Nuôi rắn con trong vèo

Một phần của tài liệu Giao trinh MD01 nuôi rắn thịt (Trang 34)

3. Xác định kiểu chuồng

3.2.1. Nuôi rắn con trong vèo

Hình 1.2.10. Nuôi rắn trong vèo

Hình 1.2.11. Vèo nuôi dưỡng rắn con Có thể làm vèo (lồng

bằng lưới có 5 mặt) bằng lưới nylon tốt, mịn hoặc tấm bạt nylon và lớn nhỏ tùy vào lượng rắn con với mật độ nuôi dưỡng 25 - 30 con/m2, mực nước vèo phải đạt 0,5m và nước ao đặt vèo phải sạch.

Trong thời gian nuôi dưỡng rắn con trong vèo cũng là thời gian làm cho rắn quen dần với người nuôi, tập cho rắn săn mồi và có thói quen ăn no. Như vậy khi ra ao rắn sẽ háo ăn và tích cực đi săn mồi. Từ đó chúng sẽ lớn nhanh hơn.

Hình 1.2.12. Nuôi rắn trong bạt nylon 3.2.2. Nuôi rắn trong bể, ao (Hình 1.2.13)

Hình 1.2.13. Nuôi rắn trong ao Bên trong vèo ta cũng

thả lục bình, rau, bèo chiếm 2/3 mặt nước. Tác dụng của lục bình, rau, bèo là nơi rắn bám hoặc nằm nghỉ ngơi đồng thời giữ mát cho rắn khi trời nắng nóng. Phía đáy bốn gốc vèo ta cột neo vật nặng để giữ cố định.

Bể, ao nuôi cần phải gần nguồn nước sạch để thuận tiện cho việc cấp và thoát nước. Diện tích ao nuôi có thể biến động từ 300 - 500 m2, sâu 1,3 - 1,5m là vừa. Vệ sinh đáy ao bằng cách dọn bớt bùn sình, cây cỏ thối mục. Lớp bùn đáy ao dày 10 - 20cm.

Hình 1.2.14. tạo điều kiện sống cho rắn như trong tự nhiên

Ống cấp và thoát nước phải bịt lưới kỹ, đặt cách đáy ao 0,3 m. Xung quanh ao có thể xây tường cao hơn mặt đất 0,5 m và tô trơn để rắn không bò ra ngoài, cũng có thể dùng tấm fibroximăng phẳng khép khít vào nhau bao vòng quanh mé ao. Tấm fibroximăng phải được cắm sâu xuống đất, phía trên còn lại so với mặt bờ mực nước cao nhất tối thiểu 0,5m. Tường fibroximăng được cắm thẳng đứng, phía trên tường có lưới rộng 0,3m, dầy, chắn độ nghiêng 250

về phía trong để rắn không bò ra ngoài được.

Lưu ý: không để bờ đất còn lại nhiều, rắn sẽ vào trú trong hang không ra ăn, rắn chậm lớn. Quanh phần đất trên bờ có thể dùng lá chuối khô chất thành đống cao khỏi mặt nước 0,3 - 0,5m để rắn chui vào ngủ sau khi ăn. Nếu mé bờ bị nước ngập, đóng bè chuối, bè tre, thả từng đống tàu lá chuối khô vào để rắn trú ẩn, khoảng trống còn lại là nơi làm bãi cho rắn ăn.

Hình 1.2.15. Nuôi rắn bể xi măng Tùy số lượng rắn con ta

có thể ngăn bể ra làm nhiều ngăn để dễ kiểm tra, chăm sóc vừa có được mật độ thích hợp. Mực nước trong bể cũng chỉ khoảng 0,5 - 0,6 m, cho lục bình, rau, bèo vào 2/3 diện tích mặt nước. Ta có thể làm mái che tạm cho bể để tránh nước mưa.

Cần tạo điều kiện sống cho rắn như trong tự nhiên bằng cách thả bèo hoặc lục bình, rau muống, rau ngổ để che bớt nắng cho rắn và tạo nơi cho rắn chui rúc. Diện tích thả bèo chiếm khoảng 2/3 diện tích mặt ao. Xung quanh bờ cần bít hết các lỗ mọi, hang hốc nhằm không cho cá, cua hoặc các loài địch hại khác chui vào.

Chú ý: Nơi nuôi rắn phải gần nguồn nước sạch, thuận tiện cho việc thay nước dễ dàng,...

3.2.3. Nuôi rắn ở lu, khạp (Hình 1.2.13)

Hình 1.2.16. Nuôi rắn trong lu, khạp

Tuy nhiên, để rắn không tranh ăn và lớn đều, cần phải chịu khó đút thức ăn cho từng con. Phải thường xuyên theo dõi tình hình rắn mỗi ngày, như tính nết thay đổi như thế nào để phát hiện bệnh của chúng.

4. Xây dựng chuồng

4.1. Loài rắn sống trên cạn

Chuồng nuôi rắn có nhiều dạng, phổ biển nhất là được làm bằng xi măng (với xứ lạnh) hoặc chuồng lưới (xứ nóng).

Chuồng rắn cần phải xây chắc chắn, đảm bảo thoáng khí cho vật nuôi trong các ô chuồng; Qua rút kinh nghiệm hiện nay một số cơ sở làm chuồng xây bằng gạch, xi măng hoặc đất kết dính. Theo kinh nghiệm, việc dùng đất xây chuồng sẽ tránh gây trầy xước cho rắn khi bò, trườn.

Rắn từ 300g trở xuống, nuôi từ 5-10 con/khạp. Còn trọng lượng từ 1-1,5 kg, nuôi từ 3-4 con là vừa.

4.1.1. Quy cách ô chuồng

Hình 1.2.17. Rắn con mới nở

+ Thời gian rắn sinh trưởng và sinh sản, nuôi rắn trong các ô chuồng có kích thước rộng x dài x cao = 50 x 50 x50cm (diện tích ô: 0.25m2

).

Chuồng rắn được xây từ dưới đất lên khoảng 50 - 60cm, trên nắp đậy được đúc bằng bê tông để đảm bảo độ chắc chắn, trên nắp có chừa cửa khoảng 15 x 20cm để cho rắn ăn và bắt rắn

Hình 1.2.18. Chuồng xi măng

+ Thời gian rắn giao phối, chuyển rắn sang các ô chuồng có kích thước rộng x dài x cao = 3 x 3 x 1,5m (diện tích ô: 9 - 10m2

) + Giai đoạn rắn mới

nở, nuôi rắn trong các ô chuồng có kích thước rộng x dài x cao = 1 x 1 x 0,5cm (diện tích ô: 1 m2

Hình 1.2.19. Chuồng sàn xi măng

Sàn ô chuồng nên xây tráng một lớp xi măng để tránh bốc ẩm, bên trên rải một lớp đất. Đất lót nền ô chuồng nuôi rắn phải đảm bảo không bị nhiễm chất hóa học, thuốc trừ sâu…của quá trình canh tác. Cần rắc vôi bột trên nền để diệt khuẩn. 4.1.2. Bố trí chuồng trại:

Các ô chuồng nên bố trí theo từng dãy, ở giữa hai dãy chuồng có lối đi chung (Hình 1.2.17) rộng từ 0,8 - 1,0m, để tiện cho việc dọn vệ sinh và chăm sóc con vật.

Hình 1.2.20. Chuồng 2 dãy có đường đi ở giữa

Chuồng nuôi được phân ra làm nhiều khu khác nhau: Cho giai đoạn phối giống, giai đoạn rắn con mới nở, khu rắn bố mẹ, khu nuôi bán thương phẩm…

Cần đánh số các ô chuồng để theo dõi các thế hệ vật nuôi, đảm bảo tránh cho giao phối cận huyết; đặc biệt là nuôi rắn sinh sản để lấy giống.

Chuồng xây cao, kín, lợp mái ½ diện tích, còn lại để không gian thoáng, chỉ cần che bằng lưới cho rắn phơi nắng, trên nền chuồng có rải 1 lớp cát hoặc đất mịn, không nên để nền chuồng quá ẩm.

Bên trong chuồng có vỉ bằng tre hoặc gỗ (Hình 1.2.21; Hình 1.2.22) để rắn nằm, mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ để tạo sự thoáng mát, sạch và êm để rắn nghỉ ngơi.

Hình 1.2.21. Vỉ gỗ (tre) để rắn nằm Hình 1.2.22. Vỉ gỗ để rắn nằm

4.2. Loài rắn sống dưới nước

Nơi nuôi rắn có thể là ao nuôi, có mức nước sâu 0,6- 0,8m, gần nguồn nước sạch, khi cần có thể thay nước dễ dàng. Diện tích ao từ 50m2

trở lên, có bộng bịt lưới kỹ. Ao được dọn bớt bùn sình, cây cỏ thối mục, bít chặt các hang mội, bón vôi bột diệt tạp.

Cặp mé ao có thể dùng fibroximăng phẳng khép khít vào nhau bao vòng quanh mé ao. Tấm fibroximang được cắm sâu dưới đáy ao, phía trên còn lại so với mặt bờ mực nước cao nhất tối thiểu 0,5m, tường fibroximang được cắm thẳng đứng, phía trên tường có lưới rộng 0,3m, dầy, chắn độ nghiêng 250 về phía trong để rắn không bò ra ngoài được. Cần lưu ý không để bờ đất còn lại nhiều, rắn sẽ vào trú trong hang không ra ăn, rắn chậm lớn. Trong ao được thả lục bình, rau muống, rau ngổ chiếm 2/3 diện tích mặt nước ao. Thả lá chuối khô thành đống cao khỏi mặt nước 0,3-0,5m, lá chuối thả mé bờ. Nếu mé bờ bị nước ngập, đóng bè chuối bè tre, thả từng đống tàu lá chuối khô vào để rắn trú sau khi ăn, ít đánh nhau gây thương tích, khoảng trống còn lại là nơi làm bãi cho rắn ăn, cho vào ao 0,5-0,8m. Thả rắn vào ao nuôi.

Nuôi rắn ở bể xi măng, lu, khạp: Đáy bể và thành bể được trát láng xi măng. Trong bể cho vào 0,1-0,2m là đất thịt, đất bùn. Diện tích ½ bể được thả lục bình, diện tích còn lại để trống là bãi để mồi cho rắn ăn, trong bể tùy nơi rộng hẹp mà cho một số đống lá chuối khô, lá chuối có thể thả lên bè tre hoặc can nhựa để lá chuối không bị ngập sâu vào nước. Cho nước vào bể 0,2-0,3m. thả rắn vào nuôi

5. Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi

- Máng ăn: có thể sử dụng khay mâm nhựa, nhôm hoặc inox

Hình 1.2.23. Máng ăn và uống bằng inox Hình 1.2.24. Máng ăn bằng tấm nhựa - Máng uống: thau nhựa, nhôm, inox (có thể sử dụng máng uống cho gia cầm) - Khay nước tắm

Hình 1.2.25. Máng uống bằng nhựa Hình 1.2.26. Máng uống bằng (máng uống gia cầm) khai nhựa

6. Chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi

6.1. Số lượng và công dụng các trang thiết bị cần thiết trong chăn nuôi rắn

Sử dụng cho một trại gồm 04 ô chuồng

- Dụng cụ quét dọn chuồng (chổi, ky rác): 01 cái - Bình phun nước: 01 cái

- Dao + thớt gỗ: 01 cái - Xô đựng thức ăn: 02 cái - Gậy bắt rắn: 01 cái - Cân trọng lượng: 01 cái

- Máy bơm nước + ống nước: 01 cái - Ống tiêm + kim tiêm: 05 cái

6.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật các trang thiết bị dùng trong chăn nuôi rắn

- Dụng cụ quét dọn chuồng: sử dụng định kỳ; tiêu hủy dễ dàng - Bình phun: vật liệu bằng nhựa hoặc inox, thể lích 8-10 lít - Tủ đông lạnh: đông đá, thể tích thích hợp qui mô đàn rắn - Dao + thớt gỗ: sử dụng định kỳ; tiêu hủy dễ dàng

- Xô đựng thức ăn: vật liệu bằng nhựa hoặc inox, thể lích 3-5 lít - Gậy bắt rắn: kim loại, chắc và bền

- Cân trọng lượng: cân đồng hồ 1kg, cân 10kg

- Máy bơm nước + ống nước: điện 220V, 0,5-1 mã lực - Ống tiêm + kim tiêm: nhựa sử dụng 1 lần rồi tiêu hủy

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi:

1.1. Trình bày những vấn đề cần lưu ý khi chọn địa điểm xây dựng chuồng nuôi rắn thịt?

1.2. Trình bày những yêu cầu tối thiểu khi xây dựng chuồng nuôi rắn thịt? 1.3.Các kiểu chuồng thông dụng trong chăn nuôi rắn thịt sống ở môi trường trên cạn.

1.4.Các kiểu chuồng thông dụng trong chăn nuôi rắn thịt sống ở môi trường nước.

1.5. Trình bày những vật dụng và trang thiết bị cần thiết khi nuôi rắn thịt. 1.6. Anh hay chị hãy đánh dấu (x) vào các ô tương ứng trong những câu hỏi sau:

TT Nội dung Đúng Sai

1 Chuồng trại cần bố trí nuôi ở những nơi yên tĩnh, tránh tiếng ồn như giao thông, máy canh tác nông nghiệp, …

2 Khu chuồng nuôi phải kín, không quá nóng về mùa hè và lạnh quá về mùa đông

3 Không gian khu nuôi rắn bán hoang dã không cần có cây hoặc vật che mát

4 Khi rắn lớn dần cần tăng mật độ trên cùng một đơn vị diện tích

5 Mật độ nuôi dưỡng rắn con trong vèo là 25 - 30 con/m2

6 Rắn trưởng thành nuôi trong chuồng lồng không vượt quá 12con/chuồng

7 Bể, ao nuôi rắn thịt không cần phải thả lục bình, rau, bèo 8 Nơi nuôi rắn phải gần nguồn nước sạch, thuận tiện cho

việc thay nước dễ dàng

9 Thời gian rắn giao phối không nên chuyển rắn sang các ô chuồng khác

10 Chuồng nuôi rắn không cần bố trí khai nước uống

2. Bài tập thực hành:

2.1. Nhận diện các kiểu chuồng nuôi thông dụng sử dụng cho rắn nuôi thịt (rắn sống ở môi trường trên cạn, và môi trường nước).

 Mục đích

- Hướng dẫn học viên nhận diện các kiểu chuồng nuôi thông dụng sử dụng cho rắn nuôi thịt (rắn sống ở môi trường trên cạn, và môi trường nước).

 Yêu cầu

- Chọn được kiểu chuồng nuôi cho rắn nuôi theo hướng thịt tùy thuộc vào điều kiện chăn nuôi cho phép (rắn ri voi, rắn ráo trâu).

- Học viên mô tả được các kiểu chuồng nuôi thông dụng sử dụng cho rắn nuôi thịt.

 Dụng cụ, vật tư

-Hình ảnh các kiểu chuồng nuôi thông dụng. -Video clip.

-Mô hình chuồng trại.

-Bảng trắc nghiệm thông số kích thước, mật độ nuôi rắn nuôi thịt. - Bảo hộ lao động.

Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 3 - 5 học viên/nhóm.  Sản phẩm ứng dụng

Nhận diện và liệt kê đúng các kiểu chuồng nuôi rắn thịt vào bảng trắc nghiệm.  Nội dung thực hành

Bước 1: Chuẩn bị hình ảnh các kiểu chuồng nuôi rắn thịt; video clip; bảng chỉ tiêu kích thước các kiểu chuồng.

Bước 2: Học viên quan sát, ghi nhận, liệt kê đầy đủ và đúng kích thước các kiểu chuồng nuôi rắn thịt vào bảng trắc nghiệm.

2.2. Nhận xét ưu nhược điểm của một số kiểu chuồng nuôi rắn thịt (qua hình ảnh hoặc tham quan tại trang trại chăn nuôi rắn). Học viên chỉ rõ những ưu nhược điểm của từng kiểu chuồng.

 Mục đích

- Hướng dẫn học viên nhận diện được ưu nhược điểm của một số kiểu chuồng nuôi rắn thịt (qua hình ảnh hoặc tham quan tại trang trại chăn nuôi rắn). Học viên chỉ rõ những ưu nhược điểm của từng kiểu chuồng

 Yêu cầu

- Trình bày được những yêu cầu bắt buộc khi xây dựng chuồng nuôi rắn thịt. - Học viên nhận xét được ưu nhược điểm của một số kiểu chuồng nuôi rắn thịt  Dụng cụ, vật tư

-Hình ảnh một số kiểu chuồng nuôi rắn thịt -Video clip

-Bảng câu hỏi trắc nghiệm. - Bảo hộ lao động.

 Hình thức tổ chức

Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 3 - 5 học viên/nhóm.  Sản phẩm ứng dụng

Chỉ ra được những ưu nhược điểm của một số kiểu chuồng nuôi rắn thịt.  Nội dung thực hành

Bước 1: Chuẩn bị hình ảnh một số kiểu chuồng nuôi rắn thịt; video clip.

Bước 2: Học viên quan sát, ghi nhận, đầy đủ và đúng ưu nhược điểm của một số kiểu chuồng nuôi rắn thịt

C. Ghi nhớ:

- Chuồng rắn nên bố trí cửa ra vào ở hướng gió, giúp thoáng khí tốt. Khu chuồng nuôi phải kín để tránh gió lùa vào mùa lạnh, không quá nóng về mùa hè.

- Kích thước và diện tích các kiểu chuồng nuôi rắn thịt

+ Nuôi nhốt trong các ô chuồng dạng hộp: Ở giai đoạn trưởng thành (1 năm tuổi) thường nhốt 01 cá thể/1 ô chuồng, kích thước rộng x dài x cao = 50 x 50 x 50cm (diện tích ô: 0.25m2

)

+ Nuôi trong ao, bể xi măng: Rắn giống mới mang về chăm sóc riêng, mật độ 30 con/m2. Khi rắn lớn dần cần làm giảm mật độ lý tuởng là 5-10 con/m2

.

+ Ươm nuôi rắn con trong vèo (lồng bằng lưới nilon): mật độ nuôi dưỡng 25 - 30 con/m2, mực nước vèo phải đạt 0,5m .

- Bố trí trang thiết bị bên trong chuồng nuôi rắn thịt: nên có máng ăn, máng uống, khai nước tắm cho rắn

+ Máng ăn: có thể sử dụng khay mâm nhựa, nhôm hoặc inox

+ Máng uống: thau nhựa, nhôm, inox (có thể sử dụng máng uống cho gia cầm) + Khay nước tắm

Bài 3. Chuẩn bị thức ăn Mục tiêu

- Trình bày được nội dung cơ bản về nhận biết các loại thức ăn, lựa chọn, tính lượng thức ăn, bao gói, bảo quản thức ăn cho rắn thịt.

- Chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại, chất lượng thức ăn cho rắn thịt theo đúng yêu cầu kỹ thuật

A. Nội dung

1. Xác định nguồn thức ăn

1.1. Loài rắn sống trên cạn

Trong điều kiện nuôi: Rắn ăn chủ yếu là những loại thức ăn giàu chất đạm như: Cóc, ếch, nhái, chuột, gà, vịt con, trứng ấp hỏng, thịt các loại.

Loại thức ăn cho rắn phụ thuộc vào cách huấn luyện cho ăn ngay từ đầu của mỗi cơ sở nuôi, và khả năng cung cấp các loại thức ăn ở những địa phương khác nhau.

Thức ăn cho rắn thay đổi theo mùa: Mùa mưa ăn cóc nhiều hơn, mùa khô ăn nhiều thức ăn tự nuôi như ếch, nhái, và thức ăn dự trữ.

Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái nhỏ, cá, tép…Cứ 3-5 ngày lại cho rắn ăn một lần, số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi.

Thức ăn của rắn trưởng thành chủ yếu là chuột, cóc, ếch, nhái (Hình 1.3.2), hoặc các phế phẩm từ gia súc, gia cầm (đặc biệt là đầu gà)…Rắn bắt mồi bằng cách

Một phần của tài liệu Giao trinh MD01 nuôi rắn thịt (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)