Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học, tri thức sử dụng và thử tác dụng sinh học của cây dây đằng ca ( specuridaca inappendiculata hassk) (Trang 34)

2.5.1. Về đặc điểm thực vật cây Dây đằng ca

Mẫu cây được mô tả theo phương pháp mô tả phân tích [2], [10], bao gồm:

+ Đặc điểm hình thái cơ quan dinh dưỡng.

+ Đặc điểm giải phẫu cơ quan dinh dưỡng (lá, thân): Làm tiêu bản vi phẫu và nhuộm bằng phương pháp nhuộm kép [5]; làm tiêu bản bột soi; quan sát đặc điểm cấu tạo vi phẫu dưới kính hiển vi, chụp ảnh và mô tả đặc điểm [12].

2.5.2. Định tính các hợp chất tự nhiên có trong cây Dây đằng ca

Định tính sơ bộ các nhóm chất: tiến hành định tính bằng các phản ứng đặc trưng của các nhóm chất [4], [12].

2.5.3. Điều tra tri thức sử dụng cây Dây đằng ca của một số cộng đồng dân tộc đồng dân tộc

Phương pháp: Điều tra xã hội học sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc [3], [13].

Phỏng vấn bán cấu trúc là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn.

Các bước tiến hành: + Thu thập mẫu cây [13]

Dựa trên ảnh và thông tin đã thu thập được từ các cuộc điều tra trước của DS. Nghiêm Đức Trọng, chúng tôi tiến hành thu nhập mẫu cây tại 3 địa điểm xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; xã Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang; xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Các mẫu này được xử lý và sấy khô theo các kĩ thuật làm tiêu bản thực vật thông thường và lưu giữ tại phòng tiêu bản Khoa Sinh học Trường đại học Dược Hà Nội (HNIP/18066/14).

+ Xác định tên khoa học:

Tên khoa học học của cây được xác định bằng phương pháp so sánh hình thái với tiêu bản tại phòng tiêu bản Khoa Sinh học của Đại học Khoa học Tự nhiên (VNU), Đại học Quốc gia Hà Nội (phụ lục 1), Vườn thực vật Hoàng gia Kew (phụ lục 2), Herbier Museum Paris (phụ lục 3); dựa trên các tài liệu: Cây cỏ Việt Nam II [11], Từ điển thực vật thông dụng II [7], Thực vật chí Trung Quốc [44], Thực vật chí Thái Lan [31].

˗ Chọn mẫu: mẫu được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên - phân tầng. Số mẫu được quyết định dựa trên “ đường cong tri thức”, được biểu diễn bằng đồ thị giữa trục tung là số tác dụng mà NCCT nhắc đến và trục hoành là số lượng NCCT. Khi tăng số lượng NCCT mà số công dụng cây không tăng thì kết thúc điều tra [13].

˗ Phỏng vấn: sử dụng bộ câu hỏi để hỏi NCCT (Phụ lục 4). + Xử lí dữ liệu:

˗ Dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn sử dụng phần mềm Microsolf Office Excel để thống kê tất cả các tri thức sử dụng. Đánh giá độ tin cậy theo công thức Friedman [13]:

Fv=

Trong đó: Fv là hệ số tin cậy của thông tin (0≤ Fv ≤1) Si là số người nhắc đến tác dụng i.

∑ S là số lượng NCCT.

˗ Sử dụng phương pháp kiểm định chính xác Fisher.

2.5.4. Thử tác dụng sinh học

Nguyên liệu: Cao lỏng (2:1) lá cây Dây đằng ca được bào chế theo Dược điển [6].

Bào chế cao lỏng (2:1):

+ Giai đoạn 1: Nấu lấy dịch chiết nước. Lá cây được thu hái, làm sạch, cân khối lượng, cho vào nồi đun 3 lần, mỗi lần 3 giờ, nước ngập dược liệu, sau mỗi lần gạn dịch chiết ra rồi bổ sung nước vào tiếp tục đun.

+ Giai đoạn 2: Cô cao. Dịch chiết thu được đem đun trên bếp cách thủy, nhiệt độ đun 70-800C tới khi thu được cao lỏng có tỉ lệ 2g dược liệu khô: 1g nước.

+ Lô chứng: Uống nước cất.

+ Lô liều 1: Uống cao lỏng 2:1 liều 6g/kg (tính theo dược liệu khô). + Lô liều 2: Uống cao lỏng 2:1 liều 12g/kg (tính theo dược liệu khô). + Lô liều 3: Uống cao lỏng 2:1 liều 24g/kg (tính theo dược liệu khô) - (tương đương liều ngoại suy từ người 100g/người/ngày).

Chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô và cho uống mẫu thử mỗi ngày 1 lần vào 8h trong 7 ngày. Ngày thứ 7, sau khi uống thuốc 60 phút tiến hành đánh giá tác dụng tăng lực trên mô hình chuột bơi chuột bơi kiệt sức Brekhman [20], [26].

Phương pháp tiến hành

Ngày thứ 7, sau khi uống thuốc 60 phút, chuột được mang vào đuôi một kẹp chì có khối lượng bằng 5% thể trọng của nó và được cho bơi trong một bình thủy tinh trong suốt hình trụ có chiều cao 60cm, đường kính 25cm, chiều cao mực nước 40 cm, nhiệt độ nước được duy trì trong khoảng 23 – 25oC. Thời gian bơi được tính từ lúc chuột được thả vào bể bơi, chuột bơi tự do cho đến khi chuột hoàn toàn mệt, chìm xuống khỏi mặt nước trong khoảng thời gian từ 7-10 giây mà không thể ngoi lên được nữa. Nhanh chóng vớt chuột lên, ghi thời gian chuột bơi, lau khô và sưởi ấm cho chuột.

Phương pháp xử lý số liệu:

+ Xử lí bằng phương pháp kiểm định phi tham sốKruskal-Wallis test, sử dụng cho việc so sánh từ ba nhóm đối tượng độc lập trở lên mà các nhóm đối tượng không tuân theo phân phối chuẩn.

+ Xử lí bằng phương pháp kiểm định tham sốOne way Anova, sử dụng cho việc so sánh từ ba nhóm đối tượng độc lập trở lên mà các nhóm đối tượng tuân theo phân phối chuẩn.

+ Phần mềm xử lý thống kê: Microsorf Excel 2010 và phần mềm R version 3.0.3.

PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm thực vật cây Dây đằng ca

3.1.1. Đặc điểm hình thái của cây Dây đằng ca.

1 2

3 4

5 6

Hình 3.1. Cây Dây đằng ca

Cây bụi leo cao 5- 10m. Rễ cọc, đường kính 15-25 cm; vỏ ngoài màu vàng nâu, có các rãnh xẻ ngang dọc, bên trong màu vàng nhạt, xốp mềm. Thân màu nâu vỏ ngoài xù xì, cứng chắc hơn rễ. Cành có các mấu nhô ra, gần như nhẵn hoặc trở thành nhẵn vào tuổi trưởng thành. Lá đơn, mọc so le, cuống lá 3-8 mm, có lông ngắn. Phiến lá hình trứng hoặc hình elip, 5-12cm x 2.5-5.5 cm, mỏng, cứng, đỉnh mũi nhọn ngắn, gốc hình nêm tròn, mép lá nguyên, mép lá đôi khi hơi vuốt lên. Gân chính biến đổi từ tròn đến nhọn, ở càng xa trục gân chính gân lá càng nhiều hơn, gân bên 10-12 cặp, gân bờ mép nối với nhau, gân cấp 3 chia thành hình mạng lưới.

Hoa và quả chưa thấy.

Kết luận

Mẫu nghiên cứu có tên khoa học là Securidaca inappendiculata Hassk., thuộc họ Polygalaceae.

3.1.2. Đặc điểm vi phẫu cây Dây đằng ca

3.1.2.1. Đặc điểm vi phẫu thân cây

Hình 3.2. Vi phẫu thân cây Dây đằng ca

1: Biểu bì mang lông che chở; 2: Mô mềm vỏ; 3: Sợi mô cứng;4: Libe cấp 2; 5: Mô mềm ruột; 6: Gỗ cấp 2

Mặt cắt ngang thân hình tròn. Từ ngoài vào trong thấy: (1) Lớp biểu bì gồm một hàng tế bào nhỏ hình chữ nhật, xếp đều đặn, bên ngoài có lớp cutin mỏng bao phủ; mặt ngoài biểu bì có lông che chở nhỏ, nằm ép sát vào biểu bì. (2) Mô mềm vỏ gồm 5-6 lớp tế bào hình đa giác, vách mỏng xếp sát nhau. (3) Mô cứng gồm 7-8 lớp tế bào hình đa giác gần tròn xếp sát nhau, bắt màu xanh. (4) Libe là một vài lớp tế bào rất nhỏ, dẹt, vách mỏng, bắt màu đỏ, xếp thành dãy xuyên tâm thẳng hàng hay ngoằn nghèo. (5) Gỗ cấp 2 bắt màu xanh, vách tế bào dày, xếp thành một dãy xuyên tâm thẳng hàng, liên tục tạo thành một vòng tròn. (6) Mô mềm ruột là những tế bào hình đa giác, bắt màu hồng.

3.1.2.2. Vi phẫu lá

Hình 3.3. Vi phẫu lá cây Dây đằng ca

1: Biểu bì dưới với lông che chở; 2: Mô mềm; 3: Mô cứng; 4:Libe và gỗ; 5: Biểu bì trên; 6: Biểu bì dưới; 7: Mô dày; 8: Bó libe

và gỗ; 9: Mô giậu; 10: Biểu bì trên.

- Phần gân lá: phần gân dưới lồi, phần trên lõm. (1) Biểu bì dưới là một hàng tế bào hình tròn đều đặn được phủ bởi một lớp cutin bắt màu xanh.(2) Mô mềm là một vài lớp tế bào hình tròn, hình đa giác vách mỏng xếp sít nhau. (3) Sát libe là một lớp các tế bào mô cứng bắt màu xanh đậm, thường đứng thành từng đám tạo thành hình vòng cung. (4) Libe và gỗ. Gỗ là một vài lớp tế bào vách dày, bắt màu xanh, xếp liên tục tạo thành hình vòng cung. Libe là một vài lớp tế bào đa giác, nhỏ, vách mỏng bắt màu hồng xếp sít nhau, liên tục tạo thành hình vòng cung. (5) Biểu bì trên là một hàng tế bào hình chữ nhật

- Phần phiến lá: (6) Biểu bì dưới là một hàng tế bào đa giác hình gần tròn được phủ bên ngoài là lớp cutin. (7) Mô dày phiến. (8) Bó libe gỗ có gỗ nằm phía trên bắt màu xanh, libe nằm phía dưới bắt màu hồng. Dưới bó libe gỗ có vòng mô cứng bắt màu xanh. (9) Tiếp đến là một lớp tế bào mô giậu, dài, dẹt, vách tế bào mỏng, xếp sít nhau; bên trong chứa nhiều hạt tinh bột nhỏ, hình khối gần cầu, màu vàng. (10) Biểu bì trên là một lớp tế bào hình chữ nhật, được phủ bởi một lớp cutin bắt màu xanh

3.1.3. Đặc điểm bột cây Dây đằng ca

3.1.3.1. Bột thân cây Dây đằng ca

Hình 3.4. Bột thân cây Dây đằng ca

1: Tinh bột; 2: Tế bào mô cứng; 3: Lông che chở đơn bào; 4: Tinh thể Canxi oxalat; 5: Mảnh bần; 6: Mạch vạch; 7: Mảnh mô mềm mang tinh bột; 8:

Bột màu vàng, mùi hơi hăng. Soi dưới kính hiển vi: (1) Tinh bột rất nhiều, hình tròn hoặc hình đĩa, rốn hạt phân nhánh, vân không rõ. (2) Tế bào mô cứng hình đa giác thuôn dài đầu nhọn hoặc đầu tù, vách dày, màu vàng nâu, thường đứng tập trung thành đám. (3) Lông che chở đơn bào, kích thước dài ngắn khác nhau. (5) Mảnh bần là các tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau, màu đen. (4) Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai (6) Mạch vạch. (7) Mảnh mô mềm mang hạt tinh bột, màu vàng. (8) Mảnh mô mềm mang tinh thể canxi oxalat hình khối nhiều cạnh, màu đen. (9) Sợi thường tập trung thành bó.

3.1.3.2. Bột lá cây Dây đằng ca

Hình 3.5. Bột lá cây Dây đằng ca

1: Lông che chở; 2: Mạch điểm; 3: Mảnh mang màu; 4: Mạch xoắn; 5: Tinh bột; 6: Bó sợi; 7: Lỗ khí; 8: Mảnh mô mềm chứa tinh bột.

Bột màu xanh nhạt, mùi hơi hăng. Soi dưới kính hiển vi: (1) Lông che chở đơn bào, kích thước dài ngắn khác nhau. (2) Mảnh mạch điểm. (3) Mảnh mang màu ít, nhiều hình dạng khác nhau. (4) Mạch xoắn. (5) Tinh bột rất nhiều, hình tròn hoặc hình đĩa, rốn hạt phân nhánh, vân không rõ. (6) Sợi nhiều, đứng đơn lẻ hoặc tập trung thành bó. (7) Lỗ khí kiểu hỗn bào. (8) Mảnh mô mềm với những tế bào hình đa giác, vách mỏng, xếp sít nhau chứa nhiều tinh bột.

3.2. Định tính các nhóm chất tự nhiên có trong cây Dây đằng ca

Về thành phần hóa học: Các phản ứng định tính dịch chiết đã được tiến hành và xác định sơ bộ được các nhóm chất có trong lá cây Dây đằng ca là flavonoid, đường khử, acid amin, tanin, polysaccharid và polyphenol; trong thân và rễ cây có flavonoid, đường khử, acid amin, acid hữu cơ, sterol, polyphenol và saponin.

Bảng 3.1: Kết quả định tính các thành hóa học trong lá, thân và rễ cây Dây đằng ca STT NHÓM CHẤT PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH LÁ THÂN RỄ KQ KL KQ KL KQ KL 1 Flavonoid 1.Phản ứng Cyanidin + có + có + Có 2.Phản ứng với dung dịch kiềm + ++ + 3.Phản ứng với FeCl3 5% + ++ ++ 4.Phản ứng với diazo - - - 2 Coumarin 1.Phản ứng mở, đóng vòng lacton - không - không - Không 2.Quan sát hùynh quang - - - 3.Phản ứng thuốc thử diazo - - -

4.Vi thăng hoa - - -

3 Saponin 1.Quan sát hiện tượng tạo bọt - không ++ có ++ Có 4 Alcaloid 1.Phản ứng với thuốc thử Mayer - không - không - không 2.Phản ứng với thuốc thử - - -

Dragendroff 3.Phản ứng với thuốc thử Bouchardat - - - 5 Glycosid tim 1.Phản ứng Lieberman - không ++ không ++ không 2.Phản ứng Legal - - - 3.Phản ứng Baljet - - - 4.Phản ứng Keller- Kiliani - - - 6 Anthranoid 1.Phản ứng Borntraeger -

không - không - không

7 Tanin 1.Phản ứng với FeCl3 5% ++ có + không + không 2.Phản ứng với gelatin 1% ++ - - 3.Phản ứng với chì acetat 10% ++ ++ ++

8 Chất béo 1.Thử trên giấy lọc

-

không - không - không

9 Caroten 1.Phản ứng với H2SO4 đặc + có - không - không 10 Sterol 1.Phản ứng Lieberman - không ++ có ++ có 11 Đường khử 1.Phản ứng với Fehling A và Fehling B ++ có ++ có ++ có 12 Acid hữu cơ 1.Phản ứng với Na2CO3 - không ++ có ++ có

Ghi chú: (-) phản ứng âm tính (+) phản ứng dương tính (++) phản ứng dương tính rõ

3.3. Tri thức sử dụng cây Dây đằng ca của một số cộng đồng dân tộc tộc

3.3.1. Nhận biết và tên gọi cây Dây đằng ca

3.3.1.1. Nhận biết cây Dây đằng ca

Đặc điểm để NCCT nhận ra cây: + Đây là cây dây leo.

+ Dây có màu tía.

+ Lá nhẵn, mặt trên lá xanh đậm và mặt dưới lá xanh nhạt, mép lá nguyên.

+ Có 2 tuyến nút nhô ra ở cuối cuống lá.

3.3.1.2. Tên địa phương của cây Dây đằng ca

Bảng 3.2. Tên gọi cây Dây đằng ca theo 4 dân tộc

Dân tộc Sán Chay Dao Tày Thái

Tên cây Hau chí vin Tà lệch vòng Thúa muốc Sa biên

Giải nghĩa:

+ Hau: nghĩa là dây.

+ Tà lệch vòng: Theo một số người dân tộc Dao tên cây là tên một người đàn ông, người có sức khỏe phi thường có khả năng đánh được cả chục con trâu mộng một lúc. Có một cách gọi tên khác là cây động lực.

13 Acid amin 1.Phản ứng với thuốc thử Ninhydrin 3% + có + có + có 14 Poly- saccharid 1.Phản ứng với thuốc thử Lugol ++ có ++ có ++ có 15 Polyphenol 1.Phản ứng với FeCl3 5% + có ++ có ++ có

3.3.1.3. Tỷ lệ người nhận đúng cây

- 100% thầy lang của 4 dân tộc nhận thức đúng cây vì họ biết và còn đang sử dụng cây.

- Về người dân của 4 dân tộc thì có tỉ lệ người dân nhận thức đúng cây giảm dần theo thứ tự Dao, Thái, Tày, Sán Chay.

Bảng 3.3. Bảng tỷ lệ người nhận thức đúng cây Dây đằng ca

Dân tộc (người) Sán Chay (n = 30) Dao (n = 17) Tày (n = 13) Thái (n = 39) Tỉ lệ người dân nhận đúng cây (%) 45.00 100.00 50.00 70.27 Tỉ lệ thầy lang nhận đúng cây (%) 100.00 100.00 100.00 100.00

3.3.2. Tri thức sử dụng cây Dây đằng ca

3.3.2.1. Đường cong tri thức sử dụng cây Dây đằng ca

Hình 3.6. Đường cong tri thức sử dụng cây Dây đằng ca của người dân 4 dân tộc 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 4 7 10131619222528313437 n g d n g Người Sán Chay Thái Dao Tày

Nhận xét

Khi điều tra ở dân tộc Sán Chay thì tới người thứ 19 số tri thức sử dụng thu được là 8, và không thấy có sự tăng lên của số tri thức sử dụng, đường cong tri thức sử dụng đi dần tới giới hạn. Với người Dao thì tới người thứ 3 và số tri thức thu được là 5, với người Tày thì tới người thứ 5 và số tri thức thu được là 6, với người Thái thì tới người thứ 7 và số tri thức thu được là 7.

3.3.2.2. Tri thức sử dụng cây Dây đằng ca của các cộng đồng dân tộc Tày, Dao, Sán Chay và Thái

Bảng 3.4. Tri thức sử dụng cây Dây đằng ca

Stt Công dụng Bộ phận dùng Cách dùng Dân tộc Hệ số tin cậy Thầy lang Người dân

1 Đau lưng xương

khớp

Lá, thân, rễ

- Lá, thân: giã, sao phun ít rượu vào. - Rễ, thân ngâm rượu

xoa bóp.

Dao 0.80 0.25

Lá, thân rễ

- Lá, thân: giã, sao phun ít rượu vào. - Rễ, thân ngâm rượu

xoa bóp.

Sán

Chay 0.40 0.00

Lá, thân

- Lá, thân giã nát, sao nóng, đắp, phun ít rượu Tày 0.67 0.00 Rễ - Rễ, gỗ thân ngâm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học, tri thức sử dụng và thử tác dụng sinh học của cây dây đằng ca ( specuridaca inappendiculata hassk) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)