Phương pháp định lượng rifampicin trong huyết tương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định lượng rifampicin trong huyết tương bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (Trang 53)

Phương pháp HPLC định lượng rifampicin trong huyết tương sử dụng trong nghiên cứu này đã được thẩm định theo các chỉ tiêu của US-FDA bao gồm: độ đặc hiệu – chọn lọc, khoảng tuyến tính, giới hạn định lượng dưới, độ đúng - độ chính xác, tỷ lệ thu hồi, nghiên cứu độ ổn định.

Với một điều kiện sắc ký không quá phức tạp, dễ dàng triển khai tại các phòng thí nghiệm của Việt Nam, chất phân tích rifampicin đã tách hoàn toàn khỏi các thành phần tạp có trong huyết tương với thời gian triển khai sắc ký là 9 phút. Thời gian triển khai sắc ký không quá dài cho phép định lượng được một số lượng mẫu lớn trong một ngày, giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí, đặc biệt là trong điều kiện hạn hẹp về thiết bị hiện đại và tài chính.

So với nghiên cứu của Co, B G, Wagan, E G, Lagdameo, E E, Molinar, Adelaida M [14] có sử dụng cùng chất nội chuẩn là dipyridamol thì phương pháp sử dụng trong đề tài có khoảng nồng độ tuyến tính rộng hơn (từ 0,20 đến 20,0 µg/mL so với 0,50 đến 20 µg/mL). Khoảng nồng độ tuyến tính của phương pháp chưa bằng

kết quả của Lau YY, Hanson GD, Carel BJ (từ 0,50 đến 35 µg/mL) với phương pháp xử lý mẫu SPE [15] nhưng điểm có nồng độ cao nhất của đường chuẩn (20 µg/mL) vẫn nằm trong khoảng từ 2 – 3 lần giá trị Cmax (7 – 9 µg/mL) nên khoảng nồng độ tuyến tính đã đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu này.

Giá trị giới hạn định lượng dưới (LLOQ) của phương pháp sử dụng trong đề tài là khá thấp 0,20 µg/mL thấp hơn so với các nghiên cứu của Co, B G, Wagan, E G, Lagdameo, E E, Molinar, Adelaida M [14]; Lau YY, Hanson GD, Carel BJ [15] nên phương pháp có độ nhạy cao hơn và chính xác hơn.

Độ ổn định của phương pháp: chúng tôi đã tiến hành đánh giá được chỉ tiêu căn bản về độ ổn định của phương pháp, cho thấy sự sai khác rất nhỏ giữa nồng độ RIF sau 3 chu kỳ đông rã, sau thời gian 5 giờ ở nhiệt độ phòng và sau thời gian 21 ngày so với dung dịch ngay sau khi pha, đáp ứng yêu cầu phương pháp phân tích dịch sinh học. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp dược sỹ đại học nên chúng tôi chưa thẩm định được đầy đủ các chỉ tiêu như: độ ổn định của dung dịch chuẩn gốc, dung dịch chuẩn nội gốc và độ ổn định của mẫu huyết tương với thời gian dài hơn để phục vụ các nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1.KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã đạt được 2 mục tiêu đề ra như sau: 1. Xây dựng được quy trình phân tích RIF trong huyết tương một cách tương đối hoàn thiện bao gồm xử lý mẫu và điều kiện sắc ký. Cụ thể là:

 Quy trình xử lí mẫu:

-Mẫu huyết tương để rã đông ở nhiệt độ phòng

-Ngay sau khi rã đông, lấy 0,5 mL huyết tương đã thêm Vitamin C (nồng độ khoảng 1,0 mg/mL), thêm 50 L dung dịch nội chuẩn và 1,0 mL MeOH

-Lắc xoáy 15 giây, ly tâm 10000v/phút x 5 phút, hút lớp dung môi, tiêm sắc ký.

 Điều kiện sắc ký:

-Cột sắc ký: Rp18, 250x4,6 mm, 5 µm. Bảo vệ cột Rp18, 4 x 3 mm, 5µm. -Pha động: MeOH – MeCN – đệm phosphat 0,02M pH 4,5 tỷ lệ

48,8 : 16,2 : 35 -Tốc độ dòng: 0,01 – 6,50 phút: 1,5 mL/phút 6,51 – 9,51 phút: 2,0 mL/phút -Detector: UV,  = 337 nm -Thể tích tiêm: 50 µL -Autosampler: 40C

Toàn bộ quá trình xử lý mẫu và phân tích sắc ký được tiến hành trong điều kiện tránh ánh sáng.

2. Tiến hành thẩm định phương pháp định lượng RIF với các chỉ tiêu: độ đặc hiệu – chọn lọc, khoảng tuyến tính, giới hạn định lượng dưới, độ đúng - độ lặp lại, tỷ lệ thu hồi, nghiên cứu độ ổn định. Kết quả cho thấy:

- Phương pháp có độ đặc hiệu – chọn lọc với RIF.

- Có sự tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa đáp ứng phân tích và nồng độ RIF trong khoảng nồng độ khảo sát với r > 0,999.

- Phương pháp có độ đúng tốt (88,0 – 107,8 %), độ lặp lại với giá trị CV% ≤ 15%.

Đáp ứng yêu cầu của phương pháp phân tích các chất trong dịch sinh học của US – FDA.

4.2.KIẾN NGHỊ

Ứng dụng phương pháp này để định lượng RIF trong huyết tương người tình nguyện trong các nghiên cứu sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học của các chế phẩm có chứa RIF trên thị trường.

Tiếp tục nghiên cứu định lượng RIF trong huyết tương của bệnh nhân sử dụng các thuốc chống lao phối hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ Y tế (2009), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội tr. 1008 – 1010.

2. Bộ Y tế (2010), Dược điển Việt NamIV, tr. 546 – 550.

3. Bộ Y tế (2007), Dược lý học, trường Đại học Dược Hà Nội, tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr.185 – 186, 188 – 190.

4. Bộ Y tế (2007), Hóa dược, Trường Đại học Dược Hà Nội, tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr 175 – 176. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Bộ Y tế (2007), Hóa phân tích, Trường đại học Dược Hà Nội, tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr. 123 – 138, 142 – 143, 168 – 188.

6. Bộ Y tế (2007), Kiểm nghiệm dược phẩm, Nhà xuất bản Y học, tr. 84 – 95, 104 – 110.

7. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn báo cáo số liệu nghiên cứu sinh khả dụng/ tương

đương sinh học trong đăng ký thuốc, số 08/2010/TT-BYT

8. Tạ Mạnh Hùng (2006), “Nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học viên

nang Cefaclor Stada® 250 sản xuất tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Dược học,

Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

9. Lê Thị Luyến (2005), “Ứng dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao định lượng Rifampicin trong huyết tương người uống đồng thời rifampicin –

pyrazinamid – isoniazid”, tạp chí dược học, số 347, tr.32 – 35.

10. Nguyễn Thị Nhung (2011), “Xây dựng phương pháp định lượng acid

fenofibric trong huyết tương bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao”, Khóa luận tốt

nghiệp dược sĩ đại học khóa 2005 – 2010, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

Tiếng Anh:

11. AK Hemanth Kumar, I Chandra, R Geetha, KS Chelvi, V Lalitha, G Prema (2004), “A validated high-performance liquid chromatography method for the determination of rifampicin and desacetyl rifampicin in plasma and urine”, The

12. A.L. Allanson, M.M. Cotton, J.N.A. Tettey, A.C. Boyter (2007), “Detemination of rifampicin in human plasma and blood spots by high performance liquid chromatography with UV detection: A potential method for therapeutic drug monitoring”, Journal of Pharmaceutical anh Biomedical

Analysis, Volume 44, Issue 4, p. 963 – 969.

13. British Pharmacopoeia 2009, pp.5206 – 5208.

14. Co, B G, Wagan, E G, Lagdameo, E E, Molinar, Adelaida M (2003), “The quantification of rifampicin in human plasma using high performance liquid chromatography (HPLC) with ultraviolet”, Science and Technology Research

Colloquium.

15. Lau YY, Hanson GD, Carel BJ (1996), “Determination of rifampin in human plasma by high-performance liquid chromatography with ultraviolet detection”,

Journal of Chromatography, Vol 676(1):147-152.

16. Michael W.Dong and Ahuja Satinder (2005), Handbook of pharmaceutical

analysis by HPLC, United Kingdom, p.19 – 45.

17. Pharmacopoeia of the people’s republic of China (2005), Volume II, pp. 294 – 296.

18. R Panchagnula, A Sood, N Sharda, K Kaur, C.L Kaul (1999), “Determination of rifampicin and its main metabolite in plasma and urine in presence of pyrazinamide and isoniazid by HPLC method”, Journal of

Pharmaceutical anh Biomedical Analysis, Volume 18, Issue 6, p. 1013 – 1020.

19. The United Stated Phamcopenia 32 (2009), Volume 1 &2, pp. 3501 – 3502. 20. WHO (2009), Global tuberculosis control: epidemilogy, strategy, financing: WHO report 2009.

21. WHO (2009), The Global TuberculosisEpidemic WHO factsheet.

22. Yuri Karakevich & Rosario Lobrutto (2007), HPLC for Pharmaceutical

Scientists, p.139 – p.188, p.75 – p.132. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang Web:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định lượng rifampicin trong huyết tương bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (Trang 53)