Tình hình ứng dụng chế phẩm sinh học tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình áp dụng biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã Phú Lạc - huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên sẽ góp một phần giải quyết các vấn đề trên. (Trang 36)

Những năm 1994-1995 Chế phẩm EM đã được đưa bào Cần Thơ, Hải Phòng, giáo sư Nguyễn lan Dung - Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa chế phẩm EM từ Trung Quốc về thí nghiệm đối với cây trồng cho kết quả năng suất tốt. Tháng 5 năm 1997 Giáo sư tiến sĩ higa đã được mời sang thăm nước ta, có cuộc gặp gỡ trao đổi với Giáo sư tiến sĩ Chu Hảo - Thứ trưởng bộ khoa học Công nghệ và Môi trường, Giáo sư viện sỹ Nguyễn Văn Đạo –Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo sư tiến sỹ Ngô Thế Dân - Thứ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiến sỹ Hoàng văn Nghiên - chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Bùi Duy Tảo - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, Viện bảo vệ thực vật, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trường Đại học nông nghiệp I Hà nội và nhiều nhà khoa học của nước ta trong cuộc hội thảo khoa học giới thiệu công nghệ EM tại Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường.

Được sự ủy nhiệm của đồng chí Phạm Gia Khiêm - Bộ trưởng Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường, tháng 5 năm 1997 Giáo sư tiến sỹ Chu Hảo - thứ trưởng Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường đã cùng với Giáo sư tiến sỹ Higa thây mặt cho tổ chức INRC, EMRO, APNAN ký biên bản ghi nhớ thảo luận về phát triển EM tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ EM. Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường đã quyết định thành lập tổ cộng tác giúp Bộ “ Tổ chức

triển khai thử nghiệm công nghệ EM tại Việt Nam” do tiến sỹ Phạm Đức Dục – Phó vụ trưởng vụ quản lý công nghệ làm tổ trưởng tổ công tác cùng các thành viên: Trung tâm vi sinh vật ứng dụng(ĐHQGHN), trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội, Viện bảo vệ thực vật, Trung tâm phát triển công nghệ Việt - Nhật. Từ cơ sở trên một số cơ quan và địa phương trong năm 1997 như:Viện bảo vệ thực vật, Đại học nông nghiệp I Hà Nội, Đại học quốc gia Hà Nội, tính Thái Bình…đã được giao nghiên cứu và thử nghiệm, bước đầu chế phẩm EM trên một số lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, vệ sinh môi trường. Qua hơn 6 tháng thăm dò đã cho kết quả ban đầu là: Cônng nghệ EM có hiệu quả tích cực trong nhiều lĩnh vực. tuy nhiên về thành phần, hàm lượng của các chủng vi sinh vật có mặt trong chế phẩm EM cũng như cơ chế tác động của chúng còn chưa được làm sáng tỏ.

Do đó, năm 1998 Bộ khoa học và công nghệ đã quyết định cho thực hiện đề tài độc lập cấp Nhà nước” Nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ EM trong các lĩnh vực nông nghiệp và vệ sinh môi trường”(1998 – 2000) do PGS.TS Nguyễn Quang Thạch là chủ nhiệm. Đề tài đã đánh giá được thành phần, hàm lượng, cơ chế tác động của các chủng vi sinh vật có mặt trong chế phẩm, xây dựng được nhiều quy trình sử dụng chế phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, xử lý môi trường. Đề tài đã được nghiệm thu và đánh giá tốt. tuy nhiên hội đồng nghiệm thu lưu ý “ Chế phẩm EM là chế phẩm nhập nội từ Nhật nên vấn đề vi sinh vật lạ là vấn đề cần phải xem xét khi đua ra sử dụng rộng rãi”. việc nghiên cứu chế tạo ra chế phẩm có tác dụng tương tự EM nhưng sử dụng các chủng Vi sinh vật được phân lập từ các nguồn vật liệu Việt Nam, có nguồn gốc rõ ràng là hết sức cần thiết. Viện Sinh học nông nghiệp – ĐH Nông nghiệp Hà Nội với sự giúp đỡ của các chuyên gia vi sinh vật của Đại học Khoa học tự nhiên đã dày công nghiên cứu và chế tạo thành công chế phẩm EM Việt nam và đã được đặt tên là EMINA. [10].

2.2.3. Tình hình nghiên cứu ở Thái Nguyên

2.2.3.1. Công nghệ Biogas tại Thái Nguyên.

Thái Nguyên là tỉnh có ngành chăn nuôi phổ biến, chính vì vậy mà lượng chất thải từ nguồn này là một vấn đề rất được quan tâm. Được sự quan

tâm của UBND tỉnh, các ban ngành, được sự ủng hộ của người dân cũng như đội ngũ cán bộ nhiệt tình ủng hộ, được sự hỗ trợ của dự án chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, hầm ủ biogas là mô hình đang ngày càng được phổ biến tại Thái Nguyên. Theo báo cáo kết quả thực hiện dự án khí sinh học, tổng số các công trình đã được nghiệm thu năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 là 1083 công trình, công tác tuyên truyền cũng được thực hiện tại các xã với đông đảo người dân tham gia. Đến tháng 11/2004 Thái Nguyên đã hoàn thành công trình thứ 6000 trên địa bàn tỉnh. Đến nay, con số đó đã tăng lên gấp nhiều lần, nó góp phần rất lớn vào việc giải quyết chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

2.2.3.2. Tình hình sử dụng nguyên liệu làm phân hữu cơở Thái Nguyên.

Việc sử dụng chất thải chăn nuôi, phế phẩm nông nghiệp làm phân bón trong sản xuất đã được ứng dụng từ rất lâu. Người dân được hỗ trợ kinh phí hoặc chế phẩm sinh học để người dân tận dụng phế, phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón được triển khai và nhân rộng ở nhiều nơi như: Định Hóa, Đại Từ hay Đồng Hỷ… Phong trào sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại nhà được hội liên hiệp phụ nữ Thái Nguyên phát động và đem lại hiệu quả to lớn với 13 đại lý bán men ủ phân tại 13 bản tái định cư với hơn 1.500 gói men được bán.

2.2.3.3. Tình hình ứng dụng chế phẩm sinh học tại Thái Nguyên.

Việc ứng dụng chế phẩm sinh học được quan tâm và phát triển đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi và xử lý ô nhiêm môi trường. Chế phẩm sinh học được dùng để làm đệm lót và khử mùi hôi chuồng trại được ứng dụng và nhân rộng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Việc ứng dụng vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường đã được ứng dụng o nhiều nơi như Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, bãi rác Đá Mài ở thành phố Thái Nguyên…..

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.

- Các hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi trên địa bàn xã Phú Lạc - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.

- Về không gian: xã Phú Lạc - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện từ tháng 01/2014 đến tháng 04/2014.

3.2. Nội dung nghiên cứu.

3.2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Phú Lạc. * Điều kiện tự nhiên * Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

- Khí hậu, thủy văn - Đặc điểm đất đai

* Điều kiện kinh tế xã hội - Đặc điểm kinh tế

- Đặc điểm về dân số và lao động - Đặc điểm về y tế văn hóa, giáo dục

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội

3.2.2. Khái quát tình hình chăn nuôi.

- Tình hình sản xuất chung

- Tình hình chăn nuôi

3.2.3. Tình hình áp dụng các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã Phú Lạc. nuôi trên địa bàn xã Phú Lạc.

- Tình hình chất thải chăn nuôi trên địa bàn và nhận thức của người dân

về các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi.

- Tình hình áp dụng các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi.

- Đánh giá hiệu quả của các biện pháp(bao gồm hiệu quả về kinh tế và hiệu quả về mặt môi trường)

- Ưu nhược điểm của từng biện pháp

- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý

3.2.4. Đề xuất giải pháp nhằm mở rộng quy mô áp dụng các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi. học trong xử lý chất thải chăn nuôi.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả và mở rộng việc sử dụng các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi.

3.3. Phương pháp nghiên cứu.

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.

- Kế thừa, tham khảo kết quả của các báo cáo, đề tài nghiên cứu trước.

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.

- Lập mẫu câu hỏi trong đó liệt kê đầy đủ các thông tin cần khảo sát về hoạt động chăn nuôi (loại gia súc, gia cầm, số lượng…), phương thức quản lý chất thải chăn nuôi (thải bỏ hoặc dùng làm phân bón hoặc xây dựng hầm biogas), tình hình sử dụng hầm ủ biogas (loại hầm, thể tích, quá trình vận hành của hầm)…

- Đối tượng khảo sát: Các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn. - Số phiếu khảo sát: Đề tài được thực hiện thông qua việc phỏng vấn ngẫu nhiên 100 phiếu điều tra.

- Nội dung điều tra về:

+ Quy mô chăn nuôi, số lượng vật nuôi + Lượng chất thải phát sinh.

+ Các biện pháp xử lý đang được áp dụng và hiệu quả của các biện pháp đó. + Chính sách của địa phương trong sản xuất chăn nuôi.

3.3.3 Phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia.

- Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ khí sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi đặc biệt là bằng biện pháp sinh học.

3.3.4 Phương pháp tổng hợp, thống kê số liệu.

- Thu thập và xử lý số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các số liệu thu thập được từ quá trình điều tra.

a. Đối với thông tin thứ cấp.

- Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên và độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì thống kê thành các bảng biểu.

b. Đối với thông tin sơ cấp.

- Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp xử lý.

3.3.5 Phương pháp phân tích bằng các chỉ tiêu giá trị

- Giá trị hiện tại ròng ( Net present value – NPV)

Giá trị hiện tại ròng là toàn bộ thu nhập và chi phí của dự án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi thành một giá trị tương đương ở hiện tại được chiết khấu bằng tỷ suất sinh lợi cần thiết.

NPV =

Với tiêu chí giá trị hiện tại ròng, dự án được xem là có ý nghĩa kinh tế nếu NPV > 0, dự án bị từ chối nếu NPV < 0 và tiêu chuẩn hiệu quả là NPV = Max.

Trong đó:

Bt: Khoản thu của năm t Ct: Khoản chi phí của năm t n : Số năm hoạt động của dự án r : tỷ suất chiết khấu được chọn

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Phú Lạc, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên.

4.1.1. Điều kiện tự nhiên.

4.1.1.1. Vị trí địa lý:

Xã Phú Lạc là một xã trung du miền núi, nằm về phía Bắc của huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện khoảng 13 km, có diện tích đất tự nhiên là 2.095 ha,có vị trí tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp với xã Đức Lương – huyện Đại Từ Phía Đông giáp xã Tân Linh – huyện Đại Từ Phía Nam giáp xã Bản Ngoại- huyện Đại Từ

Phía Tây giáp xã Phú Thịnh, xã Phú Cường- huyện Đại Từ.

Với vị trí như hiện nay, trong thời gian tới Phú Lạc có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế và xã hội.

4.1.1.2. Địa hình.

Phú lạc là xã có địa hình khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi, địa hình dốc từ Bắc xuống Nam, địa hình bị chia cắt tương đối mạnh, xen kẽ giữa các dãy núi, đồi là những dải ruộng nhỏ hẹp, những khu dân cư tồn tại lâu đời với phương thức tiện canh tiện cư.

4.1.1.3. Thổ nhưỡng.

Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.095ha, xã Phú Lạc được chia thành 2 loại chính:

- Đất đồi gò chiếm khoảng 70% tổng diện tích đất tự nhiên. Tầng đất tương đối dày, thành phần cơ giới là đất thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng, đây phần lớn là các đồi gò được nhân dân sử dụng xây dựng nhà ở và trồng cây ăn quả cũng như cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng.

Khu đồi núi nền đất cấu tạo là đất đá gan trâu kết hợp với đất đỏ vàng, khu ruộng phẳng bề mặt là lớp đất màu màu phía dưới là đất đỏ vàng. Về cơ bản không có hiện tượng lún, sụt và động đất xảy ra.

- Đất ruộng: chủ yếu là do tích tụ phù sa sông suối, tầng đất dày, màu xám đen, hàm lượng mùn, đạm ở mức khá, hàm lượng lân, kali ở mức trung bình đến khá, loại đất này thích hợp trồng cây lương thực và các loại cây hoa màu.

4.1.1.4. Đặc điểm khí hậu, thời tiết.

Xã Phú Lạc nói riêng và khu vực Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nói chung chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đặc điểm khí hậu chia làm 4 mùa, song chủ yếu chỉ có hai mùa chính rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 10, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam; mùa khô lượng mưa ít từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc. Do ảnh hưởng của vị trí địa lý nên lượng mưa khá cao, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm – 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp của xã (đặc biệt là cây chè). Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có sự chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa trong năm.

Do mưa nhiều nên độ ẩm không khí khá cao, độ ẩm trung bình từ 70 – 80%, nhiệt độ trung bình năm là 22,90C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 27,20C, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là 200C (đây là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).

4.1.1.5. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: xã Phú Lạc có 1 đoạn của sông Công, 2 suối chảy qua

với chiều dài 13km, có 47,5ha diện tích ao, hồ, sông, đầm nằm dải dác tại các xóm đây là nguồn nước cho sản xuất và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

Nguồn nước ngầm: Nguồn nước lấy từ giếng đào và giếng khoan tương

đối dồi dào đáp ứng sinh hoạt và tưới tiêu của nhân dân.

4.1.1.6 Tài nguyên rừng

Hiện nay phú Lạc có 780,9 ha đất rừng, toàn bộ diện tích này là rừng sản xuất, bên cạnh vai trò bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, giữ nước, chống xói mòn, rửa trôi, thì diện tích rừng rất lớn này của xã là điều kiện thuận lợi để xã nhà phát triển ngành trồng rừng, phát triển cây keo và rừng hỗn loài bảo tồn đa dạng sinh học và cây rừng, đẩy mạnh ngành chế biến gỗ, góp phần tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Dân số và lao động.

Phú Lạc là xã trung du miền núi với dân số của xã năm 2013 là 6818 người, với 1880 hộ gia đình. Trên địa bàn xã có 6 dân tộc anh em chung sống bao gồm dân tộc Kinh, Tày,Nùng, Sán Dìu, Thái, Mường sống đan xen ở 20 xóm trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 4688 người chiếm 68,76%.

Bảng 4.1: Thành phần dân tộc

STT Dân tộc Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

1 Kinh 4688 68,76 2 Tày 864 12,67 3 Nùng 1045 15,33 4 Sán dìu 203 2,98 5 Thái 16 0,23 6 Mường 2 0,03 (Nguồn:UBND xã Phú Lạc)

Tỷ lệ gia tăng dân số giai đoạn 2010-2013 là 1,03%.

Bảng 4.2. Tình hình gia tăng dân số giai đoạn 2010-2013.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình áp dụng biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã Phú Lạc - huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên sẽ góp một phần giải quyết các vấn đề trên. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)