Những khó khăn

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình áp dụng biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã Phú Lạc - huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên sẽ góp một phần giải quyết các vấn đề trên. (Trang 69)

- Qua điều tra 100% hộ dân cho biết khó khăn lớn nhất của gia đình là thiếu vốn và thiếu thông tin.

- Sự hiểu biết của người dân về vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi còn hạn chế nên nhiều hộ vẫn thấy việc xử lý chất thải là không cần thiết.

- Nhiều hộ chăn nuôi vẫn còn thiếu vốn. Nguồn vốn vay chủ yếu của hộ gia đình là ngân hàng nhưng số vốn đó để tập trung đầu tư phát triển hay sử dụng vào những mục đích cần thiết khác. Do vậy nhiều gia đình mặc dù chăn nuôi nhiều nhưng vẫn thải trực tiếp chất thải ra môi trường.

- Chăn nuôi tại địa phương chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, mức độ tập trung thấp nên việc thu gom, xử lý chất thải gặp khó khăn.

- Công tác tập huấn, tuyên truyền về vấn đề môi trường và ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi, về các kỹ thuật xử lý còn chưa thực sự mạnh. Thực tế điều tra cho thấy, các tài liệu tập huấn được phát cho người dân vẫn chưa phát huy hết sức mạnh. Người dân cần những tài liệu hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu không cần những giải thích dài dòng về mặt khoa học.

- Chính sách của địa phương cho được người dân đón nhận và chưa dược người dân quan tâm.

. Nhận xét: Từ nhưng thuận lợi và khó khăn như trên để mở rộng việc

áp dụng các biện pháp sinh học trong chăn nuôi trên địa bàn xã cần phải có những biện pháp phù hợp, chính sách thiết thực.

4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng quy mô áp dụng các biện pháp sinh học trên địa bàn.

4.4.1. Giải pháp chung

-Tăng cường sự chỉ đạo của các tổ chức, cơ quan cấp trên trong việc xử lý chất thải chăn nuôi.

-Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nước. - Tăng cường sự nhận thức của người dân về chất thải chăn nuôi, lợi ích của các biện pháp sinh học, giúp đỡ người dân về vốn, kỹ thuật.

- Hỗ trợ miễn phí về tài liệu, tổ chức tập huấn, cán bộ tư vấn miễn phí. Đào tạo đội ngũ thợ xây lành nghề, có chuyên môn cao.

4.4.2. Giải pháp cụ thể:

- Giúp đỡ về nguồn vay vốn cho hộ nông dân áp dụng các biện pháp xử lý chất thải. Dưới hình thức giúp đỡ một phần để động viên, khuyến khích bà con nông dân áp dụng các biện pháp xử lý.

- Tăng cường nguồn kinh phí cho quản lý, giám sát nguồn chất thải chăn nuôi. Có chính sách đãi ngộ với các cán bộ môi trường, khuyến nông cơ sở để họ có trách nhiệm, tâm huyết, nhiệt tình hơn trong công việc.

- Tập huấn, đào tạo về kỹ thuật áp dụng các biện pháp xử lý cho nhân dân tại từng cơ sở địa phương.

- Nhà nước cần tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi, để tìm ra nhiều biện pháp thích hợp và có hiệu quả hơn nữa với địa phương.

- Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về các loại biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi tới từng hộ nông dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, sách, báo, truyền hình, thông qua các cuộc hội thảo, các buổi tập huấn.

- Xây dựng các mô hình trình diễn hiệu quả về việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng các biện pháp sinh học.

-Đẩy mạnh ứng dụng,chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của các đối tượng tham gia.

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao lợi ích người dân và cộng đồng dân cư về ô nhiễm môi trường trong cuộc sống và các hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Đối với các hộ chăn nuôi nên kết hợp với các mô hình kinh tế phù hợp, xây dựng mô hình sản xuất khép kín để tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi phục vụ phát triển kinh tế.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết Luận

Qua nghiên cứu tình hình áp dụng các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã Phú Lạc cho thấy:

- Phú Lạc là xã có thời tiết khí hậu, địa hình rất thuận lợi nguồn sinh vật phong phú, người dân có ý thức bảo vệ môi trường, có cơ sở và điều kiện thuận lợi để áp dụng cũng như phát triển việc ứng dụng các biện pháp sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường.

- Người dân chăn nuôi chủ yếu là tự phát, nhỏ lẻ, thiếu tập trung, còn tình trạng thả giông gia súc, gia cầm ra môi trường nên khó kiểm soát vật nuôi, dịch bệnh cũng như thu gom và xử lý chất thải vật nuôi.

- Điều tra 100 hộ gia đình trên địa bàn thì có tới 59 % số hộ sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón trong đó chỉ có 29 hộ (29%) ủ phân trước khi đem bón, 17% xây dựng CTKSH biogas, 2% sử dụng các chế phẩm sinh học và 6 % có sử dụng động vật, thực vật thủy sinh. Còn 17% số hộ gia đình thải.

- Việc áp dụng các biện pháp xử lý này còn nhiều khó khăn do kiến thức của người dân còn hạn chế, thiếu vốn đầu tư. Do đó cần có những giải pháp phù hợp từ các tổ chức có liên quan và sự quan tâm của cả cộng đồng.

5.2 Kiến nghị

Nhận thấy những tồn tại trong việc áp dụng các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải trên địa bàn xã tôi xin có một số kiến nghị sau:

- Tiếp tục áp dụng và khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp

sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi.

- Mở các lớp tập huấn và bổ trợ kiến thức cho người dân về chất thải chăn nuôi và các biện pháp chất thải chăn nuôi.

- Có chính sách hỗ trợ về vốn và kĩ thuật để người dân để xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh và sử dụng các biện pháp sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi.

- Nên tìm cách sử dụng nguồn chất thải để nâng cao sản xuất, không nên trực tiếp thải chất thải chăn nuôi vào môi trường khi chưa được xử lý.

- Nghiên cứu, học hỏi và tiếp cận nhiều hơn nữa với các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi. Qua đó có kiến thức hiểu biết để lựa chọn biện pháp xử lý hiệu quả và phù hợp với điều kiện của gia đình mình nhất.

- Hộ gia đình đặc biệt là các hộ chăn nuôi, cần ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (2011). Công nghệ khí sinh học

quy mô hộ gia đình.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục nông nghiệp (2005). Tài

liệu tập huấn nâng cao kỹ thuật viện khí sinh học.

3. Cục Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và tổ chức phát triển Hà Lan, (2004). Tài liệu: “ Tài liệu tập huấn kỹ thuật viên”. Dự án hỗ trợ cương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi một số tỉnh ở Việt Nam.

4. Nguyễn Thế Đặng, 2011.Bài giảng. “ Biện pháp sinh học trong xử lý môi

trường”. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

5. Nguyễn Thị Anh Hoa (2006), Môi trường và việc quản lí chất thải rắn, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Lâm Đồng

6. Nguyễn Quang Khải (2006). Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng công trình

khí sinh học, Nxb Nông nghiệp.

7. Nguyễn Gia Lượng, Nguyễn Quang Khải (2005), Tình hình phát triển khí

sinh học ở Việt Nam – Tạp chí chăn nuôi số 5.

8. Quốc Hội. Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005, Nxb Chính trị Quốc gia.

9. Nguyễn Văn Sức (2004), Chuyên đề vi sinh vật đối với sinh dưỡng cây

trồng trong hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.

10. Dương Văn Sỹ, 2011.Luận văn tốt nghiệp đại học “ Nghiên cứu sản xuất

và ứng dụng chế phẩm EM trong xử lý chuồng trại chăn nuôi gà đồi tại xã Tân

Khánh huyện Phú Bình”.

11. Đào Châu Thu, 2006, Báo cáo tổng kết đề tài “Sản xuất phân hữu cơ sinh

học từ rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp dùng làm phân bón

cho rau sạch vùng ngoại vi thành phố”, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà

Nội.

12. Trung tâm nước sạch và VSMTNT, 2008. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật

xây dựng, vận hành, bảo dưỡng hầm biogas Thái-Đức.

13. UBND xã Phú Lạc, 2013. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế

14.http://tailieu.xulymoitruong.com/kien-thuc-moi-truong/chat-thai-chan- nuoi.html/

15. http://www.biogas.org.vn/ - tài liệu dự án chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, 2009.

16.

http://www.tnmtthainguyen.gov.vn/modules.hp?name=Albums&op=viewpic &id=20

PHỤ LỤC I PHIẾU ĐIỀU TRA

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP SINH HỌC TRONGXỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ LẠC_HUYỆN

ĐẠI TỪ_TỈNH THÁI NGUYÊN

Thời gian phỏng vấn: Ngày……tháng…… năm 2014

Xin Ông/bà vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây (hãy trả lời hoặc khoanh tròn vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của Ông/bà) PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG

1. Họ tên người được phỏng vấn:...Chữ ký: ... 2. Nghề nghiệp:...Tuổi: ...,Giới tính:... 3. Địa chỉ: Xóm: ...- xã Phú Lạc. -huyện Đại Từ.- Tỉnh Thái Nguyên.

4. Số điện thoại. ... 5. Số thành viên trong gia đình:...người.

PHẦN II. NỘI DUNG ĐIỀU TRA

I. Tình hình chăn nuôi

1. Quy mô chăn nuôi A. Hộ gia đình B. Trang trại 2. Số lượng vật nuôi

Loại con trâu Bò Lợn gà Vịt khác

Số lượng

3. Ông/ bà đang áp dụng mô hình nào? A. VAC B.R-VAC

C. không xác định D. khác

II. Thực trạng áp dụng biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi

1. Ông/ bà xử lý chất thải chăn nuôi như thế nào?

A. Thải trực tiếp ra ao, vườn, sông suối( vì...) B.Làm phân bón, nguyên liệu cho quá trình khác C. Xử lý trước khi thải ra môi trường

2.Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia đình ông/bà đang áp dụng là: A. Ủ phân

B. Biogas

C. Làm đệm lót sinh học

Khác………

3. Ông/bà có nghe về khái niệm các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi bao giờ chưa?

A. Có B. Không rõ C. Không biết

4. Ông/bà biết đến các biện pháp sinh học này từ đâu A. Truyền thông, tập huấn

B. Bạn bè, hàng xóm C. Sách báo, TV, Internet D. khác

III.Chi phí và các lợi ích từ biogas( hộ chưa có công trình biogas không trả lời phần này)

1. Tổng chi phí xây dựng công trình khí sinh học( bao gồm cả tền thuê nhân công)……….đồng, thể tích công trình………..m3

2. Chi phí trong quá trình sử dụng:

Mỗi năm mất khoảng ……..công lao động để vận hành sửa chữa công trình Chi phí thay thế sửa chữa các thiết bị hư hỏng là………đồng

3. khi xây dựng hầm Biogas gia đình được hỗ trợ gì? A. Hỗ trợ tiền

B.Được hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng C. Được vay vốn lãi suất thấp

D. Không

4. Trước khi sử dụng Biogas, gia đình Ông/bà đun nấu bằng gì?

A. Củi B. Rơm, rạ

C. Ga D. Than (tổ ong, than đá)

5. Khi thực hiện Biogas, gia đình Ông/bà sử dụng khí ga vào mục đích gì?

A. Thắp sáng B. Máy phát điện

6. Bã chất thải sau quá trình thực hiện Biogas, gia đình Ông/bà sử dụng để làm gì?

A. Làm phân bón B. Chôn lấp

C. Thức ăn cho cá D. Khác:... 7. Nước thải từ Biogas ông/ bà sử dụng làm gì?

A. Thải xuống ao, hồ, sông, suối... B. Tưới cho cây trồng C. Để chảy ra vườn D. khác:...

8. Ông/bà thấy việc sử dụng Biogas để xử lý chất thải của gia đình có tác động như thế nào đối với môi trường sống?

A, Rất tốt B, Tốt

C, Bình thường D, Không tốt

9. Việc xây dựng hầm Biogas có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất của gia đình không?

A. Có B. Không

10. Ông bà thấy khí Biogas khi sử dụng còn mùi không?

A. Có B.Không

11. Trong quá trình sử dụng hầm Biogas gia đình Ông/bà gặp những khó khăn gì?

………...……… ………...……… ………...………

IV.Chi phí và các lợi ích từ sử dụng chế phẩm sinh học.( hộ không sử dụng chế phẩm sinh học không trả lời phần này)

1. Loại chế phẩm gia đình hiện đang sử dụng………...

2. Chi phí mua chế phẩm………đồng/ năm, Lượng chế phẩm sử dụng…………../m2 nền chuồng.

3. Ông bà sử dụng chế phẩm sinh học như thế nào? A. Phun lên nền chuồng trại.

B. Làm đệm lót sinh học.

C. Bổ sung vào chất thải chăn nuôi.

5. Mỗi năm mất khoảng …………..công lao động để vận hành sửa chữa 6. Chi phí để vận hành bảo dưỡng lớp đệm lót………..đồng/năm 7. Thời gian sử dụng của lớp đệm lót sinh học

A. 1- 2 tháng B. 3 – 4 tháng C. 5 – 6 tháng D. Lâu hơn 6 tháng

7.Ông( bà) thấy hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi so với trước khi sử dụng chế phẩm như thế nào?

A. Hiệu quả thấp hơn trước B. Hiệu quả cao hơn trước C. Không thay đổi

8.khi sử dụng chế phẩm ông bà thấy mùi hôi trong chuồng có giảm so với trước khi sử dụng không?

A. Có B. Không

9.ông bà thấy khi sử dụng chế phẩm tỷ lệ mắc bệnh của vật nuôi có giảm so với trước không?

A. Có B. Không

10.Chất thải sau quá trình xử lý bằng chế phẩm sinh học gia đình Ông/bà sử dụng để làm gì?

A. Làm phân bón B. Chôn lấp

C. Thức ăn cho cá D. Khác:...

11. Khi sử dụng làm phân bón, gia đình thấy năng suất cây trồng so với trước khi sử dụng như thế nào

A. Năng suất tăng B. Năng suất giảm C. Không thay đổi

12. Trong quá trình sử dụng chế phẩm gia đình gặp phải những khó khăn gì? ... ... ...

V. Chi phí lợi ích khi áp dụng phương pháp ủ phân( Hộ không áp dụng phương pháp ủ phân không trả lời câu hỏi này)

1. Chi phí cho một lần ủ phân là bao nhiêu?( chi phí nguyên vật liệu, công lao động)

... 2. Gia đình ông bà ủ phân có kết hợp sử dụng với chế phẩm sinh học không?

A. Có B. Không

3. Nếu gia đình có sử dụng kêt hợp với chế phẩm thì chất lượng của phân ủ có tốt hơn khi không sử dụng chế phẩm không?

A. Có B. Không

4. Thời gian cho một lần ủ là bao nhiêu lâu?

A. 1-2 tháng B. 3-4 tháng

C. 5-6 tháng D. > 6 tháng

5. Ông bà thấy hiệu quả của sử dụng phân ủ so với sử dụng phân tươi như thế nào?

A. Tốt hơn B.Như nhau C.Kém hơn

6.Việc sử dụng phân sau khi ủ có làm giảm lượng phân hóa học dùng cho cây trồng không?

A. Có B. Không

7. Khi sử dụng phân ủ gia đình thấy có những khó khăn gì?

……… ……… ………

Phần III: Tiềm năng phát triển quy mô áp dụng biện pháp sinh học trong xử lý chất thải.

1. Ông bà có được tập huấn kiến thức về môi trường và xử lý chất thải chăn nuôi không?

A. Có B. Không

2. Ông( bà) có định áp dụng một trong các biện pháp sinh học vào xử lý chất thải tại gia đình trong tương lai không?

A. Có

B. Chưa biết C. Không

3 Khó khăn lớn nhất hiện nay của gia đình: A. Thiếu vốn

B. Thiếu thông tin

4. Nguyện vọng của ông( bà) về chính sách của nhà nước đối với việc áp dụng các biện pháp xử lý:

A. Được trợ giá B. Được vay vốn C. Được tập huấn Xin chân thành cảm ơn!

Người phỏng vấn

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình áp dụng biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã Phú Lạc - huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên sẽ góp một phần giải quyết các vấn đề trên. (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)