Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Kết quả công tác thực hiện chương trình Nông Thôn Mới tại địa bàn xã Chí Viễn - huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng đến năm 2013. (Trang 27)

Trước hết đã thúc đẩy chuyển đổi yếu tố sản xuất nông nghiệp. Việc cho phép giao dịch đất đai đã khiến thị trường này ra đời và trở nên sôi động, có ảnh hưởng sâu sắc đối với việc phát triển kinh tế thị trường và tiến trình đô thị hóa. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã thúc đẩy chuyển dịch sức lao động ở nông thôn, một số nông dân sau khi chuyển nhượng hoặc cho thuê đất đã chuyển sang làm trong ngành nghề thứ hai hoặc thứ ba, ngành công nghiệp xây dựng hoặc dịch vụ thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển đa dạng. Ngoài ra còn có rất nhiều nông dân tới các thành phố tìm việc làm, cung cấp sức lao động dồi dào cho tiến trình công nghiệp hóa ở Việt Nam.

Hai là, thúc đẩy phát triển thị trường tín dụng ở nông thôn. Thông qua các cơ cấu tài chính ở nông thôn cung cấp cho nông dân những khoản vay ưu đãi là biện pháp quan trọng để Việt Nam thực hiện kế hoạch xóa đói giảm nghèo. Vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chủ yếu là các khoản tiền nhỏ, dưới 10 triệu đồng thì không cần thế chấp; nếu cần xin vay khoản lớn hơn, có thể thế

chấp bằng giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Thế chấp đất trở thành nguồn đảm bảo quan trọng khiến thị trường tín dụng ở nông thôn Việt Nam phát triển tương đối mạnh, đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ người nghèo và phát triển nông thôn.

Ba là, thúc đẩy hoạt động quy mô hóa nông nghiệp. Chính phủ Việt Nam khuyến khích và hỗ trợ nông dân thông qua biện pháp trao đổi đất đai với nhau để giải quyết vấn đề đất đai quá phân tán do chế độ khoán sản mang lại, thông qua các phương thức chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất hợp pháp đã chấn chỉnh, dồn dịch nguồn tài nguyên đất, thực hiện liên kết và liên doanh. Chủ trang trại áp dụng phương thức liên doanh với người thầu khoán đất hoặc mua quyền sử dụng đất của nông dân và nhận thầu đất hoang đồi núi trọc, thực hiện kinh doanh trên nhiều mảnh đất, thuê nhân công với số lượng khác nhau, đưa sản phẩm trực tiếp ra thị trường.

Cần phải tăng cường quản lý, bảo vệ lợi ích nông dân trong đổi mới

Trong quá trình đô thị hóa nông thôn và thương mại hóa đất đai, do chính sách pháp luật không kiện toàn, quản lý không hoàn thiện và do nạn tham nhũng, những vấn đề nảy sinh trong quản lý và sử dụng đất đai ở nông thôn Việt Nam từng một thời tương đối tập trung, nông dân liên tục khiếu kiện kêu oan, các vụ khiếu kiện như vậy chiếm tới 60% tổng số các vụ khiếu kiện trong cả nước, thậm chí lúc nào cũng có thể xảy ra các sự kiện tập thể quy mô lớn do sự xúi giục của các thế lực thù địch, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình ổn định chính trị xã hội.

Hoàn thiện cơ chế quản lý. Quy định trách nhiệm và quyền hạn của nhà nước trong việc quản lý đất đai, tăng cường quản lý theo pháp luật và công khai minh bạch, ngăn chặn các hiện tượng tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Thanh tra triệt để tình hình sử dụng đất đai trên cả nước, điều chỉnh hợp lý và công khai với xã hội quy hoạch sử dụng đất.

Giải quyết ổn thỏa những vấn đề phát sinh do trưng dụng đất. Đảng và Chính phủ Việt Nam cần phải chỉ đạo điều chỉnh công tác bồi thường cho những hộ dân bị trưng dụng đất theo nguyên tắc đảm bảo lợi ích hợp lý của các bên liên quan (bao gồm bên cung cấp đất, bên tiếp nhận đất và nhà nước), quan tâm nhiều hơn tới lợi ích của nông dân, lần đầu tiên quy định rõ ràng bằng văn bản pháp luật “phải đảm bảo mức sống của những người bị trưng dụng đất tốt hơn trước khi bị trưng dụng”. Đồng thời, tập trung giải quyết vấn

đề tìm lại việc làm cho những người mất đất, ưu tiên đào tạo nghề và giúp họ tìm việc.

Đẩy mạnh kiểm tra xử lý những vi phạm liên quan đất đai. Tập trung giải quyết những vụ khiếu kiện tố cáo liên quan đến đất đai còn tồn tại trước đây, xử lý nghiêm túc những hành vi bắt ép nông dân, chiếm đoạt đất của nông dân. Chính phủ lập ra chức danh Kiểm sát viên chuyên trách về đất đai để kiểm tra tình hình chính quyền các cấp quản lý đất đai và các tổ chức, cá nhân thi hành chính sách pháp luật liên quan, khi phát hiện hành vi vi phạm. Kiểm sát viên được xử lý theo quyền hạn hoặc kiến nghị với các ngành chức năng của nhà nước để xử lý. Đã có những quy định xử phạt cụ thể đối với những công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai.

Để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới phải là một phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ động, tích cực, tự giác của mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư, của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, phát huy cao nhất nội lực, có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và chính quyền các cấp. Vì vậy, để xây dựng mô hình thành công cần có sự cộng đồng trách nhiệm của chính quyền các cấp với đoàn thể địa phương và sự hợp tác, ý thức, nỗ lực của chính những người dân vốn quen với cách sống sau lũy tre làng.

Phần 3:

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Kết quả công tác thực hiện chương trình Nông Thôn Mới tại địa bàn xã Chí Viễn - huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng đến năm 2013. (Trang 27)