Là đại diện của ngành dệt may trước các cơ quan Nhà nước và trên trường quốc tế,

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro pháp lý ngành dệt may VN khi xk vào EU.doc (Trang 26 - 27)

Hiệp hội có tiếng nói mạnh mẽ với các cơ quan Nhà nước trong việc kiến nghị cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy mở cửa thị trường, đấu tranh chống lại các rào cản thương mại quốc tế. Tham gia tích cực, có hiệu quả vào hoạt động của các tổ chức khu vực và quốc tế như Liên đoàn dệt may Đông nam á AFTEX, Hiệp hội các nước xuất khẩu dệt may thế giới ICTB, Liên đoàn may mặc thế giới IAF, Liên đoàn may mặc châu Á AAF...để vận động và bảo vệ quyền lợi của ngành dệt may Việt Nam trong chính sách thương mại khu vực và quốc tế.

3.3.2 Giải pháp cấp vi mô:

- Những rủi ro xảy ra trước hết là do các doanh nghiệp của Việt Nam chưa hiểu biết đẩy đủ về hệ thống luật pháp và chính sách của nước ngoài, luật pháp và thông lệ quốc tế cũng như các thoả thuận song phương giữa các quốc gia.

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều dạng rủi ro xảy ra có khi chỉ do chưa hiểu biết đầy đủ về pháp luật Việt Nam. Điều này tưởng như không thể nhưng lại xảy ra khi không ít doanh nghiệp Việt Nam thiếu quan tâm đến việc nghiên cứu và áp dụng pháp luật Việt Nam. Trong khi đó, đối tác nước ngoài lại có sự chuẩn bị chu đáo khiến chúng ta rơi vào cảnh thua thiệt.

Cũng có thể rủi ro xảy ra do không tiên liệu trước được sự thay đổi của luật pháp chính sách của nước ngoài cũng như Việt Nam. Chính sách pháp lý sẽ có những thay đổi để phù hợp với thực tiễn, nếu doanh nghiệp không cập nhật có thể vấp phải những thiệt hại lớn, thậm chí là phá sản. Điều này không chỉ xảy ra khi chính sách nước ngoài thay đổi mà có thể đến từ việc thay đổi những chính sách của Việt Nam.

Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh khi hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp phải tự nâng cao nhận thức của mình về pháp luật thương mại quốc tế, tập quán thương mại quốc tế; chủ động tìm hiểu về những quy định pháp lý liên quan đến xuất nhập khẩu tại thị trường EU để đưa ra cho mình những đối sách hợp lí. Đồng thời phải luôn luôn cập nhật thông tin về sự thay đổi của luật pháp chính sách của nước ngoài cũng như Việt Nam để có những giải pháp thích ứng kịp thời. Cụ thể: Đó là những vấn đề như các hoá chất cấm, tiêu chuẩn lao động, môi trường...

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro pháp lý ngành dệt may VN khi xk vào EU.doc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w