Tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học, tri thức sử dụng và thử tác dụng sinh học của cây dây đằng ca ( specuridaca inappendiculata hassk) (Trang 29)

1.2.3.1. Xã Hua Thanh (huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên)

a. Điều kiện tự nhiên [9]

Xã Hua Thanh thuộc huyện Điện Biên, được tách ra từ xã Thanh Nưa vào ngày 1/7/2013. Xã có 7,217,93 ha diện tích tự nhiên và 3,358 nhân khẩu.

Địa giới hành chính xã Hua Thanh: Đông giáp xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên và xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ; Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; Nam giáp xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên; Bắc giáp xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

b. Điều kiện kinh tế xã hội văn hóa giáo dục [15]

Văn hóa - xã hội: Xã Hua Thanh có 10 đội (tương ứng với 10 bản: Nà Ten; Na Hí; Co Pục, Tâu 1, 2, 3; Pa Sáng; Xá Nhù; Nậm Ty 1, 2) với 667 hộ, 3,529 nhân khẩu thuộc 5 dân tộc: Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú, Lào.

Kinh tế: Đời sống người dân trên địa bàn vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp đây cũng được coi là tiềm năng dồi dào nhất của Hua Thanh, với 3 cây trồng chủ đạo: lúa nước (129ha); lúa nương (280ha); ngô (152ha). Song, sự phân bố các loại cây trồng này không đồng đều, lúa nước tập trung ở các bản vùng thấp trong khi các bản vùng cao như: Nậm Ty 1, 2, 3, Pa Sáng, Xá Nhù chủ yếu là ngô và lúa nương.

Giáo dục: Xã có một trường tiểu học, một trường trung học cơ sở và một trường trung học phổ thông phục vụ nhu cầu giảng dạy cho học sinh. Ngoài ra còn có một số trường mẫu giáo ở các thôn. 100% trẻ con trong độ tuổi được đi học.

Y tế: Xã có một trạm y tế với 5 cán bộ trong đó có một bác sĩ, 4 y tá và một hộ lý. Bên cạnh đó, mỗi thôn đều có một nhân viên y tế thôn bản và một cộng tác viên dân số.

Hình 1.7. Xã Hua Thanh

1.2.3.2. Dân tộc Thái [1] Tên tự gọi: Tay hoặc Thay.

Tên gọi khác : Tay Thanh, Man Thanh, Tay Mười, Tay Mường, Hàng Tổng, Tay Dọ, Thổ.

Nhóm địa phương:

+ Ngành Đen (Tay Đăm).

+ Ngành Trắng (Tay Đón hoặc Khao). Dân số: 1,328,725 người.

Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Đai). Lịch sử: Người Thái có cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của người Thái có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, định cư chủ yếu ở các tỉnh từ Tây Bắc đến khu IV cũ (Thanh Hoá, Nghệ An).

Hoạt động sản xuất: Người Thái sớm đi vào nghề trồng lúa nước trong hệ thống thủy lợi thích hợp được đúc kết như một thành ngữ - Mương, phai, lái, lin (khơi mương, đắp đập, dẫn nước qua chướng ngại vật, đặt máng) trên các cánh đồng thung lũng. Họ làm ruộng cấy một vụ lúa nếp, nay chuyển sang hai vụ lúa tẻ. Họ còn làm nương để trồng thêm lúa, ngô, hoa màu, cây thực phẩm và đặc biệt bông, cây thuốc nhuộm, dâu tằm để dệt vải.

Hình ảnh trang phục của 4 dân tộc [1]

Hình 1.8. Người Thái Hình 1.9. Người Dao

PHẦN II:

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học, tri thức sử dụng và thử tác dụng sinh học của cây dây đằng ca ( specuridaca inappendiculata hassk) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)