Lịch sử hình thành và phát triển nông thôn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Kết quả công tác thực hiện chương trình Nông Thôn Mới tại địa bàn xã Chí Viễn - huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng đến năm 2013. (Trang 25)

Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống với trên 70% dân số làm nông nghiệp, đất trồng trọt và đất rừng chiếm 60% tổng diện tích lãnh thổ, tổng giá trị nông nghiệp chiếm 20% GDP, nông nghiệp – nông thôn – nông dân chiếm địa vị quan trọng trong nền kinh tế xã hội Việt Nam. Từ khi đổi mới mở cửa đến nay, Việt Nam đã không ngừng đổi mới chính sách đất đai, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, khiến nông nghiệp nông thôn phát triển mạnh và đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với toàn bộ quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

Quá trình đổi mới chính sách đất đai ở nông thôn Việt Nam lấy sở hữu toàn dân về đất đai làm tiền đề, lấy chế độ khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình ở nông thôn làm khâu đột phá. Thông qua giao quyền sử dụng đất cho nông dân, xác nhận bằng hình thức luật pháp quyền sử dụng đất lâu dài và địa vị kinh tế chủ thể của nông dân, Việt Nam đã từng bước thương mại hóa đất đai và quy mô hóa việc kinh doanh đất đai. Quá trình này nhìn chung trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn I: chuyển từ chế độ tập thể hóa nông nghiệp sang chế độ khoán sản

phẩm đến từng hộ gia đình trong những năm 80 thế kỷ XX.

Tháng 4/1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 10 về “Đổi mới quản lý nông nghiệp”, quyết định thực hiện chế

độ khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình trong cả nước, cho phép nông dân tự kinh doanh, quyền sử dụng đất từ 2 năm trước đây kéo dài đến 15 năm.

Giai đoạn II: bắt đầu từ những năm 90 thế kỷ XX, từng bước xây dựng chế độ

về quyền sở hữu đất đai lấy “5 quyền” làm trung tâm.

Tháng 6/1993, Hội nghị toàn thể trung ương 5 khóa 7 Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ phải để nông dân có “5 quyền” là: quyền trao đổi, quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, quyền thừa kế, quyền thế chấp đất đai. Tháng 7/1993, Quốc hội Việt Nam công bố bộ “Luật đất đai” thứ hai, xác nhận bằng hình thức pháp luật quyền sử dụng đất lâu dài và địa vị chủ thể kinh tế của nông dân, quy định rõ thời hạn sử dụng đất lâu dài và địa vị chủ thể kinh tế của nông dân, quy định rõ thời hạn sử dụng đất canh tác nông nghiệp dùng để trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm, thời hạn sử dụng dùng trong kinh doanh cây nông nghiệp dài ngày là 50 năm, nông dân sử dụng đất theo pháp luật, sau khi hết hạn có thể được gia hạn thêm; quyền sử dụng đất có thể được kế thừa, cũng có thể trao đổi hoặc dùng làm thế chấp, trong một số tình huống nào đó còn có thể cho thuê và chuyển nhượng, thời gian cho thuê và chuyển nhượng nhiều nhất là 3 năm.

Sau đó, Việt Nam lần lượt sửa đổi, bổ sung “Luật đất đai” vào năm 1998 và năm 2001, công bố bộ “Luật đất đai” thứ 3 vào năm 2003, thời hạn sử dụng đất kéo dài nhất tới 70 năm, xác định rõ nghĩa vụ của nhà nước và người sử dụng đất, có những quy định tỉ mỉ đối với việc phê duyệt, cho thuê, chuyển nhượng, đấu giá quyền sử dụng đất.

Giai đoạn II: Thúc đẩy thê một bước thương mại hóa quyền sử dụng đất và quy mô hóa kinh doanh đất đai trên cơ sở xây dựng chế độ về quyền sở hữu đất đai hoàn chỉnh.

Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2001 đề xuất xây dựng và phát triển thị trường bất động sản bao gồm cả buôn bán giao dịch quyền sử dụng đất. Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2006 lại tiến thêm một bước nêu rõ muốn đảm bảo chuyển hóa thuận lợi quyền sử dụng đất thành hàng hóa, làm cho đất đai thật sự trở thành vốn phát triển, yêu cầu phải sớm giải quyết hiện trạng đất canh tác của các hộ nông dân nhỏ lẻ phân tán, khuyến khích trao đổi đất canh tác tập trung, dùng cho thuê hoặc góp cổ phần bằng đất đai.

Hội nghị toàn thể trung ương 7 khóa 10 Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 7/2008 thông nghị quyết riêng về vấn đề “tam nông”, Các gia đình và cá nhân

được sở hữu đất ổn định lâu dài, nới lỏng kỳ hạn sử dụng đất, xây dựng cơ chế vận hành của thị trường về quyền sử dụng đất công khai, minh bạch, thúc đẩy công tác dịch chuyển và tập trung đất đai để người sở hữu đất có thể đầu tư vào các công ty và doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất như là tài sản.

Chính sách phân phối đất đai cho nông dân sử dụng lâu dài đã giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, phát huy mạnh mẽ tính tích cực của nông dân, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Từ một nước nhập khẩu lương thực trước khi đổi mới, Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo chủ yếu trên thế giới, địa vị cơ sở của nông nghiệp được củng cố, trình độ phát triển kinh tế ở nông thôn được nâng lên nhiều, đời sống khó khăn của người nông dân bấy lâu được cải thiện rõ rệt, điều này đã có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh xã hội, củng cố vững chắc cơ sở chính quyền, nâng cao khả năng phòng tránh rủi ro của cả nền kinh tế quốc dân.

Đất đai có được trong quá trình đổi mới chính sách đã trở thành vốn ban đầu để người nông dân thoát nghèo đi lên giàu có, ngoài chuyên tâm trồng cấy để có thu hoạch, nông dân còn có thể tăng thêm thu nhập vào tài sản bằng các phương thức cho thuê, chuyển nhượng, kế thừa và thế chấp đất. Địa vị kinh tế xã hội, phương thức sản xuất, sinh hoạt, thậm chí cả cách tư duy của nông dân Việt Nam từ đó đã có những thay đổi to lớn.

Một phần của tài liệu Kết quả công tác thực hiện chương trình Nông Thôn Mới tại địa bàn xã Chí Viễn - huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng đến năm 2013. (Trang 25)