Đánh giá hiệu quả ứng dụng bài tập đã lựa chọn cho nữ sinh viên phổ tu bóng rổ khóa 6 trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao cho nữ sinh viên phổ tu khóa đại học 6 trường đại học thể dục thể thao đà nẵng (Trang 45)

- Test 2: Dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao (10 quả) 3.2.4 Tổ chức thực nghiệm

3.2.5. Đánh giá hiệu quả ứng dụng bài tập đã lựa chọn cho nữ sinh viên phổ tu bóng rổ khóa 6 trường Đại học TDTT Đà Nẵng

viên phổ tu bóng rổ khóa 6 trường Đại học TDTT Đà Nẵng

3.2.5.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

Trước khi vào thực nghiệm chúng tôi sử dụng 02 test đã lựa chọn để kiểm tra thành tích ban đầu của cả 2 nhóm, kết quả được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra thành tích ban đầu của 2 nhóm trước thực nghiệm ( nA=nB=10) TT Test Nhóm ĐC Nhóm TN So sánh xA xB δ2 ttính tbảng P 1 Tại chỗ ném rổ một tay trên cao góc chính diện tại vị trí ném phạt (10 quả) 2.00 1.80 0.86 0.48 2.228 >0,05 2 Dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao 2.6 2.4 1.15 0.42 2.228 >0.05

Qua thống kê phân tích kết quả ở bảng 3.9 cho thấy: Test 1: ttính = 0,48

< tbảng = 2,228 Test 2: ttính = 0.42

Từ kết quả thu được ở bảng 3.9 cho thấy, kết quả ban đầu của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng không có sự khác biệt ttính < tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0,05. Hay nói một cách khác là trình độ tại chỗ ném rổ một tay trên cao của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng ở trước thời điểm trước thực nghiệm là tương đương nhau, không có sự khác biệt về trình độ ban đầu.

Để có cái nhìn trực quan rõ hơn về sự khác biệt giữa hai nhóm trước sự thực nghiệm chúng tôi lập biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm (nA = nB = 10).

3.2.5.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Sau khi đưa các bài tập thực nghiệm với thời gian 10 tuần, nhóm thực nghiệm tập theo giáo án giảng dạy do chúng tôi đề ra, nhóm đối chứng tập theo giáo án giảng dạy của bộ môn. Chúng tôi tiến hành kiểm tra ở 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm. Phương pháp tiến hành kiểm tra áp dụng theo như lúc trước thực nghiệm. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra thành tích sau thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (nA = nB =10).

TT Test Nhóm ĐC Nhóm TN So sánh xA xB δ2 ttính tbảng P 1 Tại chỗ ném rổ một tay trên cao góc chính diện tại vị trí ném phạt (10 quả) 3.6 4.7 1.02 2.43 2.228 >0,05 2 Dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao 4.8 5.9 1.03 2.42 2.228 >0.05

Qua thống kê phân tích kết quả ở bảng 3.10 cho thấy: Test 1: ttính = 2.43

> tbảng= 2,228 Test 2: ttính = 2.42

Xét về chỉ số của cả 2 nhóm đều có sự tăng so với trước thực nghiệm (kết quả bảng 3.10). Như vậy các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn áp dụng cho đối tượng nghiên cứu và các bài tập mà các giáo viên của trường đang sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả tại chỗ ném rổ một tay trên cao cho sinh viên phổ tu Bóng rổ khóa Đại học 6 trường Đại học TDTT Đà Nẵng đều cho kết quả tốt. Song tăng trưởng của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng thể hiện ttính> tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0,05, điều này chứng tỏ đã có sự khác biệt có ý nghĩa kết quả của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm. Để có cái nhìn trực quan rõ hơn về sự khác biệt giữa hai nhóm sau thực nghiệm chúng tôi lập biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của 2 nhóm.

Sau khi xử lý, tính toán các số liệu thu được chúng tôi tiến hành so sánh nhịp tăng trưởng của hai nhóm trước và sau thực nghiệm kết quả được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11: So sánh nhịp tăng trưởng 2 nội dung kiểm tra của 2 nhóm

Nhóm

Tại chỗ ném rổ một tay trên cao góc chính diện tại vị trí

ném phạt (10 quả)

Dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao

Trước TN Sau TN (W%) Trước TN Sau TN (W%)

A 2.0 3.6 57.1 2.6 4.8 59.5

B 1.8 4.7 89.2 2.4 5.9 84.3

Qua bảng 3.11 cho thấy rằng cả hai nhóm A và B đều có sự tăng trưởng, nhưng nhóm B (nhóm thực nghiệm) có sự tăng trưởng nhiều hơn so với nhóm A (nhóm đối chứng). Để có cái nhìn trực quan rõ hơn về sự khác biệt của nhịp tăng trưởng qua hai nội dung kiểm tra của 2 nhóm chúng tôi lập biểu đồ 3.3

Biểu đồ 3.3: So sánh nhịp tăng trưởng 2 nội dung kiểm tra của 2 nhóm

Để khẳng định rõ hơn thực tế khả năng thực hiện kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao, sau khi đã được thực nghiệm chúng tôi tiến hành thống kê và so sánh kết quả kiểm tra các khóa phổ tu bóng rổ của Trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Qua các kỳ thi kết thúc môn học kết quả thống kê thu được trình bày ở bảng 3.12.

Bảng 3.12: Kết quả so sánh thành tích sau thực nghiệm của sinh viên khóa Đại học 6 với sinh viên phổ tu các khóa trường

Đại học TDTT Đà Nẵng TT Khóa Kết quả thống kê Giỏi (8-10đ) Tỷ lệ% Khá (5-7đ) Tỷ lệ% Trung bình ( > 5đ) Tỷ lệ% 1 ĐH 3 77/292 26.4 147/292 50.3 68/292 23.3 2 ĐH 4 91/347 26.2 167/347 48.1 89/347 25.7 3 ĐH 5 147/53 2 27.6 259/532 48.7 126/532 23.7 4 CĐ 15 46/176 26.1 87/176 49.3 43/176 24.6 5 ĐH6 196/52 1 37.6 263/52 1 50.5 62/521 11.9

Qua kết quả ở bảng 3.12 cho thấy kết quả của lớp phổ tu bóng rổ khóa Đại học 6 đạt được đã tăng lên so với các khóa trước. Điều này có thể khẳng định rằng việc áp dụng các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật ném rổ một tay trên cao cho sinh viên phổ tu bóng rổ khóa Đại học 6 có hiệu quả cao trong học tập và thi đấu.

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao cho nữ sinh viên phổ tu khóa đại học 6 trường đại học thể dục thể thao đà nẵng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w