Xây dựng quy trình chiết xuất và tinh chế saponin toàn phần từ DL

Một phần của tài liệu Định tính saponin trong dược liệu giảo cổ lam bằng HPLC (Trang 25)

dƣợc liệu.

a) Chiết xuất

Trịnh Thị Diệp Thanh, khóa luận tốt nghiệp dược sỹ năm 2013 đã tiến hành khảo sát quy trình chiết xuất dược liệu chứa saponin trong GCL với 3 phương pháp: chiết soxhlet, chiết hồi lưu, chiết siêu âm, với mỗi phương pháp

sử dụng 4 dung môi khác nhau là MeOH 4:1, EtOH 50%, 70%, 90%.

Khảo sát các phương pháp và dung môi khác nhau nhằm đảm bảo hợp lí cả hai yêu cầu: chiết được tối đa lượng chất nghiên cứu và tối thiểu tạp chất để thuận tiện cho quá trình tinh chế và định tính tiếp theo.

Kết quả thu được cho thấy chiết siêu âm với EtOH 70% là phương pháp chiết đơn giản, nhanh chóng, dung môi rẻ tiền, an toàn và hàm lượng saponin

thu được gần như tương đương với phương pháp chiết Soxhlet. Vì vậy phương pháp này sẽ được lựa chọn sử dụng.

Phương pháp chiết siêu âm

- Cân chính xác khoảng 1 g dược liệu đã cắt và nghiền mịn vào một cốc có mỏ dung tích 50ml.

- Thấm ẩm dược liệu bằng dung môi EtOH 70% rồi thêm dung môi ngập

dược liệu.

- Tiến hành chiết siêu âm trong thời gian 10 phút, công suất 40%. Thu lấy dịch chiết.

- Tiếp tục thêm dung môi ngập dược liệu và chiết thêm 2 lần đến khi dịch chiết trong. Tổng lượng dịch sử dụng khoảng 60ml.

- Gộp dịch chiết thu được đem lọc hai lần qua bông và giấy lọc. Tiến hành cô cách thủy trong tủ hút đến khi thu được cắn. Hòa tan với 3 ml nước cất được dung dịch A (dd A).

b) Tinh chế

Tiến hành xây dựng quy trình tinh chế mẫu bằng phương pháp chiết lỏng - rắn

 Chuẩn bị

- Chuẩn bị nhựa: Cân khoảng 10g nhựa Diaion HP-20 cho vào 1 cốc có mỏ

dung tích 50ml. Thêm MeOH ngập nhựa khoảng 3 cm. Khuấy trộn nhẹ nhàng trong 1 phút để đảm bảo sự hòa trộn hoàn toàn, sau đó để yên 15 phút. Gạn bỏ cẩn thận phần MeOH, thay thế bằng nước cất. Khuấy trộn hỗn hợp nhẹ nhàng, sau đó để yên khoảng 15 phút.

Chú ý: Luôn đảm bảo nhựa ướt trong quá trình chuẩn bị và sử dụng sau này.

- Dịch chiết: chiết siêu âm và chuẩn bị theo quy trình đã trình bày ở trên (dd A).

- Chuẩn bị cột: Cột thủy tinh có khóa và nút mài, đường kính 2,5cm; chiều dài 25cm; rửa sạch, sấy khô, cố định trên giá theo chiều thẳng đứng, lót một lớp bông thủy tinh ở đáy cột.

- Chất nhồi cột: 10 g nhựa Diaion HP-20 đã chuẩn bị ở trên ngâm trong dd A, khuấy trộn nhẹ nhàng khoảng 1 giờ để đảm bảo sự hấp phụ xảy ra hoàn toàn.

- Nhồi cột: Đưa nhựa hấp phụ ngâm trong dd A vào cột từ từ, vừa rót vừa gõ nhẹ để đuổi hết bọt khí.

Lựa chọn dung môi rửa giải

Dựa vào quá trình thực nghiệm, hướng dẫn sử dụng nhựa Diaion HP-20 của nhà sản xuất, kết hợp với các nghiên cứu về sâm Việt Nam theo DĐVN IV và [26] tiến hành chọn dung môi rửa giải là MeOH.

Khảo sát nồng độ rửa giải

- Ban đầu rửa giải bằng nước cất đến hết màu (khoảng 150ml) để loại các thành phần không hấp thụ được xác định không phải là saponin như 1 số loại đường.

- Lần lượt rửa giải với dung môi MeOH ở các nồng độ khác nhau: 10%,

20%, 30%, 40%, 50%, 60%, 70%, 80%, 90%, 100%. Chuyển dung môi mới khi đã rửa kiệt saponin bằng dung môi cũ. Dịch rửa của mỗi nồng độ được hứng vào các cốc có mỏ sạch và làm khô đến cắn.

- Định tính saponin trong các cắn thu được bằng thí nghiệm tạo bọt và SKLM hệ CHCl3-MeOH-H20 (7:3:0,4)  Căn cứ vào kết quả thu được để lựa chọn nồng độ rửa giải thích hợp để thu được saponin toàn phần. - Dịch rửa giải được gộp vào cốc có mỏ 500ml. Cất quay thu hồi dung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Định tính saponin trong dược liệu giảo cổ lam bằng HPLC (Trang 25)