- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất. “Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng
đất đai vừa đảm bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước vềđất đai vừa tạo
điều kiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất”. - Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tiến tới sựổn định bền vững lâu dài.
- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu
đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nông hộ, nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực của địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng.
2.5.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử
dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường…đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệđất và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Để xác định được cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cần phải có nghiên cứu về hệ thống cây trồng, các mối quan hệ giữa cây trồng với nhau, giữa cây trồng với môi trường bên ngoài là điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như: tập quán và kinh nghiệm sản xuất, lao động, quản lý, thị trường, cơ chế chính sách…
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường đểđịnh hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng.
Các căn cứđểđịnh hướng sử dụng đất: - Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng.
- Tính chất đất hiện tại.
- Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử
dụng đất.
- Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựa chọn loại hình sử
dụng đất tối ưu).
- Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác.
- Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo hoặc lâu dài.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tập quán sản xuất
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Bắc La - huyện Văn Lãng - tỉnh Lạng Sơn
3.1.3. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Bắc La - huyện Văn Lãng - tỉnh Lạng Sơn - Thời gian tiến hành: từ /5/2014 đến / 8/2014
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Bắc La - huyện Văn Lãng - tỉnh Lạng Sơn
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Bắc La. - Xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã. - Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử
dụng đất nông nghiệp.
- Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả tại xã Bắc La.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu
Đây là phương pháp dùng để thu thập số liệu,thông tin qua các báo cáo, thống kê của các phòng, ban ngành để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài.
+ Phương pháp phân tích xử lý số liệu
Đây là phương pháp phân tích và xử lý các số liệu thô và thu thập được để
thiết lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm nguyên nhân của nó. Trên cơ sởđó đưa ra các biện pháp cần thực hiện.
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn hộ nông dân
Đây là phương pháp tiến hành bằng cách sử dụng câu hỏi để điều tra ngẫu nhiên một số hộ nông dân nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan cũng như
chính xác của số liệu thu được. + Phương pháp kế thừa
Đây là phương pháp mà trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã kế thừa các phương pháp, số liệu có sắn để làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu.
Tham khảo ý kiến của cán bộđịa chính, cán bộ phòng tài nguyên, các chủ hộ
sản xuất,....
3.3.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất.
Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1 + p2.q2 +...+ pn.qn
Trong đó:
+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm.
+ p: Giá của từng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm + T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm.
- Thu nhập thuần (N): N = T - Csx
Trong đó: + N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm + Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm
- Hiệu quảđồng vốn: Hv = T/ Csx
- Giá trị ngày công lao động: HLđ = N/Số ngày công lao động/ha/năm Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
3.3.3.2. Hiệu quả xã hội
- Đảm bảo an ninh lương thực - Đáp ứng nhu cầu nông hộ
-- Tỷ lệ giảm hộđói nghèo
- Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động
3.3.3.3. Hiệu quả môi trường
- Tỷ lệ che phủ
- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất
- Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
3.3.4. Phương pháp tính toán phân tích số liệu
- Số liệu được kiểm tra, xử lý, tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft ofice excel
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Bắc la - huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của xã Bắc la - huyện Văn Lãng, tỉnh
Lạng Sơn
4.1.1.1. Vị trí địa lý
- xã Bắc La nằm ở phía tây bắc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn cách trung tâm huyện thị trấn Na Sầm 20km có vị trí như sau:
- Phía bắc giáp với xã Hùng Sơn và Hùng Việt thuộc huyện Tràng Định - Phía nam giáp với xã Hội Hoan và xã Tân Tác
- Phía đông giáp với xã Tân Việt và xã Trùng Quán - Phía tây giáp với xã Hồng Phong của huyện Bình Gia
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Tất cả các thôn của xã Bắc La đều nằm trên vùng núi đất cao. Con sông Bắc Giang chạy qua địa hình của xã chia cắt thành 2 vùng phía tây bắc và phía đông nam của sông. Phần phía tây bắc của sông chỉ duy nhất có 1 thôn sinh sống đó là thôn Hat Lốc với diện tích chủ yếu bằng 1/10 diện tích của xã.
Địa hình chính của thôn nằm ở phía đông nam của sông tương đối phức tạp bị
chia cắt thành nhiều con suối. Nhìn tổng quát địa hình này có thể phân chia théo dạng như sau.
- Địa hình núi cao có độ cao từ 250->500m - Địa hình núi thấp có độ cao từ 110->250m
- Địa hình núi thấp có dạng hợp thủy xem ké giũa các đồi núi cao trung bình thấp hơn 110m.
Dạng địa hình núi dốcnhiều thung lũng hẹp, dạng này chiếm phần lớn của thôn. Đây chính là dạng địa hình phù hợpcho trồng cây ăn quả, cây công
nghiệp nơi ở dốc thấp còn nhưng nơi ở đọ dốc cao hơn 25 độ. Phù hợp cho sản xuất lâm nghiệp.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Bắc La có đặc điểm khí hậu của mùa đông bắc với 2 mìa rõ rệt. Mùa mưa và mùa khô.
Mùa đông có gió mùa đông bắc lạnh và ít mưa đôi khi có sương muối. Tuy nhiên gió mùa đông bắc không ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi trên địa bàn xã.
Mùa hè có gió đông nam và tây nam thịnh hành nên nhiệt độ cao thích hợp với đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây trồng.
Nhiệt độ trung bình trong năm 22 độ C. Nhiệt độ tối cao trung bình 26
độ C. Nhiệt độ thấp trung bình 18 độ C. Độẩm không khí bình quân 81%. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, lượng mưa chiếm 88% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình 1.482,5mm. Trong các tháng mùa mưa số ngày bình quân trong năm là 135 ngày. Trong mùa mưa này chủ
yếu tập trung ở các tháng 6, 7, 8. Trong các tháng này tập trung các trận mưa lớn gây xói mòn, rửa trôi đất ở những nơi có đồi núi dốc, đặc biệt những nơi có đồi núi trọc, độ cao che phủ rừng thấp.
Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 lượng mưa này rất nhỏ chiếm 12,3% lượng mưa cả năm. Chính vì vậy mùa này thường bị khô hạn, thiếu nước cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của vùng.
Tóm lại: khí hậu xã Bắc La có nhiều thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, lượng mưa thấp mưa xuân đến muộn, độ ẩm không khí không quá cao, lượng mưa bức xạ trung bình, đó là yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho cây
4.1.1.4. Thủy văn.
- Con sông Bắc Giang chạy qua địa phận xã Bắc La khoản dài khoảng 10km rộng trung bình 150-> 160m, có mực nước quanh năm. Việc khai thác nguồn nước phục vụ cho việc tưới tiêu và sinh hoạt của con sông này rất hạn chế vì lòng sông này quá thấp so vơi khu dân cư và đất canh tác.
- Do địa hình chia cắt tạo thành nhiều khe suối. Nguồn nước ở khe suối này chính là nguồn cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Phía tây con sông Bắc Giang cũng có nhiều con suối nhỏ bắt nguồn từ nhiều đỉnh núi cao ở phía tây, sau đó đổ ra sông Bắc Giang. Nguồn nước chính ở con sông này chính là sinh hoạt và phụ vụ sản xuất của nông dân chủ yếu cung cấp từ con sông này.
Tóm lại toàn vùng của xã được thiên nhiên ưu đãi về mặt tài nguyên nước, về cả mạch cung cấp nước ngầm.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu.
a. Tài nguyên đất
Trên địa bàn xã về mặt thổ nhưỡng được phân bố chủ yếu là các loại
đất feralit phát triển trên đá mẹ Macma axít. Các cánh đồng ven suối hình thành từ đất phù sa. Xã có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp thuận lợi cho phát triển cây lúa, cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm.
Đất đai xã của xã được chia thành 3 loại chính sau:
- Đất dốc tụ và phù sa: Loại đất tích tụ do phù sa của sông, suối. Tỷ lệ
mùn trong đất cao, có tầng canh tác dầy, màu xám đen, hàm lượng đạm ở mức trung bình, hàm lượng lân và kali ở mức trung bình đến khá, loại đất này thích hợp cho các loại cây lương thực và các loại cây hoa màu.
- Đất địa thành: Là loại đất hình thành nhiều loại đá mẹ khác nhau, ở
những nơi có độ dốc lớn, độẩm cao, tỷ lệ mùn và thảm thực vật dày vì có độ
cơ giới nặng. Loại đất này thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp.
- Đất feralit vàng, xám, đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ mùn cao, hàm lượng lân kali tổng số cao. Loại đất này phân bố ở địa hình dốc dưới 10% thích hợp cho trồng cây ăn quả.
Nhìn chung đất đai của xã khá đa dạng, hàm lượng chất dinh dưỡng ở
trong đất ở mức trung bình thích hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp.
b. Tài nguyên nước - Nước mặt
Xã có diện tích nước mặt nuôi trồng thủy sản và diện tích sông suối, bao gồm nhiều hệ thống thượng lưu bắt nguồn từ trên núi, chất lượng nước tương
đối trong sạch. Đây là những nguồn nước mặt rất phong phú, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cân bằng môi trường sinh thái.
- Nước ngầm
Xã chưa có điều tra, khảo sát đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát các giếng nước trong xã cho thấy trữ lượng và chất lượng nước ngầm ở độ sâu khoảng 20m khá phong phú, có quanh năm và có chất lượng tương đối tốt, việc khai thác nước ngầm được thông qua hình thức giếng khoan và giếng hơi.
Nhìn chung nguồn cung cấp nước chủ yếu hiện nay của xã là nước mặt song do tập quán sinh hoạt và sản xuất nên chất lượng nước chưa tốt, cần phải
được xử lí trước khi sử dụng trong sinh hoạt. Đồng thời cần bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn sinh thủy.
c. Tài nguyên rừng
Xã có nguồn tài nguyên rừng phong phú và đa dạng. Diện tích rừng hiện có là 3.276,69 ha đất lâm nghiệp. Trong đó đất rừng sản xuất có 2.830,59 ha
chiếm % diện tích đất tự nhiên, đất rừng phòng hộ có 446,10ha chiếm % tổng diện tích đất lâm nghiệp, chiếm % tổng diện tích đất tự nhiên.
Rừng tự nhiên ở các thôn bản trong xã có trữ lượng gỗ thấp, rừng chủ
yếu là cây mỡ, keo nhưng đang ở trong thời kỳ cơ bản, chưa có khả năng khai thác lớn.
Nhìn chung rừng của xã Bắc la hiện nay được phát triển tốt, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, chống xói mòn rửa trôi, bảo vệ đất và cảnh quan môi trường. Do diện tích rừng ngày càng được phục hồi
đã tạo điều kiện cho các thảm thực vật trước đây có nguy cơ mất trắng giờ
phát triển trở lại làm đa dạng cho sự phát triển của tự nhiên. Đặc biệt là hiện nay rừng và đất rừng của xã đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông lâm kết hợp tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.
c. Tài nguyên rừng
Xã có nguồn tài nguyên rừng phong phú và đa dạng. Rừng tự nhiên ở
các thôn bản trong xã có trữ lượng gỗ thấp, rừng chủ yếu là cây keo, nhưng