LUTs nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Bắc La - huyện Văn Lãng - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2013. (Trang 71)

Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước, giữ các chỉ số pH

ổn định trong giới hạn thích hợp bảo đảm cho cá phát triển bình thường. Khâu quan trọng nhất là quản lý nước trong ao, cứ 15 ngày là phải thay nước ao nuôi theo quy cách bơm ra ngoài khoảng phân nửa nước hiện có trong ao, rồi bơm nước mới từ bên ngoài vào ao với thể tích tương đương như

Chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân nuôi cá bằng cách hỗ trợ 100% vốn cá giống và khoa học kỹ thuật, sau khi thu hoạch thì hoàn vốn. Đồng thời, đầu tư mạnh để nhân rộng mô hình tại xã. Với những thành công bước đầu như vậy, chúng tôi tin tưởng các mô hình nuôi cá sẽ trở

thành một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa của

địa phương.

Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cá, đặc biệt là thông tin về các loại bệnh dịch mà cá nước ngọt hay mắc phải để chủ động phòng tránh, giảm thiệt hại xuống thấp nhất có thể.

Nhà nước khuyến khích những hộ nuôi cá thành công chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và con giống cho những ai muốn khởi nghiệp từ mô hình nuôi cá để họ có thể thoát nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất và thửa ruộng của mình.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại xã Bắc La – huyện Văn Lãng – tỉnh Lạng Sơn, em rút ra một số kết luận sau:

5.1.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Xã Bắc La là một xã có nguồn lao động khá dồi dào, cần cù, chịu khó sản xuất nhưng đời sống của người lao động còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của họ.

Cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, giá cả mùa vụ biến động liên tục, một số mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng giá, trì trệ trong chuyển đổi.

5.1.2. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của xã

• Đối với đất trồng cây hàng năm

Có 4 loại hình sử dụng đất là 2 lúa - màu, 2 lúa, 1 lúa - màu và chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, với 8 kiểu sử dụng đất phổ biến trong

đó LUT 2 lúa - màu đạt hiệu quả cao nhất.

• Đối với đất trồng cây lâu năm

Chỉ có một loại hình sử dụng đất chính là trồng cây ăn quả (mận). LUT này hiệu quả thấp vì chưa được chú trọng đầu tư và giá bán quả trên thị

trường rất thấp không mang lại hiệu quả kinh tế.

• Đối với đất rừng sản xuất

Có 1 loại hình sử dụng đất là rừng trồng (keo). LUT này vừa bền vững về kinh tế vừa bền vững về môi trường.

Có 1 loại hình sử dụng đất là nuôi cá nước ngọt. LUT này cung mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nhưng quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu sựđầu tư về vật chất cũng như công lao động.

5.1.3. Các loại hình sử dụng đất được lựa chọn cho xã

Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, em đã lựa chọn 4 loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện của địa phương và có khả

năng phát triển trong tương lai:

- LUT 1: 2 lúa - màu , có hiệu quả kinh tế cao nhưng trên dịa bàn xã chưa được áp dụng rộng rãi, trong tương lai có thể mở rộng từ LUT 2 lúa.

- LUT 2: 2 lúa, đây là loại hình sử dụng đất phổ biến nhất, có diện tích lớn nhất trong LUT cây hang năm, đáp ứng nhu cầu lương thực cho toàn xã.

- LUT 3: rừng trồng keo, cây phù hợp với điều kiện địa phương nên

được trồng rộng rai trong toàn xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao và khả năng chống chịu khá tốt nên rất có tiềm năng phát triển.

- LUT 4: nuôi trồng thủy sản (nuôi cá), đem lại hiệu quả cao nhưng hiện tại chỉ áp dụng với một số hộ, chưa có mô hình sản xuất chuyên nghiệp.

5.2. Kiến nghị

• Đối với các cấp chính quyền

- Cần quan tâm hơn nữa đến quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân như cán bộ khuyến nông phải thăm đồng ruộng thường xuyên hơn, mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân, đồng thời cán bộ khuyến nông cũng cần nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật để phục vụ công tác tốt hơn.

- Đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng kiên cố, đảm bảo đáp

ứng đủ nước phục vụ sản xuất, xúc tiến tìm đầu ra cho thị trường nông sản. - Nhà nước mở rộng chính sách vay vốn cho người dân để họ có thểđầu tư nhiều hơn vào sản xuất, năng suất, chất lượng nông sản thu được sẽ cao

hơn. Bên cạnh đó cũng cần hỗ trợ một phần giống, phân bón,… cho người dân trong điều kiện thị trường tăng giá như hiện nay.

• Đối với người nông dân: để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì và bảo vệ môi trường sản xuất, người dân cần tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông để sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, biết cách ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mạnh dạn áp dụng các loại giống mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tích

đất sản xuất kém hiệu quả hiện nay. Cần thay đổi nhận thức trong sản xuất từ

sản xuất mang tính tự cung, tự cấp sang sản xuất theo hướng hang hóa, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bộ, Bùi Huy Hiền (2001), Quy trình công nghệ và bảo vệ đất dốc nông lâm nghiệp, tuyển tập hội nghị đào tạo nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho phát triển đất dốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1999), Báo cáo tóm tắt chương trình phát triển nông lâm nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn vùng núi Bắc bộ tới năm 2000 và 2010, Hà Nội.

3. Các Mác (1949), Tư bản luận - tập III, NXB Sự thật, Hà

4. Dự án quy hoạch tổng thểđồng bằng sông Hồng (1994), Hà Nội

5. Nguyễn ThếĐặng, Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

6. Quyền Đình Hà (1993), Đánh giá kinh tếđất vùng đồng bằng sông Hồng,

Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. 7. Đỗ Nguyên Hải (1999), “Xác định chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi

trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp”, Tạp chí Khoa học đất, (11), tr. 120.

8. Lương Văn Hinh, Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Đình Thi (2003), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Vũ Khắc Hoà (1996), Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Thuận Thành- tỉnh Hà Bắc, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội.

10. Lê Hội (1996), “Một số phương pháp luận trong việc quản lý và sử dụng

đất đai”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (193), Hà Nội.

11. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Doãn Khánh (2000), “Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 10 năm qua”, Tạp chí cộng sản, (17), tr. 41.

13. Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001), “Định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hoá”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (273), tr. 21.

14. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thị Thu Huyền (2009), Bài giảng đánh giá

đất, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

15. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998), Canh tác bền vững trên đất dốc

ở Việt Nam.

16. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng ĐBSH và Bắc Trung bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Đào Châu Thu (1999), Giáo trình Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Bắc La - huyện Văn Lãng - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2013. (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)