Những điều làm được, chưa làm được của ngành dệt may Việt Nam: 1 Làm được:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro pháp lý ngành dệt may VN khi xk vào EU.doc (Trang 29 - 31)

- Tạo thói quen sử dụng tư vấn của luật sư, chuyên gia pháp lý trong hoạt động thương

1. Những điều làm được, chưa làm được của ngành dệt may Việt Nam: 1 Làm được:

1.1 Làm được:

- Nhiều doanh nghiệp trong ngành may được tổ chức tốt, đáp ứng được các tiêu chuẩn xã hội, xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các nhà nhập khẩu, bán lẻ nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ.

- Ngành dệt may Việt Nam đã tận dụng được trong việc hấp dẫn các thương nhân và nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư và làm ăn khi được đánh giá là điểm đến ổn định về chính trị, an toàn về xã hội.

- Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã góp phần đưa tiếng nói của doanh nghiệp đến với các cơ quan quản lý, tham gia tích cực vào công tác xây dựng cơ chế chính sách phát triển dệt

may, kiến nghị với Chính phủ các giải pháp phù hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngành Dệt may Việt Nam phát triển và thực hiện tốt công tác tìm hiểu thị trường để phổ biến thông tin cho doanh nghiệp.

- Tại thị trường EU, các doanh nghiệp đã cải thiện chất lượng và mở rộng dịch vụ hỗ trợ cho nhà nhập khẩu cũng như tuân thủ quy chế mới về an toàn cho người tiêu dùng. Nhờ đó, giá trị xuất khẩu năm 2009 đạt xấp xỉ 1,7 tỉ USD.

- Tại thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp đã tập trung đổi mới toàn diện chiến lược phục vụ cho người tiêu dùng. Các biện pháp đã và đang được thực hiện bao gồm đầu tư mạnh hơn vào nghiên cứu thị trường, thị hiếu, tăng cường công tác thiết kế thời trang và sản phẩm mới, tổ chức dây chuyền sản xuất chuyên biệt phù hợp, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị tại các thành phố lớn kết hợp với chương trình đưa hàng về nông thôn và tăng uy tín thương hiệu. Những biện pháp này cũng thể hiện nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược lấy nội địa làm thị trường cơ bản để tồn tại và vượt qua suy thoái của nhiều doanh nghiệp.

1.2 Chưa làm được: Bên cạnh những kết quả đạt được do tận dụng được cơ hội cũng

như vượt qua được những thách thức do hội nhập mang lại ngành dệt may vẫn còn những hạn chế:

-Ngành công nghiệp dệt và phụ trợ còn yếu, dẫn đến 70% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá trị gia tăng không cao, thiếu linh hoạt và hạn chế khả năng đáp ứng nhanh. May xuất khẩu phần nhiều vẫn theo phương thức gia công, thiết kế mẫu mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB còn thấp, hiệu quả sản xuất thấp.

-Hầu hết các doanh nghiệp là vừa và nhỏ, khả năng huy đọng vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị.

-Kỹ năng quản lý sản xuất còn kém, năng lực quảng cáo tiếp thị hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu, các sản phẩm xuất khẩu phải sử dụng nhãn mác nước ngoài, chưa xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp.

-Cải cách hành chính còn chậm, năng lực cạnh tranh quốc gia về hạ tầng cơ sở còn thấp so với các đối thủ cạnh tranh, một số chi phí chung như vận chuyển, cảng khẩu… còn khá cao so với các nước.

-Thiếu công nhân cục bộ tại các thành phố lớn. Mối quan hệ lao động, tiền lương đang có chiều hướng phức tạp. Nhiều cuộc đình công tự phát đã xảy ra tại các thành phố và khu công nghiệp tập trung đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh. Thiếu lao động kỹ năng trung cao cấp về công nghệ, thương mại, quản trị.

- Môi trường chính sách còn chưa thuận lợi. Bản thân các văn bản pháp lý của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây dựng và thực thi chính sách, cũng như các cán bộ tham gia xúc tiến thương mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng.

- Bản thân các thị trường lớn cũng vận dụng khá nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, môi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn có quy mô nhỏ và vừa, không đủ tiềm lực để theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá, dẫn đến thua thiệt trong các tranh chấp thương mại. Các rào cản thương mại trên đã được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro pháp lý ngành dệt may VN khi xk vào EU.doc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w