C. Ghi nhớ:
3. Thực hiện bán sản phẩm
3.4.4. Nhận biết sự thỏa mãn của khách hàng:
- Để biết về sự tiếp nhận của khách hàng.
- Để xác định nhu cầu, mong muốn, yêu cầu và mong đợi của khách hàng.
- Để biết được tổ chức mong chờ điều gì khi nâng cao chất lượng dịch vụ và sự thoả mãn của khách hàng.
- Để biết công việc diễn ra như thế nào và sẽ đi theo hướng nào.
- Để nắm bắt cơ hội trên thị trường kinh doanh, nhanh chóng tập hợp công nghệ tốt nhất để đưa ra được giải pháp thực tiễn.
- Bởi vì nâng cao hiệu quả công việc sẽ tăng lợi nhuận. Những lợi ích khi đo lường sự thỏa mãn của khách hàng:
- Tạo cảm giác lập thành tích và hoàn thành công việc, do đó sẽ phục vụ tốt hơn.
- Đưa ra tiêu chuẩn thực hiện cơ bản và tiêu chuẩn hoàn hảo để mọi người phải phấn đấu.
- Phản hồi ngay cho người thực hiện.
- Chỉ ra việc cần làm để nâng cao chất lượng và sự thoả mãn của khách hàng cũng như cách thức phải thực hiện.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi 1.1. Nêu quy trình bán sản phẩm 1.2. Quy trình thực hiện bán sản phẩm 2. Bài tập và thực hành 2.1: Xác định mục đích mua hàng của khách hàng
2.2: Thực hiện kỹ năng bán sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả . 2.3: Thực hiện chăm sóc khách hàng .
C. Ghi nhớ:
- Nhận biết đặc điểm tâm lý khách hàng khi đến mua sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả.
- Sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả là sản phẩm sinh học có giá trị dinh dưỡng cao không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi người.
Bài 4: Tính hiệu quả kinh tế
Tính hiệu quả kinh tế là công việc quan trọng giúp người chăn nuôi biết được lợi nhuận trong việc đầu tư chăn nuôi của mình từ đó quyết định đầu tư, hay không đầu tư, mở rộng hay thu hẹp quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi. Vì vậy việc giới thiệu bài học tính hiệu quả kinh tế trong mô đun tiêu thụ sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả là cần thiết để hình thành kiến thức, kỹ năng
và thái độ nghề nghiệp cho người học.
Mục tiêu:
- Xác định được các khoản thu, chi phí cho sản phẩm chăn nuôi; - Định khoản các khoản mục trong quá trình sản xuất;
- Tính toán được chi phí và phân tích được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh;
A. Nội dung
1.Tính chi phí trong chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 1.1. Xác định các khoản chi phí trong chăn nuôi
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi có liên quan tới việc tạo ra sản phẩm, quản lý sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm.
Các khoản chi phí thường phát sinh rất đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau. Để hạch toán chính xác và thực hiện được các nguyên tắc hạch toán đối với sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất phải tiến hành phân loại các khoản chi phí cho phù hợp.
Xét theo mối quan hệ với các yếu tố cấu thành doanh thu thì thông thường các khoản chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất phát sinh theo hai hình thức, đó là: các khoản chi phí biến đổi và các khoản chi phí cố định.
Để tính được hiệu quả trong chăn nuôi, công việc đầu tiên của người chăn nuôi phải tính được các khoản chi cho các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. Chi phí đầu vào gồm hai dạng sau:
- Chi phí trực tiếp:
Trong chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả thì chi phí trực tiếp là chi phí bị thay đổi trực tiếp theo quy mô sản xuất chăn nuôi bao gồm:
- Nguyên,vật liệu: giống, thức ăn, thuốc thú y
- Công lao động: Công lao động trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng - Tài sản: dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi
- Chi khác: dụng cụ vệ sinh, và các khoản chi phát sinh trong quá trình chăn nuôi
Lưu ý: Chi phí trực tiếp thay đổi theo sản lượng các loại chăn nuôi được sản xuất ra.
- Chi phí gián tiếp:
Chi phí gián tiếp bao gồm: - Chi phí quản lý,
- Chi phí thuê mặt bằng, thuê đất
- Chi phí khấu hao chuồng trại, máy móc phục vụ chăn nuôi
Để có thể tính toán đúng và chính xác các khoản chi phí này, cơ sở chăn nuôi cần quan tâm đến đặc điểm cơ bản của các khoản chi phí đó.
+ Đối với chi phí quản lý: nó được tính với một tỷ lệ nhất định + Chi phí thuê mặt bằng, thuế đất được tính phân bổ cho từng năm.
+ Chi phí khấu hao chuồng trại, máy móc phục vụ chăn nuôi: Đây là các khoản chi phí được cơ sở chăn nuôi đầu tư một lần nhưng thời gian sử dụng thường dài, qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do đó để có thể tính toán chính xác chi phí này vào giá thành sản phẩm cần phân bổ chi phí theo thời gian và mức độ sử dụng.
1.2. Tính tổng chi phí trong chăn nuôi:
Tổng chi là tổng số chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp mà người chăn nuôi đầu tư để sản xuất chăn nuôi. Tổng chi phí được tính theo công thức:
Tổng chi phí = Tổng chi phí trực tiếp + Tổng chi phí gián tiếp
Ví dụ 3:
Năm 2013, trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Đức Quỳnh ở Phù Ninh – Phú Thọ có quy mô nuôi 100 con lợn thịt lợn rừng lai. Để thực hiện quá trình chăn nuôi, ông đã phải thuê đất 200.000.000 đ (trong 10 năm); xây dựng chuồng trại và khu nuôi thả hết 300.000.000 đ (dự kiến sử dụng trong 10 năm); giá lợn giống là 1.200.000 đ/con; chi phí thức ăn là 200.000.000 đ, thuốc thú y: 5.000.000 đ, mua dụng cụ mau hỏng là 20.000.000 đ...Tính tổng chi phí cho một đợt chăn lợn rừng lai trên?
- Các khoản chi phí trực tiếp:
+ Chi mua giống: 1.200.000 đ/con x 100 con = 120.000.000 đ + Chi phí thức ăn: 200.000.000 đ
+ Chi công lao động: 150.000.000 đ + Chi mua dụng cụ: 20.000.000 đ + Chi mua thuốc thú y: 5.000.000 đ Chi phí gián tiếp:
+ Chi thuê đất: 200.000.000 đ: 10 năm = 20.000.000 đ/năm
+ Chi khấu hao chuồng trại: 300.000.000 : 10 = 30.000.000 đ/năm + Khấu hao máy móc....
2. Tính nguồn thu nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả
2.1.Xác định các nguồn thu trong chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả
+ Nguồn thu từ các sản phẩm chính gồm: - Bán thịt
- Bán lợn giống + Nguồn thu phụ
Nguồn thu do bán sản phẩm phụ như: phân lợn, chất độn chuồng để làm phân bón cho trồng trọt.
2.2. Tính tổng thu
Tổng thu là giá trị tính bằng tiền sau khi bán các sản phẩm thu được trong quá trình chăn nuôi và được tính bằng công thức sau:
Tổng thu = Lượng các sản phẩm thu được x giá bán
Ví dụ: tổng thu trong nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả
Tổng thu = Tiền bán giống + tiền bán thịt + tiền bán các sản phẩm phụ (phân)
Trong chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, người ta thường dự tính tổng thu để đầu tư, theo công thức sau:
Tổng thu dự tính = Sản lượng dự tính x giá bán dự tính
Việc dự tính sản lượng và giá cả của các sản phẩm chăn nuôi phải căn cứ vào rất nhiều thông tin sau:
+ Thời tiết, dịch bệnh, giá cả thị trường, + Nhu cầu của người tiêu dùng....
+ Năng suất và sản lượng của các loại sản phẩm cho năm tới dựa trên số liệu giá cả và sản lượng của năm trước nếu như các điều kiện cơ bản không thay đổi đáng kể.
+ Xác định giá cả cho các loại sản phẩm chăn nuôi nên căn cứ vào: - Các loại chi phí đầu vào.
- Mục đích, phương hướng chăn nuôi của người sản xuất để xác định cho phù hợp.
3. Tính lỗ, lãi trong nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả . 3.1. Xác định phương pháp tính 3.1. Xác định phương pháp tính
- Lỗ, lãi là phần chênh lệch giữa tổng thu và chi phí trong chăn nuôi. - Nếu kết quả này âm (-), nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ.
- Ngược lại nếu kết quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất có hiệu quả và đã bắt đầu có lời.
- Công thức tính lỗ, lãi (Lợi nhuận) trong chăn nuôi
Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi phí
+ Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điêu kiện tồn tại và phát triển của hầu hết các nhà chăn nuôi.
+ Để cung ứng các loại sản phẩm chăn nuôi cho thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh chăn nuôi phải đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Họ luôn cố gắng sao cho các chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất và bán được sản phẩm với giá cao nhất có thể.
+ Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ cho sản xuất giản đơn mà còn tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường.
+ Như vậy việc tối thiểu hóa chi phí cũng đồng nghĩa với tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng tối đa hóa doanh thu thì chưa chắc đã tối đa hóa lợi nhuận.
3.2. Thực hiện tính lỗ, lãi cho một chu kỳ nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 3.2.1. Tính tổng chi phí 3.2.1. Tính tổng chi phí
+ Chi phí về khấu hao tài sản cố định:
- Khấu hao là một phần chi phí đầu tư ban đầu để mua sắm tài sản cố định (tài sản được dùng nhiều lần trong quá trình chăn nuôi như chuồng trại, máy móc, trang thiết bị..) được tính vào chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm.
- Công thức tính khấu hao như sau:
Chí phí – Giá trị thu hồi Khấu hao hàng năm = ---
Thời gian sử dụng Ví dụ :
Một gia đình ở Phú Thọ mua máy cắt thức ăn để cắt thức ăn xanh dùng cho nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả. Giá mua một máy này theo giá thị trường là 200.000.000 đ, thời gian sử dụng trong 10 năm thì mỗi năm giá trị khấu hao là: 200.000.000 đ : 10 năm = 20.000.000 đ
Và mức độ hao mòn là:
(20.000.000 đ/200.000.000 đ) x 100 = 10% trong một năm (giá trị đào thải không đáng kể).
Ví dụ :
Trang trại nuôi lợn rừng lai của ông Đông ở Tân Sơn – Phú Thọ mua máy cắt thức ăn xanh. Giá mua máy là 190.000.000 đ. Thời gian sử dụng trong 10 năm. Trong quá trình sử dụng có 05 lần sửa chữa lớn với số tiền là 40.000.000 đ. Sau khi sử dụng ông bán được 10.000.000 đ. Hãy tính khấu hao hàng năm?
Áp dụng công thức tính khấu hao ta có khấu hao của máy đó theo năm là:
(190.000.000 đ + 40.000.000 đ -10.000.000 đ) : 10 = 22.000.000 đ/năm Lập bảng chi phí khấu hao tài sản cố định theo mẫu sau:
Bảng 1: Chi phí tính khấu hao tài sản cố định TT Tên tài sản Số lượng
(cái) Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) Thời gian sử dụng (năm) Khấu hao năm (đ) 1 Chuồng trại 2 Máy nghiền trộn thức ăn 3 Máy cắt thức ăn 4 ... Ví dụ:
Để đầu tư xây dựng mô hình nuôi lợn nuôi thả tại địa phương, trang trại của nnh Lý Seo Dùng ở Thanh Sơn – Phú Thọ đã chi phí:
Xây dựng chuồng trại: 300.000.000 đ (sử dụng trong 20 năm)
Mua máy cắt thức ăn xanh 02 cái; giá 50.000.000 đ/cái; thời gian sử dụng trong 10 năm.
Mua máy nghiền thức ăn: 01 cái, giá 45.000.000 đ/cái, thơi gian sử dụng 15 năm.
Hãy tính chi phí khấu hao của các tài sản trên.
TT Tên tài sản Số lượng (cái) Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) Thời gian sử dụng (năm) Khấu hao năm (đ) 1 Chuồng trại 01 300.000.000 300.000.000 20 15.000.000 2 Máy nghiền trộn thức ăn 01 45.000.000 45.000.000 15 3.000.000 3 Máy cắt thức ăn 02 50.000.000 100.000.000 10 10.000.000 Cộng 28.000.000
+ Chí phí cho nguyên vật liệu:
Là chi phí mua vật tư, nguyên vật liệu để sử dụng nuôi dưỡng và chăn sóc vật nuôi được ghi bảng theo dõi sau:
Bảng 2: Chi phí cho nguyên vật liệu
TT Tên vật tư Số lượng
(kg)
Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Rau cỏ 2 Củ quả 3 Cám gạo 4 Bột ngô 5 ... 6 Khác Tổng cộng
+ Chi phí nhân công
Chi phí công lao động cho toàn bộ quá trình chăn nuôi được ghi trong bảng sau:
Bảng 3: Yêu cầu về nhân công và chi phí về nhân công cho 1 chu kỳ
Công việc Số công cần Giá tiền công Thành tiền
Chăm sóc nuôi dưỡng.
Phối trộn, chế biến thức ăn ……….
+ Chi phí bán sản phẩm
Chi phí cho việc bán sản phẩm bao gồm, vận chuyển, bốc xếp, thuê địa điểm bán hàng, quản lý bán sản phẩm, quảng cáo...Chi phí này được ghi bảng theo dõi sau:
Bảng 4: Chi phí cho tiêu thụ bán hàng 1 chu kỳ kinh doanh
Các công việc phục vụ tiêu thụ sản phẩm
Số tiền cần chi Tăng chi phí Chi chung
- Vận chuyển - Bốc xếp - Quảng cáo -Bán sản phẩm ……….
+ Chi phí tiền vay
Chi phí tiền vay phụ thuộc vào khả năng tài chính và quy mô chăn nuôi của từng hộ, có hộ phải vay vốn từ ngân hàng, có hộ không vay. Tuy nhiên chi phí này được ghi bảng theo dõi theo mẫu sau:
Bảng 5: Thanh toán tiền vay 1chu kỳ chăn nuôi
Ngày/tháng/năm Tổng tiền vay
Tiền lãi phải trả Tiền gốc phải trả Tổng số tiền phải trả - Vay ngắn hạn - Vay trung hạn - Vay dài han …..
+ Tính tổng chi phí cho một chu kỳ chăn nuôi
Tổng chi phí chăn nuôi được ghi trong bảng theo dõi theo mẫu sau: Bảng 6: Tổng chi phí cho một chu kỳ chăn nuôi
TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú
1
Chi phí cho nguyên vật liệu: bao gồm tiền mua Giống, thức ăn, thuốc thú y...
2 Chi phí về nhân công: công chăm sóc, quản lý, bảo vệ... 3 Chi phí về tiêu thụ bán hàng 4 Thanh toán tiền vay
5 Chi phí khấu hao tài sản, máy móc...
Tổng
3.2. Tính tổng thu cho một chu kỳ chăn nuôi
Tổng thu trong chăn nuôi bao gồm tiền thu từ sản phẩm chính, tiền thu từ sản phẩm phụ và được ghi bảng theo dõi theo mẫu sau:
Bảng 7. Tổng thu trong một chu kỳ chăn nuôi
TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú
1 Thu bán giống 2 Thu bán thịt
3 Thu bán sản phẩm phụ 4 Thu khác
Tổng
3.3. Tính hiệu quả kinh tế cho một chu kỳ chăn nuôi
Hiệu quả kinh tế cho một chu kỳ chăn nuôi là phần chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi, nếu chênh lệch này là số âm người chăn nuôi lỗ, nếu là số dương người chăn nuôi lãi.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi
1.1. Tính chi phí trong chăn nuôi 1.2. Tính toán lỗ lãi
2. Bài tập thực hành
2.1: Lập bảng dự toán chi phí trong nuôi lợn rừng lai 2.2: Lập bản chi phí trong chăn nuôi lợn nuôi thả. 2.3: Lập bảng thu trong nuôi lợn nuôi thả.
2.4: Lập bảng chi, thu và tính hiệu quả kinh tế trong nuôi lợn rừng lai
C. Ghi nhớ:
- Nhận biết được các chi phí, cách tính và lập bảng trong chăn nuôi nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả
- Nhận biết các khoản thu, cách tính và lập bản thu trong chăn nuôi nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả.
- Xác định các tài sản cần được tính khấu hao trong chăn nuôi nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả.
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun
1. Vị trí: Mô đun tiêu thụ sản phẩm là mô đun bổ trợ trong chương trình