Phân tích định tính phân đoạn n-butanol

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao trong phân tích định tính bài thuốc tiền liệt thanh giải (Trang 37)

 Khảo sát hệ dung môi phân tích:

Một số hệ dung môi sau đã được khảo sát để khai triển phân đoạn n-butanol: n-butanol – acid acetic – nước với các tỷ lệ khác nhau (7 : 4 : 2) và

(7 : 1 : 0,5)

Toluene – ethylacetat - methanol - nước (6 : 3 : 2 : 0,3).

Toluene – ethylacetat – methanol - isopropanol - nước (6 : 3 : 2 : 1,5 : 0,3).

 Qua quá trình khảo sát, nhận thấy trong số các hệ dung môi này chỉ có hệ dung môi: Toluene – ethylacetat – methanol - isopropanol - nước (6 : 3 : 2 : 1,5 : 0,3) cho khả năng phân tách tốt nhất. Do đó hệ này được lựa chọn để phân tích cả phân đoạn n-butanol và phân đoạn ethylacetat. Các điều kiện khai triển sắc ký như sau:

- Bản mỏng TLC silicagel 60 F 254.

- Hệ dung môi khai triển: toluene – ethylacetat – methanol – isopropanol - nước (6 : 3 : 2 : 1,5 : 0,3).

- Dung dịch thử: dịch chiết cồn 70% của các dược liệu cỏ lưỡi rắn, đan sâm, hồng hoa, trâu cổ, ngưu tất, thương truật, ý dĩ, hoàng bá và dịch chiết phân đoạn n- butanol và dịch chiết phân đoạn ethylacetat.

- Dung dịch chất đối chiếu: dung dịch berberin 1mg/ml trong methanol và dung dịch acid ursolic 0,2mg/ml trong methanol.

- Cách tiến hành: chấm riêng biệt lên bản mỏng (dài 10cm) 3 µl acid ursolic, 1µl berberin và 5µl cỏ lưỡi rắn, đan sâm,hồng hoa, trâu cổ, 2µl hoàng bá và 6µl phân đoạn ethylacetat, 3µl phân đoạn n-butanol. Sử dụng bình khai triển 2 ngăn, bão hòa buồng khai triển sắc ký với 15ml dung dịch amoniac đậm đặc ở 1 ngăn và pha động ở ngăn còn lại trong 20 phút. Sau khi khai triển, để khô bản mỏng ngoài không khí rồi hiện màu bằng thuốc thử anisaldehyd – acid sulfuric và sấy ở 110 0 C trong 5 – 10 phút.

28

Nhận xét: - Dưới ánh sáng thường trên sắc ký đồ chỉ quan sát thấy 2 vết màu

vàng có giá trị Rf bằng 0,18; 0,25, trong đó vết có giá trị Rf = 0,25 tương ứng với chất đối chiếu berberin.

Hình 3.5: Sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng dịch chiết phân đoạn n-butanol và ethylacetat so sánh với các dược liệu thành phần khi quan sát dưới ánh sáng thường (A),ánh sáng tử ngoại có bước sóng 254 nm (B), 366 nm(C) và sau khi phun thuốc thử anisaldehyd-acid sulfuric dưới ánh sáng thường (D) và UV 366

29

- Dưới ánh sáng tử ngoại có bước sóng 254 nm, sắc ký đồ phân đoạn n-butanol có 2 vết đặc trưng tương ứng sắc ký đồ dịch chiết hoàng bá, trong đó có 1 vết Rf bằng 0,25 tương ứng với chất đối chiếu berberin. Ngoài ra còn 1 vết khác Rf bằng 0,1 tương ứng với vết trên sắc ký đồ của ý dĩ. Trong điều kiện khai triển này phân đoạn ethylacetat có sự phân tách rõ hơn. Trên sắc ký đồ xuất hiện rất nhiều vết, trong đó có các vết Rf bằng 0,12; 0,16; 0,34; 0,44 ;0,59; 0,90 tương ứng với các vết trên sắc ký đồ của TT, 3 vết có giá trị Rf bằng 0,1; 0,14; 0,33 tương ứng vết trên sắc ký đồ của HH, 3 vết có giá trị Rf bằng 0,15; 0,24; 0,35 tương ứng trên sắc ký đồ của ĐS.

- Dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm sắc ký đồ phân đoạn n-butanol có 2 vết huỳnh quang vàng đặc trưng (Rf = 0,18; 0,25) tương ứng với SKĐ dịch chiết HB. Phân đoạn ethylacetat xuất hiện nhiều vết chất có huỳnh quang trong đó có 3 vết huỳnh quang xanh (Rf = 0,1; 0,38; 0,82), 1 vết có huỳnh quang đỏ (Rf = 0,17) tương ứng với CLR. Trên sắc ký đồ phân đoạn ethylacetat cũng xuất hiện 3 vết huỳnh quang vàng rất gần nhau (Rf = 0,22; 0,24; 0,27) tương ứng với 3 vết trên SKĐ của TC.

- Sau khi phun thuốc thử anisaldehyd-acid sulfuric có thể quan sát thấy rõ sự có mặt của rất nhiều thành phần trong hỗn hợp. Tuy nhiên SKĐ rất đặc trưng bởi 2 vết màu tím có Rf =0,16; 0,22.

 Giữ nguyên điều kiện khai triển, tiến hành chấm sắc ký với dịch chiết cồn 70% hoàng bá so sánh với dịch chiết phân đoạn ethylacetat. Sắc ký đồ được trình bày ở hình 3.6.

Nhận xét: Nhận thấy rõ sau khi phun thuốc thử hiện màu, xuất hiện 2 vết màu

hồng rất đặc trưng của hoàng bá tương ứng có trong phân đoạn ethylacetat bài thuốc có giá trị Rf bằng 0,51; 0,68. Như vậy ngoài 2 vết vàng đặc trưng (Rf =0,18; 0,25) có thể quan sát thấy trong phân đoạn n-butanol còn có thể nhận sự có mặt của hoàng bá trong phân đoạn ethylacetat với 2 vết màu hồng đặc trưng.

30

Hình 3.6: Sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng so sánh dịch chiết cồn 70% của hoàng

bá và dịch chiết phân đoạn ethyl acetat bài thuốc khi quan sát dưới ánh sáng thường (A), ánh sáng tử ngoại có bước sóng 254 nm (B), 366 nm(C), sau khi hiện màu bằng thuốc thử anisaldehyd – acid sulfuric dưới ánh sáng thường (D), dưới UV 366 nm (E).

 Điều kiện sắc ký trên được lặp lại trên bản mỏng hiệu năng cao HPTLC và kết quả được trình bày ở hình 3.7.

31

Nhận xét: Kết quả thu được tương tự như đối với khi khai triển trên bản TLC

nhưng các vết trên bản HPTLC phân tách gọn, rõ ràng hơn. Sau khi phun thuốc thử hiện màu thấy rất rõ vết màu tím (Rf = 0,21) của phân đoạn ethylacetat tương ứng với acid ursolic.

Hình 3.7.Sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao của dịch chiết phân đoạn n- butanol, ethylacetat so sánh với các dược liệu thành phần khi quan sát dưới ánh sáng thường (A), dưới ánh sáng tử ngoại có bước sóng 254 nm (B), 366 nm(C), sau khi phun thuốc thử anisaldehyd-acid sulfuric dưới ánh sáng thường (D) và UV 366 nm (E).

32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao trong phân tích định tính bài thuốc tiền liệt thanh giải (Trang 37)