Công nghệ EM được bắt đầu nghiên cứu bởi GS.TS Teruo Higa vào năm 1970, ông đã nghiên cứu phân lập, nuôi cấy trộn lẫn các vi sinh vật có ích được tìm thấy trong môi trường và được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và thực phẩm như vi khuẩn lactic, vi khuẩn quang hợp, nấm…
Chế phẩm được tạo ra không phải bằng kỹ thuật di truyền và cũng không chứa các loại vi sinh vật được tạo bởi kỹ thuật di truyền. Nó rất an toàn, giá rẻ, và kết quả nó tạo ra có chất lượng cao. bền vững.
Năm 1980 chế phẩm EM được ứng dụng rất có hiệu quả ở Nhật Bản trong nhiều lĩnh cực: Cây trồng, vật nuôi và xử lý môi trường
Theo thông báo của APNAN, số liệu về lượng chế phẩm EM được sản xuất như sau:
- Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: Hơn 1000 tấn/ năm, có 109 xưởng sản xuất EM.
- Indonesia: khoảng 60 tấn/ năm. - Myanmar: 1200 tấn/ năm. - Thái Lan Khoảng 760 tấn/ năm.
- Nhật Bản: Khoảng 760 – 1200 tấn/ năm. - Brazin: Khoảng 760 – 1200 tấn/ năm. - Nepal: Khoảng 50 tấn/ năm.
- Srilanca: Khoảng 120 tấn/ năm
Các kết quả đạt được trong việc nghiên cứu. áp dụng công nghệ EM một cách rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới trong các lĩnh vực nông nghiệp, xử lý môi trường….
EM được sử dụng rất có hiệu quảđể ngăn chặn các hiểm họa của rác thải. Bằng công nghệ EM có thể sử dụng các chất thải hữu cơ bỏ đi và tạo phân bón
hữu cơ có chất lượng tốt, giá rẻ làm cho môi trường sạch sẽ. Hội chữ thập đỏ Hàn Quốc đã sử dụng EM để chế biến rác thải gia đình thành phân bón vi sinh ở thành phố Pusan. Nước thải sinh hoạt ở thành phố Gusikawa- Nhật bản đã được xử lý bằng công nghệ EM để sử dụng lại làm nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Ở Ai Cập, Nam Phi, Trung Quốc, Brazin Mỹ cũng sử dụng EM để xử lý nước thải đô thị, hồ, nước thải công nghiệp rất có hiệu quả. Nhiều nước như Thái Lan. Indonesia, Nepal. Nhật bản, Srilanka đã sử dụng EM để xử lý rác thải chôn lấp.
Trong chăn nuôi nhiều nước đã sử dụng EM để xử lý môi trường chăn nuôi và chế tạo thức ăn có chất lượng cao, đơn giản và an toàn cho động vật.
Ở Thái Lan, người ta ứng dụng rộng rãi công nghệ EM để nuôi tôm, nhờ đó mà chất lượng sản phẩm được nâng cao, tôm ít bệnh, năng suất cao, đem lại lợi nhuận lớn cho các trang trại nuôi tôm. [10]