chữa phù thũng [8], [9], [19], hoặc dùng ngoài chữa mụn rộp, đinh nhọt, áp xe [19]. Lá già sắc hạ huyết áp, trị tiêu chảy, đái đường [15].

Ở Nuven Caledoni, rễ cây được dùng trị hen, các rối loạn dạ dày ruột, một số rối loạn khi mang thai, đau răng miệng và trị bệnh về da [8], [9], [19].

Ở Papua Niu-Guinea, vỏ cây được dùng trị ghẻ, nhựa cây được dùng pha loãng uống trị tiêu chảy và lỵ [8], [9], [19].

Một số bài thuốc có lá Sa kê:

‐ Trị bệnh gout và sỏi thận: 100g lá Sa kê tươi, 100g dưa leo, 50g cỏ xước khô. Tất cả nấu nước uống trong ngày [20].

‐ Trị tiểu đường tuýp 2: 100g lá Sa kê tươi, 100g trái đậu bắp tươi, 50g lá ổi non, nấu nước uống trong ngày [20].

‐ Chữa viêm gan, vàng da: 100g lá Sa kê tươi, 50g diệp hạ châu tươi, 50g củ móp gai tươi, 20-50g cỏ mực khô. Tất cả để chung nấu nước uống trong ngày [20].

‐ Trị chứng huyết áp cao dao động: 2 lá Sa kê vàng vừa mới rụng, 50g rau ngót tươi, 20g lá chè xanh tươi, để chung nấu nước uống trong ngày [20].

- Trị bệnh mụn rộp: lá Sa kê đốt thành than, tán mịn, phối hợp với dầu dừa và nghệ tươi, giã nát, làm thành bánh, đắp [19].

- Chữa sưng háng, mụn nhọt, áp xe: lá Sa kê và lá đu đủ để tươi, lượng bằng nhau, giã với vôi tôi cho đến khi có màu vàng, rồi đắp [8], [9], [19].

Chương 2

NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của lá sa kê (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)