Chọn hệ dung môi khai triển sắc kí thích hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cây cát sâm thu hái tại bắc giang (Trang 41)

Tiến hành sắc ký lớp mỏng các phân đoạn với 7 hệ dung môi pha động khác nhau. Thể tích mẫu phun lên bản mỏng là: 4 µl.

Phát hiện số các vết tách sắc kí bằng phần mềm Video Scan từ SKĐ các bản mỏng khai triển soi dưới bước sóng UV 254 nm thu được bảng kết quả thống kê số lượng vết tách của từng phân đoạn khi khai triển với 7 hệ dung môi pha động khác nhau (bảng 3.2) cũng như hình ảnh phân tích cụ thể của phần mềm Video Scan (phụ lục 4).

Bảng 3.2. Thống kê số lượng vết tách sắc kí của từng cắn PĐ khi khai triển với các hệ pha động khác nhau

STT Hệ I Hệ II Hệ III Hệ IV Hệ V Hệ VI Hệ VII 1 C1 (tổng) 7 vết 3 vết 2 vết 4 vết 3 vết 4 vết 2 vết 2 C2 (dung dịch) 2 vết 4 vết 7 vết 3 vết 3 vết 7 vết 5 vết 3 C3 (phần không tan) 3 vết 1 vết 2 vết 1 vết 1 vết 3 vết 1 vết 4 C4 (PĐ ethyl acetat) 8 vết 2 vết 2 vết 2 vết 2 vết 5 vết 2 vết 5 C5 (PĐ n-butanol) 4 vết 3 vết 3 vết 3 vết 3 vết 6 vết 4 vết 6 C6 (DC nước) 4 vết 3 vết 3 vết 2 vết 4 vết 5 vết 2 vết Hệ dm Cắn

7 C7 (PĐ n-hexan) 5 vết 1 vết 2 vết 3 vết 1 vết 2 vết 1 vết

8 C8 (PĐ

dichloromethan) 6 vết 2 vết 2 vết 2 vết 1 vết 3 vết 2 vết

9 C9 (PĐ n-butanol) 4 vết 2 vết 5 vết 2 vết 2 vết 2 vết 1 vết

10 C10 (DC nước) 2 vết 4 vết 5 vết 4 vết 2 vết 5 vết 3 vết

Nhận xét: về cơ bản, nhận thấy hệ pha động I cho kết quả số lượng vết tách ở các cắn nhiều nhất cũng cho hình ảnh pick sắc kí đẹp nhất: pick sắc kí của các chất trong các cắn gọn, đường nền tương đối phẳng, trong khi các hệ pha động khác cho hình ảnh pick sắc kí với đường nền không ổn định, pick sắc kí của các chất được tách không gọn. Có thể gộp các cắn 5 (C5) và cắn 6 (C6); cắn 7 (C7) và cắn 8 (C8); cắn 9 (C9) và cắn 10 (C10).

Trong các cắn khai triển SKLM với hệ 1, cắn 7 tương ứng với phân đoạn n-hexan tách phân đoạn được ít chất nhất, trong đó có một chất cho huỳnh quang sáng rõ với hệ số lưu Rf là 0,77. Hình ảnh SKĐ bản mỏng khai triển với hệ pha động I soi dưới bước sóng UV 2 254; 366 nm và giá trị Rf của vết sắc kí cho huỳnh quang rõ nhất được trình bày ở hình 3.11 và 3.12.

Hình 3.9. SKĐ các cắn khai triển SKLM với hệ I soi dưới bước sóng UV 254 nm

Hình 3.10. SKĐ các cắn khai triển SKLM với hệ I soi dưới bước sóng UV 366 nm

BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cây cát sâm thu hái tại bắc giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)