6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại Agribank Hải Châu
a. Hoạt động tín dụng tại Agribank Hải Châu qua 3 năm (2011-2013) Bảng 2.1. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của Agribank
Hải Châu qua 3 năm (2011 - 2013)
ĐVT: Triệu đồng So sánh 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 + / - % + / - % Tổng dư nợ 1.597.533 1.328.407 954.128 -269.125 -16,8% -374.280 -28,2% Trong đó: Doanh nghiệp 1.479.449 1.172.530 749.279 -306.919 -20,7% -423.251 -36,1% HTX 400 12.000 8.000 11.600 2.903% -4.000 -33,3% HSX, cá nhân 117.684 143.877 196.848 26.193 22,3% 52.971 36,8%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Hải Châu)
Qua bảng 2.1, dư nợ cho vay tại chi nhánh giảm qua các năm từ 2011
đến 2013. Năm 2012, dư nợ cho vay giảm 269.125 triệu đồng, tỷ lệ giảm 16,8% so với năm 2011; năm 2013 giảm 374.280 triệu đồng, tỷ lệ giảm 28,2%.
Đối với HTX thì biến động bất thường và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Năm 2012 tăng 11.600 triệu đồng so với năm 2011. Qua năm 2013 thì giảm hơn 4.000 triệu đồng, tỷ lệ giảm 33,3% so với năm 2012.
Đối với cho vay doanh nghiệp có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2012, dư nợ đạt trên 1.172.530 triệu đồng, giảm 20,7% so với năm 2011. Năm 2013 giảm hơn 423.251 triệu đồng, tỷ lệ giảm 36,1% so với năm 2012. Trong những năm qua, tình hình kinh tế biến động bất thường, các DN gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vấn đề vốn.
trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc điểm về địa lý chi nhánh Hải Châu có địa bàn kinh doanh ở khu vực thành phốĐà Nẵng. Do đó, hoạt động cho vay đối với KH là doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong toàn chi nhánh và dư nợ tập trung vào một số KH doanh nghiệp có dư nợ lớn như: Công ty CP dây cáp điện Tân Cường Thành, Công ty TNHH cơ khí Tân Kiến Thành, Công ty TNHH TM&DV Lắp Máy Miền Nam, Công ty TNHH Vạn An,… chiếm hơn 70% dư nợ. Điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vì trong giai đoạn này, các doanh nghiệp cũng đang gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng chung của biến động kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Hơn nữa, việc tập trung dư nợ
vào một vài KH doanh nghiệp lớn có thể dẫn đến rủi ro cao cho NH khi một trong số các DN đó không trả được nợ.
Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ theo thời gian, TSBĐ của Agribank Hải Châu qua 3 năm (2011 - 2013) ĐVT: Triệu đồng So sánh 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu N2011 ăm N2012 ăm N2013 ăm + / - % + / - % Tổng dư nợ 1.597.533 1.328.407 954.128 -269.125 -16,8% -374.280 -28,2% Theo thời hạn vay Ngắn hạn 1.172.885 971.937 675.093 -200.948 -17,1% -296.844 -30,5% Trung hạn 241.543 203.145 192.448 -38.398 -15,9% -10.697 -5,3% Dài hạn 183.105 153.325 86.586 -29.780 -16,3% -66.739 -43,5% Theo TSBĐ Có TSBĐ 1.154.408 991.474 822.852 -162.933 -14,1% -168.623 -17,0% Không có TSBĐ 443.125 336.933 131.276 -106.192 -24,0% -205.657 -61,0%
v Theo thời gian
Cho vay ngắn hạn qua 3 năm 2011 - 2013 luôn có xu hướng giảm mạnh. Năm 2012, giảm 200.948 triệu đồng, tỷ lệ giảm 17,1% so với năm 2011. Năm 2013, cho vay ngắn hạn chỉ đạt 675.093 triệu đồng, giảm 296.844 triệu đồng, tỷ lệ giảm 30,5% so với năm 2012.
Cho vay trung hạn cũng có biến động, năm 2012 giảm 38.398 triệu đồng, tỷ lệ giảm 15,9% so với năm 2011. Năm 2013, cho vay trung hạn đạt 192.448 triệu đồng, giảm 10.697 triệu đồng, tỷ lệ giảm 5,3% so với năm 2012.
Cho vay ngắn và trung hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ qua các năm. Nguyên nhân là do chi nhánh tập trung cho vay ngắn và trung hạn.
Dư nợ cho vay dài hạn giảm mạnh qua các năm, năm 2012 giảm 16,3% so với năm 2011, năm 2013 giảm 43,5% so với năm 2012.
v Theo TSBĐ
Cho vay có TSBĐ năm 2012 giảm 162.933 triệu đồng, tỷ lệ giảm 14,1% so với năm 2011. Năm 2013 giảm 168.623 triệu đồng so với 2012, dư nợ chỉ
còn 822.852 triệu đồng.
Cho vay không có TSBĐ năm 2012 giảm 24% so với năm 2011. Nhưng qua năm 2013 giảm 205.657 triệu đồng, tỷ lệ giảm 61% so với năm 2012.
Cho vay có TSBĐ chiếm tỷ trọng lớn hơn cho vay không có TSBĐ trong tổng dư nợ cho thấy ngân hàng cũng quan tâm đến vấn đề an toàn tín dụng. Trường hợp TSBĐ được đánh giá đúng sẽ làm giảm rủi ro, tổn thất cho ngân hàng nếu rủi ro không mong muốn xảy ra.
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Agribank Hải Châu qua 3 năm (2011 - 2013) ĐVT: Triệu đồng So sánh 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 + / - % + / - % Nhóm 1 1.560.860 429.505 546.391 -1.131.355 -72,5% 116.886 27,2% Nhóm 2 26.938 479.346 395.165 452.408 1.679,4% -84.181 -17,6% Nhóm 3 3.531 311 1.054 -3.220 -91,2% 743 238,9% Nhóm 4 3.194 4.594 1.640 1.400 43,8% -2.954 -64,3% Nhóm 5 3.010 414.651 9.878 411.642 13.676% -404.774 -97,6% Tổng dư nợ 1.597.533 1.328.407 954.128 -269.125 -17% -374.280 -28,2%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh - Agribank Hải Châu)
Tại Agribank Hải Châu, chất lượng của các khoản vay không được tốt. Từ năm 2011-2013, dư nợ có xu hướng giảm mạnh qua các năm tuy nhiên tốc
độ tăng, giảm của từng nhóm nợ có sự khác biệt; nợ nhóm 1 có xu hướng giảm mạnh, đặc biệt trong năm 2012 giảm 72,5% so với năm 2011, ứng với mức giảm là 1.131.355 triệu đồng.
Nợ nhóm 2 có xu hướng tăng cao trong năm 2012, tăng 452.408 triệu đồng; và sang năm 2013 dư nợ nhóm này giảm 84.181 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 17,6%. Trong khi đó, nợ nhóm 5 lại có sự tăng giảm không đều qua các năm: Năm 2012 tăng 13.676% so với năm 2011, năm 2013 giảm 97,6% so với năm 2012.
Nợ nhóm 2 tăng cao và tập trung vào một số KH có dư nợ lớn, khó khăn trong việc trả nợ theo đúng kỳ hạn cam kết như: Công ty TNHH Vạn An, dư nợ
111 tỷ đồng; Công ty TNHH TM&DV Lắp Máy Miền Nam, dư nợ 231 tỷ đồng; Công ty Cổ Phần Tân Lộc Xanh, dư nợ 15 tỷđồng…
b. Tình hình nợ xấu
Bảng 2.5. Tình hình nợ xấu của Agribank Hải Châu qua 3 năm (2011 - 2013) ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Nợ xấu 9.735 419.556 12.571 2 Tổng dư nợ 1.597.533 1.328.407 954.128 3 Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0,6% 31,6% 1,3%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh - Agribank Hải Châu)
Bảng 2.6. Nợ xấu phân loại theo khách hàng, TSBĐ của Agribank Hải Châu qua 3 năm (2011 - 2013)
ĐVT: Triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu Nợ xấu %/Nợ xấu Nợ xấu %/Nợ xấu Nợ xấu %/Nợ xấu TT Tổng nợ xấu 9.735 100% 419.556 100% 12.571 100% I Nợ xấu phân theo TSBĐ 1 Nợ xấu có TSBĐ 7.140 73,3% 270.225 64,41% 11.514 91,59% 2 Nợ xấu không có TSBĐ 2.595 26,7% 149.331 35,59% 1.057 8,41%
II Nợ xấu phân theo đối tượng khách hàng
1 Nợ xấu DN 6.075 62.40% 415.154 98,95% 7.796 62,02% 2 Nợ xấu
CN&HGĐ 3.660 37,60% 4.402 1,05% 4.775 37,98%
Qua các bảng số liệu trên, cho thấy tại Chi nhánh nợ xấu thay đổi mạnh qua 3 năm. Cụ thể: Năm 2011, nợ xấu là 9.735 triệu đồng, chỉ chiếm 0,6% trong tổng dư nợ. Đến năm 2012, nợ xấu là 419.556 triệu đồng, chiếm 31,6% và đến năm 2013, nợ xấu chỉ còn 12.571 triệu đồng, chiếm 1,3% trong tổng dư nợ.
Nếu phân loại nợ xấu theo TSBĐ thì trong năm 2012, nợ xấu không có TSBĐ là 149.331 triệu đồng, chiếm 35,59% tổng nợ xấu, cao nhất trong 3 năm.
Trong khi đó, nếu phân loại theo đối tượng KH thì nợ xấu của ngân hàng qua các năm chủ yếu là KH doanh nghiệp, cao nhất trong năm 2012 với 415.154 triệu đồng, chiếm 98,95%/tổng nợ xấu. Nợ xấu của CN&HGĐ tăng cao trong năm 2013, với 4.775 triệu đồng, chiếm 37,98% tổng dư nợ.
Nợ xấu gia tăng dẫn đến chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, đồng thời lợi nhuận của Chi nhánh giảm mạnh, âm quỹ thu nhập đã ảnh hưởng đến đời sống của người lao động.
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu do: KH gặp nhiều khó khăn, DN không tiêu thụ được sản phẩm, chịu ảnh hưởng lớn của khủng hoảng kinh tế, KH làm ăn thua lỗ; chây ỳ trả nợ cũng đã cản trở rất nhiều trong công tác thu nợ điều đó buộc cán bộ ngân hàng phải làm công tác chuyển dịch nhóm nợ theo quy định.
Đến năm 2013, nợ xấu có xu hướng giảm so với năm 2012, chỉ còn 12.571 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,3% trong tổng dư nợ tuy nhiên nợ xấu vẫn tập trung đối với KH doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc giảm nợ xấu này là do trong năm 2013, Chi nhánh đã thực hiện bán một số khoản nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) với giá trị 150 tỷđồng, một phần dư nợ xấu được xử lý rủi ro tín dụng sau khi đã trích lập.
c. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Agribank Hải Châu
Từ những kết quả trên, có thể đánh giá chung về hoạt động tín dụng và