Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động và một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn thị trấn Lộc Bình – huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn. (Trang 40)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Lộc Bình nằm phía Tây Bắc huyện Lộc Bình, là trung tâm văn hóa- kinh tế, chính trị của huyện Lộc Bình. Nằm cách thành phố Lạng Sơn khoảng 22 km về phía Đông Nam trên trục đường QL 4B đi Quảng Ninh. Có đường tỉnh lộ

từ trung tâm huyện Lộc Bình đi cửa khẩu Chi Ma dài 15km. Tổng diện tích tự

nhiên 435,40 ha, với quy mô dân số 8.101 người (năm 2010). - Phía Bắc: giáp xã Đồng Bục.

- Phía Nam: giáp xã Tú Đoạn và Lục Thôn. - Phía Đông: giáp xã Hữu Khánh và Tú Đoạn. - Phía Tây: giáp xã Lục Thôn.

Là thị trấn miền núi, mang đậm nét đặc thù của miền núi phía Bắc, nằm trên trục tỉnh lộ nối thị trấn với cửa khẩu Chi Ma, thị trấn Lộc Bình có nhiều thuận lợi trong việc đi lại và lưu thông hàng hóa với các xã khác trong vùng. Nguồn thu nhập chính từ nông, lâm nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít. (UBND thị trấn Lộc Bình, 2013) [12].

4.1.1.2.Địa hình, địa mạo

Địa hình thị trấn Lộc Bình nằm trong địa hình chung của thị trấn Lộc bình, nằm trong lưu vực của sông Kỳ Cùng. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 350 m. Địa hình phân bố thành 3 vùng tương đối rõ rệt:

- Vùng đồi núi thấp: Phân bố ở phía Bắc đường QL 4B có độ cao trung bình 350 m có dạng địa hình đồi thoải xen bát úp. Diện tích khoảng 250 ha chiếm 57% diện tích tự nhiên. Phần lớn đất có độ dốc nhỏ hơn 15o xen kẽ các bãi bằng thung lũng hẹp và chân sườn đồi dốc thoải có độ dốc dưới 20o. Trên dạng địa hình này chỉ thích hợp cho mục đích nông lâm kết hợp. Các khu vực thung lũng hẹp có thể sử dụng để phát triển cây hoa màu, cây công nghiệp, một số ít gần nguồn nước thích hợp cho cây lúa. Riêng khu vực sườn đồi thoải, độ dốc thấp có khả năng trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.

- Vùng địa hình khe dọc: Phân bố chủ yếu giữa thung lũng khu vực các quả đồi, vùng này có dạng địa hình tương đối bằng phẳng. Diện tích khoảng 40 ha chiếm 9% diện tích tự nhiên. Có độ cao trung bình 250 – 300 m, độ dốc nhỏ hơn 8o, dạng địa hình này thích hợp cho mục đích trồng lúa và hoa màu. Sườn đồi thoải, độ dốc thấp, gần nguồn nước thích hợp để phát triển cây ngắn ngày như hoa màu, cây công nghiệp nhất là cây ăn quả.

- Vùng địa hình bằng phẳng: Phân bố ở phía Bắc Quốc lộ 4B ven sông Kỳ Cùng và xen giữa vùng đồi núi thấp. Độ cao trung bình 200m đây là vùng

địa hình tương đối bằng phẳng có độ dốc < 8ođược hình thành chủ yếu do bồi

đắp phù sa của hệ thống sông Kỳ Cùng. Trên nền địa hình này chủ yếu trồng lúa nước và các cây hoa màu. Diện tích khoảng 150 ha chiếm 34% diện tích tự nhiên của thị trấn. (UBND thị trấn Lộc Bình, 2013) [12].

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Thị trấn Lộc Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa vùng núi có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều. Những đặc trưng chính trong chếđộ khí hậu thời tiết của thị trấn như sau:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 21,10C. Nền nhiệt phân hóa trong năm theo 2 mùa rõ rệt: mùa đông ẩm từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa lạnh khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 27,10C (tháng 7). Mùa lạnh, nhiệt độ trung bình lạnh nhất là 13,10C.

- Lượng mưa hàng năm trung bình 1.349 mm phân bố không đều, mùa mưa lượng mưa chiếm đến 76% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa tập trung gây xói mòn, rửa trôi đất và hay kèm theo lũ và sạt lởđất. Độẩm không khí bình quân cả năm dao động từ 82% - 77%.

* Thủy văn

Thị trấn Lộc Bình có hệ thống sông suối với tổng chiều dài trên 12 km. Tương ứng với 0,80 km/km2. Trong đó có hệ thống thủy hệ là sông Kỳ Cùng chạy dọc ranh giới phía Nam thị trấn dài 7 km. Ngoài ra còn có suối Bản Quang chảy từ phía Bắc đổ ra sông Kỳ Cùng và các con suối nhỏ chảy từ núi xuống. Nhìn chung hệ thống sông suối của thị trấn Lộc Bình đều hẹp và có độ

dốc lớn nên thường ít nước về mùa khô nhưng lại gây lũ và sạt lở về mùa mưa. (UBND thị trấn Lộc Bình, 2013) [12].

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo kết quảđiều tra thổ nhưỡng và tổng hợp từ các tài liệu hiện có đất thị trấn Lộc Bình gồm 5 loại được chia ra theo độ dốc và tầng dày như sau:

- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa: có diện tích 84,38 ha. Loại đất này có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đất có phản ứng từ chua đến trung bình, độ pH từ 4,35 – 6,6%, hàm lượng mùn rất nghèo đến khá (0,45 – 1,08%), đạm tổng số từ nghèo đến khá (4,1 – 10 mg/100g đất). Nhìn chung loại đất này tương đối tốt hiện đang sử dụng để trồng 1 đến 2 vụ lúa.

- Đất trồng lúa nước trên dốc tụ: 4,366 ha. - Đất phù sa sông suối được bồi: 48,30 ha. - Đất nâu vàng trên phù sa cổ: 21,85 ha. - Đất đỏ vàng trên đá phiến sét: 204,03 ha. b. Tài nguyên nước

- Nước mặt:

Nguồn nước ngọt chủ yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt dựa vào lượng nước từ các con suối nhỏ bắt nguồn từ núi Mẫu Sơn chảy từ phía Bắc xuống

Đông Nam đổ ra sông Kỳ Cùng với lưu lượng trung bình 3,5 m3/s, lưu lượng kiệt 0,45 m3/s.

Nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn được lấy từ sông Kỳ Cùng. - Nước ngầm: hiện chưa được khảo sát và thăm dò.

c. Tài nguyên rừng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu kiểm kê và thống kê đất đai đến ngày 01/01/2010 thị trấn Lộc Bình có 140,74 ha đất lâm nghiệp chiếm 32,32% tổng diện tích tự nhiên, 51,85% diện tích đất nông nghiệp trong đó toàn bộ là đất rừng sản xuất. Thảm thực vật rừng khá phong phú, cần chú ý tăng diện tích rừng, bảo vệ rừng tăng

độ che phủ rừng trong toàn thị trấn đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ tài nguyên đất, chống xói mòn.

d. Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con người thị Trấn Lộc Bình gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Lạng Sơn. Nhân dân thị trấn Lộc Bình và huyện Lộc Bình nói chung là sự kết hợp hài hòa của nhiều nét văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc, tạo nên sự giàu có, đa dạng

của kho tàng văn hóa dân gian. Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, truyền thuyết về những vị anh hùng, các danh nhân văn hóa, các sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán lành mạnh vẫn được các dân tộc giữ gìn và phát triển. (UBND thị trấn Lộc Bình, 2013) [12].

4.1.1.5. Cảnh quan môi trường

Thị trấn Lộc Bình đang ở giai đoạn đầu đổi mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành kinh tế - xã hội trong thị trấn đang trên đà phát triển.

Hiện tại trên địa bàn thị trấn chưa hoàn thiện hệ thống thoát nước thải, nước thải tự thấm xuống sông suối, khe núi rồi chảy xuống sông.

Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khỏe của người dân, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng phát triển hệ thực vật xanh, có chính sách khuyến khích nhân dân thay

đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng khu phố và cộng

đồng. (UBND thị trấn Lộc Bình, 2013) [12].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động và một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn thị trấn Lộc Bình – huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn. (Trang 40)