Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622- CPNCTT, TK này cũng được mở chi tiết cho từng công trình.
Chi phí nhân công trực tiếp của công ty là khoản chi trả cho người lao động. Bao gồm tiền lương trả cho công nhân viên trong biên chế, tiền công trả cho lao động thuê ngoài.
Tại Công ty Công trình Đường sắt chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp. Do vậy việc hạch toán đúng đủ chi phí nhân công có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tính toán giá thành công trình xây dựng hợp lý chính xác. Đồng thời nó còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thanh toán lương, tiền công thỏa đáng, kịp thời cho người lao động.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương đó là lương trả theo thời gian và lương trả theo sản phẩm.
+ Hình thức trả lương theo thời gian: được áp dụng cho cán bộ quản lý sản xuất và nhân công trong trường hợp thực hiện các công việc không có khối lượng giao
khoán cụ thể. Trả lương theo thời gian phải căn cứ trên cấp bậc của công nhân viên, căn cứ vào số ngày công trong tháng để tính ra số tiền phải trả.
+ Hình thức trả lương theo sản phẩm: được áp dụng cho bộ phân trực tiếp ở các xí nghiệp thành viên thi công xây lắp tiến hành những công việc có định mức hao phí nhân công làm theo công nhật hoặc làm khoán theo hợp đồng giao khoán.
Khi khối lượng công việc hoàn thành, nhân viên kế toán gửi hợp đồng làm khoán kèm theo biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành lên phòng kế toán Công ty. Cuối tháng căn cứ vào các bảng chấm công do đội gửi lên nhân viên kế toán lập bảng thanh toán tiền lương (bảng 1.5) để trả lương cho công nhân trong đội.
Ngoài các lao động trong biên chế, các xí nghiệp thi công còn sử dụng lao động thuê ngoài để thực hiện các công việc không cần các kỹ năng như san lấp mặt bằng, đào xúc đất…Việc sử dụng lao động thuê ngoài tại các địa phương, nơi công trình đang thi công giúp cho Công ty giảm bớt các chi phi về đưa đón, di chuyển nhân công…từ đó tạo điều kiện cho đội sử dụng các lao động thường xuyên được hiệu quả và tiết kiệm hơn.
Bảng thanh toán lương của từng đội cũng được gửi về phòng kế toán Công ty, kế toán tiền lương chịu trách nhiệm kiểm tra tính đúng đắn, hợp pháp của bảng thành toán lương. Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương lập bảng tổng hợp lương (bảng 1.6), bảng phân bổ tiền lương và BHXH (bảng 1.7). Căn cứ vào những chứng từ kế toán do đội thi công gửi lên phòng kế toán, kế toán công ty vào sổ chi tiết TK 622 (bảng 1.8) và sổ Cái TK 622 (bảng 1.9) cho từng công trình.
Ví dụ: Tổng tiền lương mà Tổ ông Tuấn được phòng kế hoạch duyệt là 8.246.000đ trong đó: +> Tổng số công ăn lương sản phẩm là: 171 công
+> Tổng số công ăn lương thời gian là: 12 công +> Tổng số công ăn lương 100% là: 25 công +> Tổng số tiền phụ cấp là: 62.000đ
Ông Trần Quốc Tuấn có mức lương cơ bản là 1.150.000 trong đó số công ăn lương sản phẩm là: 10, công lương thời gian là: 5, công lương 100% là: 11. Phụ cấp trách nhiệm là: 29.000
Tổng số tiền lương của ông Tuấn là: -> Lương thời gian và lương 100% là:
Lương cơ bản
x (Công thời gian + Công 100% lương) 26
-> Lương sản phẩm là:
Tổng quỹ lương của toàn tổ sau khi trừ đi tiền phụ cấp trách nhiệm, lương thời gian và lương 100% còn lại là quỹ lương sản phẩm chia cho tổng số công ăn lương sản phẩm ta được đơn giá của lương sản phẩm
Tổng quỹ lương sản phẩm của tổ Ông Tuấn là:
8.246.000 - 62.000 - 885.177 - 458.823 = 6.840.000 (đồng) Lương sản phẩm của Ông Tuấn là:
(6.840.000 : 171) x 10 = 400.000 (đồng) => Tổng số lương mà ông Tuấn nhận được là: 707.692 + 400.000 = 1.107.692 (đồng)
Có thể khái quát quy trình hạch toán CP NCTT tại Công ty như sau Sơ đồ hạch toán CPNCT tại Công ty Công trình Đường sắt - Sơ đồ 1.6