- Do điều kiện địa hình của xã không băng phẳng nên việc cung cấp nước tưới cho lúa còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nơi ruộng cao hơn kênh thủy lợi cung cấp nước cho đồng ruộng, có nơi thì thấp trũng tạo thành đầm lầy vì vậy cần phải xây dựng thêm và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng được một hệ thống kênh mương nội đồng kiên cố, hoàn chỉnh nhằm tạo khả năng tưới tiêu nước chủ động cho đồng ruộng, đảm bảo cung cấp nước cho ruộng có địa hình cao, thoát nước cho khu vực thường xuyên bị
ngập ngập úng. Đồng thời có các biện pháp cải tạo đất và lựa chọn các giống cây trồng phù hợp đểđạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Tuyên truyền, vận động và tổ chức cho các hộ nông dân chuyển đổi ruộng đất, dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng đất đai phân tán, manh mún như hiện nay để thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hóa.
+ Nhà nước cần hỗ trợ về giá giống, giá phân bón, các công cụ sản xuất…. cho người dân, đặc biệt là các hộ nghèo. Cán bộ khuyến nông cần trực tiếp xuống thăm đồng ruộng thường xuyên, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân như: kỹ thuật làm đất, gieo mạ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại…
4.6.2.2. LUTs trồng cây lâu năm (cây ăn quả)
Cần có biện pháp tu bổ vườn cây ăn quả để có năng suất cao hơn. Cải tiến kỹ thuật canh tác, làm đúng theo quy trình chăm sóc cây ăn quả trồng trên
đất dốc.
Nhà nước khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng, vì cây mận không mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Tư vấn kỹ thuật, định hướng cho người dân trông các loại cây phù hợp với điều kiện địa hình đất dốc như cam, quýt, hồng không hạt,…
Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: nắm bắt thông tin về thị
trường, thường xuyên theo dõi các thông tin về thị trường sản phẩm quảđể
người dân yên tâm sản xuất, chủđộng đầu tư.Hiện tại quả mận đang mất giá vì nông dân để cây mận quá dày, thiếu quang hợp buộc cây mận phải vươn cao, làm cho quả nhỏ, không đều. Nhưng để mận - một sản phẩm độc đáo có lối thoát, trước hết người nông dân phải có trách nhiệm hơn với sản phẩm của mình, đó là trồng mận phải bón phân, tỉa thưa, thu hái phải cẩn thận hơn.
4.6.2.3. LUTs trồng rừng sản xuất
Phần lớn đất trồng rừng sản xuất được trồng ở vùng đất dốc nên cần áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc như trồng cây theo đường
đồng mức, áp dụng mô hình nông lâm kết hợp…
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cây giống cho người dân, bên cạnh
đó phải mở lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.
Hiện nay, một phần lớn diện tích trồng rừng keo của huyện Văn Lãng
đang phát triển dịch sâu ong hại cây keo, các xã lân cận của xã Bắc La cũng
đang bùng phát dịch bệnh. Vì vậy chính quyền xã cần đưa ra các phương án phòng trừ sâu ong, tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp để
diệt sâu ong như áp dụng biện pháp thủ công để nhặt, bắt sâu, dùng sào gạt và tiêu huỷổ trứng, sâu non ; ngoài ra phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật nghiên cứu, thử nghiệm sử dụng thuốc vi sinh, rắc vôi bột và không xử lý thuốc hoá học để tìm ra biện pháp kỹ thuật diệt trừ sâu ong có hiệu quả cao nhất, hạn chế tác động đến môi trường sinh thái.
Diện tích rừng trồng keo khá rộng lớn, sau này đến thời kỳ khai thác một lượng gỗ khổng lồ sẽ cần đầu ra, vì vậy các nhà quản lý phải liên hệ thị
trường tiêu thụ gỗ cho người lao động, vừa đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.S